Uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ không? Chuyên gia giải đáp

Thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng. Nhiều trường hợp đã ghi nhận uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa bị mất ngủ khi uống thuốc kháng sinh như thế nào.

Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là loại thuốc chống nhiễm trùng do vi khuẩn ở người và động vật. Thuốc hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc kìm hãm sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn. Hiện tại, thuốc kháng sinh được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau như qua đường uống, qua tiếp xúc trên da hoặc qua đường tĩnh mạch.

Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu và E.coli. Tuy vậy, không phải tất cả các loại bệnh nhiễm trùng đều cần sử dụng thuốc kháng sinh như bệnh nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai,…

Sử dụng thuốc kháng sinh khi không cần thiết và không có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ xấu cho sức khỏe, chẳng hạn như tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Đây là tình trạng vi khuẩn biến đổi để thích nghi với kháng sinh trong cơ thể. Tức là nó có khả năng chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh không còn tác dụng, người bệnh có thể đối diện với nguy cơ tử vong.

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng.

Uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ không?

Uống thuốc kháng sinh đã được ghi nhận là có gây ra tác dụng phụ mất ngủ. Cùng ECO Pharma tìm hiểu các lý do uống kháng sinh gây mất ngủ như sau:

  • Tiêu diệt vi khuẩn có lợi: Thuốc kháng sinh, loại thuốc thường được dùng để điều trị nhiễm trùng có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong ruột, gây rối loạn cân bằng tự nhiên và dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón và đầy hơi. Khó chịu bụng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ về đêm.
  • Gây thiếu hụt dinh dưỡng: Thuốc kháng sinh có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng bằng cách cản trở quá trình hấp thụ vitamin và khoáng chất. Điều này xảy ra do thuốc kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột, từ đó dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Viêm và kích ứng niêm mạc ruột: Thuốc kháng sinh có thể gây ra viêm và kích ứng niêm mạc ruột, dẫn đến các tình trạng như hội chứng ruột rò. Thuốc kháng sinh được dùng để tiêu diệt vi khuẩn có thể hữu ích khi bạn bị nhiễm trùng, nhưng cũng có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong ruột. Khi điều này xảy ra, niêm mạc ruột có thể bị viêm và kích ứng dẫn đến các vấn đề như hội chứng ruột rò.
  • Thay đổi hormone: Thuốc kháng sinh có thể can thiệp vào quá trình sản xuất hormone tự nhiên trong cơ thể, gây ra mất cân bằng dẫn đến chứng mất ngủ.
  • Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng: Thuốc kháng sinh có thể tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng kháng kháng sinh, khó điều trị và có thể cần nhập viện.
  • Các tác dụng phụ khác: Kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt và phát ban cũng có thể góp phần gây mất ngủ. Kháng sinh là các loại thuốc giúp chống lại nhiễm trùng. Chúng có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ.

Viêm và kích ứng niêm mạc ruột xảy ra có thể gây mất ngủ khi sử dụng thuốc kháng sinh.

Một số nhóm thuốc kháng sinh có thể gây mất ngủ khi sử dụng mà bạn cần chú ý:

  • Nhóm thuốc penicillins
  • Nhóm thuốc cephalosporins
  • Nhóm thuốc fluoroquinolones
  • Kháng sinh pleuromutilin bán tổng hợp
  • Nhóm thuốc tetracyclines
  • Nhóm thuốc sulfonamides
  • Nhóm thuốc aminoglycosides

Uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ phải làm sao?

Nếu uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ, bạn nên trực tiếp đến gặp bác sĩ và trao đổi về tình trạng mất ngủ khi sử dụng thuốc. Đồng thời bạn nên thay đổi thời gian dùng thuốc phù hợp sao cho không gây mất ngủ mà vẫn phát huy tối đa tác dụng.

1.   Thăm khám với bác sĩ

Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh và khó ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc khác không có tác dụng phụ tương tự. Thuốc kháng sinh rất quan trọng để chống nhiễm trùng nhưng đôi khi chúng có thể gây ra tác dụng phụ như mất ngủ. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, việc điều trị có thể khó khăn hơn.

2.   Thời điểm sử dụng thuốc (nên uống thuốc vào ban ngày)

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định uống vào lúc bụng đói hoặc trước bữa ăn từ 1 – 2 giờ. Uống thuốc lúc dạ dày rỗng giúp các hoạt chất trong thuốc được hấp thụ vào máu nhanh hơn, tăng sinh khả dụng và phát huy tối đa tác dụng.

Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng có thể sử dụng lúc bụng đói. Cụ thể, thuốc kháng sinh pefloxacin thường được sử dụng trong điều trị viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn đường hô hấp,… có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây cảm giác cồn cào, nóng ruột. Do đó nên uống trước khi ăn hoặc sau khi ăn nếu bị bệnh dạ dày.

Thêm vào đó, bạn nên uống thuốc kháng sinh cách xa giờ đi ngủ để hạn chế ảnh hưởng của thuốc đến giấc ngủ. Các liều uống nên cách nhau 12 giờ đồng hồ hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

3.   Giảm nhẹ liều lượng

Đôi khi liều lượng cao cũng là nguyên nhân của việc uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ. Trong trường hợp này, bạn cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng mất ngủ của mình khi sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ cân nhắc giảm liều lượng thuốc để cơ thể thích nghi dần và hạn chế nguy cơ bị mất ngủ. 

4.   Thay đổi qua loại thuốc khác

Nếu như tình trạng mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn, bạn có thể trao đổi với bác sĩ cũng như hỏi ý kiến nếu thay đổi sang một loại thuốc khác không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Một số mẹo giúp bạn ngủ ngon hơn

Uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ, bạn có thể tham khảo một số phương pháp trị mất ngủ dưới đây:

  • Thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc tắm nước ấm. Việc này giúp thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng và thư giãn cơ thể sau một ngày làm việc, từ đó giúp bạn dễ dàng vào giấc ngủ hơn.

  • Xây dựng thói quen đi ngủ và thức dậy cùng một khung giờ. Việc này giúp cơ thể làm quen với nhịp độ sinh học mà bạn xây dựng và mang đến tinh thần sảng khoái sau khi tỉnh dậy. Hạn chế ngủ trưa quá nhiều hoặc ngủ vào buổi chiều tối vì có thể khiến tinh thần trở nên mệt mỏi hơn.

  • Tạo môi trường ngủ yên tĩnh và mát mẻ. Giường ngủ đủ êm và sử dụng rèm cửa chắn sáng để phòng ngủ tối hơn. Có thể sử dụng thêm các nút bịt tai hoặc để đồng hồ ở xa giường ngủ để giảm thiểu tiếng ồn.

  • Tránh ăn no hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ nhằm tránh ảnh hưởng đến dạ dày. Bạn nên ăn tối ít nhất 2 – 3 tiếng trước khi đi ngủ. Lưu ý, không sử dụng các chất kích thích như caffeine hoặc rượu vì có thể gây nóng và gây mất ngủ.

  • Luyện tập thể dục cũng là cách cải thiện chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là với người bị mất ngủ triền miên, người sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên. Tập thể dục giúp cơ thể giải phóng năng lượng dư thừa và tạo cảm giác thoải mái, thư giãn để có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Thêm vào đó, những hoạt động thể chất còn giúp cơ thể tăng cường sản xuất hormone giấc ngủ melatonin, từ đó giảm các triệu chứng rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân bồn chồn,…

  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất để duy trì hoạt động của não bộ và cơ thể, từ đó có giấc ngủ ngon hơn. Các vitamin B, C và D cần thiết trong việc duy trì giấc ngủ lành mạnh, trong khi đó vitamin có tác dụng điều chỉnh thời gian ngủ và có tác động trực tiếp đến nồng độ melanin trong người. Vitamin B6 cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm các triệu chứng của hội chứng chân bồn chồn. Vitamin C hỗ trợ kiểm soát mức độ căng thẳng và bảo vệ các tế bào của cơ thể.

  • Sử dụng trà thảo dược giúp giảm căng thẳng, mang cảm giác thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ mà bạn có thể cân nhắc sử dụng trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trà thảo dược để tránh những tương tác không đáng có khi dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh.

  • Massage nhẹ nhàng cũng đạt được hiệu quả chữa mất ngủ thông qua hình thức xoa bóp hỗ trợ lưu thông máu và giảm căng thẳng các vùng cơ trên cơ thể trước khi đi ngủ. Thêm vào đó, massage còn kích thích dây thần kinh phó cảm của cơ thể để toàn bộ cơ thể được thư giãn.

  • Ngâm chân với nước ấm cùng với các thảo dược cũng là biện pháp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ bằng cách làm tăng khí và lưu máu trong toàn bộ cơ thể, làm thư giãn cơ bắp và tâm trí.

  • Bổ sung thêm các tinh chất thiên nhiên có tác dụng cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng. Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện rằng những tinh chất từ việt quất (Blueberry) và bạch quả (Ginkgo Biloba) có tác dụng bảo vệ cơ thể trước những tác động xấu của gốc tự do và ngăn chặn quá trình hình thành các mảng xơ vữa làm giảm lưu lượng máu lên não, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, từ đó mang giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Môi trường ngủ tối, không gian yên tĩnh giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và không bị gián đoạn giấc ngủ.

Uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ vẫn xảy ra với một số người trong quá trình điều trị các bệnh nhiễm trùng. Khi gặp tình trạng này, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có những phương án điều trị khác hoặc giảm liều lượng để không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Luyện tập thể thao và bổ sung thêm các tinh chất thiên nhiên hỗ trợ cải thiện giấc ngủ mà không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.