Uống trà atiso có mất ngủ không? Phải chú ý những gì?
Atiso được biết là giải độc, mát gan, tốt cho sức khỏe. Đối với giấc ngủ, loại thảo dược này có tác động xấu hay tốt? Cùng ECO Pharma tìm hiểu xem uống trà atiso có mất ngủ không trong bài viết sau đây.
Trà atiso là gì?
Trà atiso là loại trà được chế biến từ các bộ phận của cây atiso. Atiso (tên khoa học là Cynara scolymus) thuộc họ hướng dương, là loài thực vật có nguồn gốc từ Địa Trung Hải nhưng đã được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Cây atiso có hình dáng đặc trưng với hoa màu xanh tím và lá có gai. Phần được dùng phổ biến nhất để làm trà là nụ hoa, tuy nhiên lá và rễ cũng có thể được sử dụng. Sau khi thu hoạch, các bộ phận của cây atiso được làm sạch, phơi hoặc sấy khô làm trà hoặc vị thuốc.
Trong nhiều nền y học cổ truyền trên thế giới, atiso đã được sử dụng rộng rãi như một vị thuốc chữa bệnh. Các nghiên cứu chỉ ra thảo dược này rất giàu chất chống oxy hóa, silymarin, vitamin C và các khoáng chất như magiê, phốt pho có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với hệ tiêu hóa như giải độc gan và bảo vệ tim mạch, miễn dịch.
Trà atiso là loại trà được chế biến từ các bộ phận của cây atiso.
Uống trà atiso có mất ngủ không?
Uống trà atiso có mất ngủ không? Trà atiso có thể gây mất ngủ nếu lạm dụng vì nó chứa caffein. Chất kích thích này hoạt động như một chất đối kháng với adenosine, ngăn chặn quá trình làm dịu thần kinh và khiến chúng ta tỉnh táo hơn. Việc tiêu thụ quá nhiều caffein trước khi ngủ có thể làm tăng thời gian đi vào giấc ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ, đặc biệt ở người nhạy cảm với caffeine và người cao tuổi.
Bên cạnh đó, trà atiso còn có chứa hàm lượng sắt cao, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa sắt làm mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể. Dư thừa sắt có thể ức chế hấp thu các khoáng chất khác như mangan, kẽm và crom, gây ra các triệu chứng mệt mỏi, táo bón, khó ngủ, mất ngủ.
Trà atiso gây mất ngủ trong những trường hợp nào?
Trà atiso chứa hàm lượng nhỏ caffeine, nhưng vẫn có thể gây mất ngủ trong các trường hợp:
- Liều lượng sử dụng: Pha trà atiso quá đặc làm tăng lượng caffein nạp vào cơ thể dẫn đến mất ngủ.
- Thời điểm: Caffeine trong atiso thường bắt đầu phát huy tác dụng sau khoảng 30 – 60 phút và có thể kéo dài tác động trong vài giờ. Do đó, việc uống trà atiso quá muộn, đặc biệt là trước khi đi ngủ, có thể làm tăng thời gian đi vào giấc ngủ, giảm thời gian ngủ sâu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ nói chung.
- Mức độ nhạy cảm: Ngoài liều lượng và thời điểm uống, độ nhạy cảm của mỗi người đối với caffeine cũng khác nhau. Những người nhạy cảm với caffeine có thể dễ bị mất ngủ hơn khi uống trà atiso, ngay cả khi chỉ dùng lượng nhỏ.
- Thói quen: Thói quen uống trà atiso thay thế nước lọc hàng ngày và tiêu thụ quá nhiều cũng là một nguyên nhân gây mất ngủ.
Cách uống trà atiso có lợi cho giấc ngủ và sức khỏe
Để tận dụng tối đa lợi ích của trà atiso và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, cần uống trà atiso đúng cách.
Đối tượng sử dụng
- Trà atiso lành tính, an toàn để dùng cho mọi người.
- Phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Không dùng cho người bị sỏi mật.
- Không dùng cho người bị dị ứng với atiso hoặc với họ asteraceae (họ cúc).
- Không dùng cho người bị huyết áp cao đang dùng thuốc điều trị.
- Không dùng cho người khó tiêu, hay bị lạnh bụng.
Liều lượng sử dụng
Bạn không nên uống quá 1 lít trà atiso trong một ngày và thay thế hoàn toàn nước trắng. Sau khi uống trà atiso liên tục nửa tháng, hãy nghỉ một tuần trước khi bắt đầu uống đợt tiếp theo.
- Atiso tươi: Mỗi ngày chỉ nên dùng 10 gram – 20 gram sắc với 1 lít nước.
- Atiso khô: Mỗi ngày uống không quá 5 gram – 10 gram pha với 1 lít nước.
- Atiso dạng túi lọc: Mỗi ngày tối đa 3 – 4 túi, mỗi túi pha với 1 cốc nước sôi.
Thời điểm uống
Cơ thể hấp thu các hoạt chất của trà atiso tốt nhất trong một số thời điểm sau.
- Uống sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, trà atiso sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm áp lực cho dạ dày.
- Uống sau khi tập luyện, vận động thể thao giúp bù nước, giảm cảm giác mệt mỏi, đầy nhanh quá trình phục hồi năng lượng cho cơ thể.
- Hạn chế uống trà atiso sau 16 giờ vì các khoáng chất và protein của trà sẽ kích thích thần kinh, gây khó ngủ.
Những lợi ích của trà atiso
Không chỉ là loại thức uống thanh nhiệt, giải khát, trà atiso còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Giàu chất chống oxy hóa
Theo nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc gia (Mỹ), atiso là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên phong phú. Các hợp chất này, bao gồm polyphenol và flavonoid có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do, góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến quá trình oxy hóa.
Giải độc gan
Silymarin và cynarin được chiết xuất từ lá atiso có khả năng bảo vệ gan khỏi tổn thương, thúc đẩy tái tạo tế bào gan và tăng cường chức năng giải độc. Bằng cách kích thích mật, chiết xuất atiso giúp cơ thể loại bỏ các độc tố hiệu quả hơn, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe gan.
Theo một nghiên cứu trên 90 người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy, việc tiêu thụ 600mg chiết xuất lá atiso mỗi ngày trong vòng 2 tháng đã cải thiện chức năng gan.
Trà atiso có tác dụng cải thiện chức năng gan
Hỗ trợ tiêu hóa
Atiso là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, góp phần duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi, giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón và tiêu chảy.
Ngoài ra, atiso còn có chứa inulin, một loại chất xơ có tác dụng như prebiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Theo một nghiên cứu năm 2010, tiêu thụ 10g inulin chiết xuất từ atiso có tác dụng cải thiện hệ khuẩn ruột chỉ sau 3 tuần. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy việc sử dụng chiết xuất atiso có thể giúp giảm các triệu chứng khó tiêu như đầy bụng, buồn nôn, ợ chua.
Hỗ trợ điều trị dị ứng
Atiso chứa pyrethrum, một hợp chất có khả năng ức chế tác dụng của histamin. Histamin là một chất trung gian hóa học đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng. Do đó, việc sử dụng atiso có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng như ngứa, sưng, đỏ.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Trà atiso là một nguồn cung cấp prebiotic tự nhiên, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Việc duy trì một hệ vi sinh vật khỏe mạnh không chỉ hỗ trợ tiêu hóa tốt mà còn liên quan đến nhiều khía cạnh của sức khỏe, bao gồm hệ miễn dịch, tâm trạng và thậm chí cả cân nặng. Bên cạnh đó, trà atiso còn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể.
Giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt)
Theo nhiều đánh giá, chiết xuất lá atiso có thể tác động tích cực đến mức cholesterol trong máu.
Một nghiên cứu với hơn 700 người cho thấy việc bổ sung chiết xuất lá atiso hàng ngày trong khoảng 5 – 13 tuần giúp giảm cholesterol toàn phần và LDL (cholesterol xấu). Một nghiên cứu khác tổng hợp kết quả của 14 nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bổ sung atiso có thể làm giảm đáng kể mức triglyceride, cholesterol toàn phần và LDL cholesterol.
Ở một nghiên cứu cũ hơn, chiết xuất atiso có thể ảnh hưởng đến cholesterol theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể, atiso chứa luteolin, một chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự hình thành cholesterol. Đồng thời, chiết xuất lá atiso giúp cơ thể xử lý cholesterol hiệu quả hơn, dẫn đến giảm mức cholesterol tổng thể.
Điều hòa huyết áp
Atiso có thể hỗ trợ điều chỉnh huyết áp, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung chiết xuất lá atiso có thể giúp giảm huyết áp tâm thu và tâm trương ở những người huyết áp cao.
Chiết xuất lá atiso có tác dụng thúc đẩy sản sinh enzyme eNOS, giúp giãn nở mạch máu, từ đó hạ huyết áp. Ngoài ra, atiso là nguồn cung cấp kali dồi dào, một khoáng chất có vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp.
Giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đau bụng, chuột rút, tiêu chảy, đầy hơi, táo bón.
Chiết xuất lá atiso có thể giảm các triệu chứng IBS theo nhiều cách bao gồm chống co thắt, cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột. Một nghiên cứu cũ trên những người mắc IBS cho thấy việc tiêu thụ chiết xuất lá atiso hàng ngày trong 6 tuần giúp giảm các triệu chứng. Thậm chí, 96% người tham gia đánh giá chiết xuất có hiệu quả tương đương hoặc tốt hơn so với các phương pháp điều trị IBS khác như thuốc chống tiêu chảy và thuốc nhuận tràng.
Giảm đường huyết
Atiso là một nguồn cung cấp chất xơ tự nhiên, đặc biệt có lợi cho việc kiểm soát đường huyết. Chất xơ trong atiso giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường, ổn định đường huyết. Nhờ đó, trà atiso không chỉ hỗ trợ người bệnh tiểu đường mà còn có lợi cho những người muốn duy trì mức đường huyết ổn định.
Nghiên cứu trên động vật và người cho thấy việc bổ sung atiso có thể giúp giảm đường huyết, cải thiện chỉ số lipid máu (cholesterol và triglyceride) và thậm chí cải thiện các chỉ số sức khỏe chuyển hóa khác như vòng eo chỉ sau 4 tuần.
Ngăn ngừa ung thư
Atiso là một nguồn cung cấp flavonoid tự nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy đây là những thành phần có tiềm năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy và ung thư vú.
Một số nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất lá atiso có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Các chất chống oxy hóa như rutin, quercetin, silymarin và axit gallic có trong atiso được cho là có tác dụng chống ung thư.
Hỗ trợ giảm cân
Atiso là một loại thảo dược giàu dinh dưỡng, ít calo và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong giảm cân. Theo y học cổ truyền, vị đắng của atiso có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Ngoài ra, atiso còn kích thích gan tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa chất béo và loại bỏ độc tố.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng atiso có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ cao trong atiso tạo cảm giác no lâu, giúp kiểm soát lượng thức ăn nạp vào. Nhờ những đặc tính này, atiso trở thành một thực phẩm hữu ích trong quá trình giảm cân.
Trà atiso có tác dụng giảm cân, cải thiện số đo vòng eo.
Một số tác dụng phụ của trà atiso
Lạm dụng trà atiso không chỉ gây mất ngủ mà còn gây ra một số tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe như:
- Kích thích các cơn co thắt đường ruột, gây ra các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như ợ chua, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy.
- Gây ra tình trạng dư thừa sắt, từ đó làm mất cân bằng khoáng chất khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn và mất ngủ.
- Quá tải cho các hoạt động của gan và thận.
- Tăng tính hàn trong cơ thể.
Những lưu ý khi sử dụng trà atiso trị mất ngủ
Dùng trà atiso cho mục đích hỗ trợ ngủ ngon, bạn cần lưu ý những điều sau đây.
- Sử dụng nguyên liệu atiso chất lượng tốt, tươi, không bị hư hỏng, mốc.
- Không uống quá 1 lít trà atiso mỗi ngày và tuyệt đối không sử dụng loại trà này thay thế hoàn toàn cho nước lọc.
- Không sử dụng trà atiso khi đang đói, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn.
- Sử dụng trà atiso liên tục trong 10 – 15 ngày, sau đó nghỉ ít nhất 3 – 4 ngày trước khi dùng tiếp.
- Chỉ nên uống trà atiso nấu trong ngày, tránh để qua đêm.
- Bảo quản atiso đúng cách, tránh bị ẩm mốc hoặc mất mùi sau khi phơi khô.
- Người thuộc cơ địa tỳ vị hư hàn không nên sử dụng trà atiso.
- Khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng như ngứa da, nổi mề đay, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, sưng miệng liên quan đến trà atiso, hãy ngưng sử dụng.
- Không nên dùng trà atiso buổi tối vì có thể gây mất ngủ.
Uống trà atiso có mất ngủ không? Uống trà atiso có lợi cho giấc ngủ, nhưng nếu dùng không đúng cách, lạm dụng, dùng vào buổi tối có thể gây mất ngủ. Ngoài dùng dưới dạng trà, bạn có thể dùng atiso làm món ăn để bồi bổ cơ thể và hỗ trợ giấc ngủ.