Uống sâm có mất ngủ không? Nếu bị phải làm gì?
Nhân sâm là một loại thảo dược quý được tiêu thụ khắp thế giới vì tốt cho sức khỏe. Nhưng liệu uống sâm có mất ngủ không? Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về loại thảo dược quý này và tác động của nó tới giấc ngủ.
Tìm hiểu về nhân sâm
Nhân sâm là một loại thảo dược quý đã được sử dụng hàng ngàn năm ở châu Á, đặc biệt Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản để bồi bổ sức khỏe. Tên là nhân sâm vì thảo dược này có hình dáng giống con người. Nhân sâm tượng trưng cho ba yếu tố cốt lõi của con người (thân thể, tinh thần và linh hồn), vì vậy nó được coi là “vua của các loại thảo mộc”. Nhân sâm chủ yếu được sử dụng như một loại thuốc bổ để phục hồi cơ thể suy nhược, ít khi được sử dụng như một loại thuốc điều trị. Hoạt chất chính của nhân sâm là ginsenosides, có tác dụng tốt đối với hệ thần kinh, miễn dịch và nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Có hai loại nhân sâm được biết đến phổ biến nhất là nhân sâm Hàn Quốc (nhân sâm châu Á) và nhân sâm Mỹ. Chúng được dùng dưới dạng tươi, sấy khô (nhân sâm trắng), hấp nhiệt (hồng sâm), bột, nước, cao. Chúng cũng được sử dụng phổ biến làm nguyên liệu thực phẩm chức năng. Theo nghiên cứu, hồng sâm (nhân sâm đỏ) có dược tính mạnh hơn so với nhân sâm trắng.
Uống sâm có mất ngủ không?
Uống sâm có bị mất ngủ không? Nhân sâm có tác dụng an thần, thường không gây mất ngủ. Nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất hồng sâm có lợi cho những người bị rối loạn giấc ngủ vì nó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Nhân sâm gây mất ngủ khi dùng ở liều lượng lớn. Nghiên cứu chỉ ra rằng ngoài mất ngủ, quá liều nhân sâm còn có thể gây tăng huyết áp, phát ban da, căng thẳng, tiêu chảy vào buổi sáng – được gọi là hội chứng lạm dụng nhân sâm (GAS).
Nhân sâm là loại thảo dược quý hiếm được dùng để duy trì sức khỏe, bồi bổ cơ thể.
Cách sử dụng nhân sâm đúng cách không bị mất ngủ
Liều lượng sử dụng
- Nhân sâm tươi: 2gr – 3gr/ngày, chia làm nhiều lần uống.
- Nhân sâm khô: 1gr – 2gr/ngày.
Thời điểm sử dụng
Có nên uống sâm trước khi đi ngủ? Buổi sáng là thời điểm tốt để uống nhân sâm, nếu không bạn có thể uống vào buổi trưa và chiều trước 5 giờ. Những người dễ bị hạ đường huyết nên dùng nhân sâm cùng với bữa ăn.
Những cách dùng nhân sâm phổ biến
Uống sâm có gây mất ngủ không? Uống trà sâm đúng liều lượng sẽ không gây mất ngủ. Dưới đây là một số cách dùng nhân sâm phổ biến để bồi bổ sức khỏe mà không gây mất ngủ:
1. Trà nhân sâm
Trà nhân sâm dùng đơn giản như sau:
- Thái nhân sâm thành những lát mỏng.
- Lấy khoảng 1gr – 2gr pha với nước sôi.
- Hãm bình trà nhân sâm vài lần cho đến khi thấy mùi vị nhạt đi, sau đó có thể ăn cả bã. Trà nhân sâm dùng uống hàng ngày giúp bồi bổ sức khỏe, thúc đẩy sự tập trung và tăng cường sức đề kháng.
Sử dụng trà nhân sâm giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường đề kháng và sự tập trung.
2. Ngậm sâm
Bạn dùng 1 lát nhân sâm tươi hoặc khô để ngậm đến khi sâm mềm. Lúc này bạn nhai và nuốt cả bã.
3. Sắc nước
- Cách 1: Lấy 5gr – 10gr nhân sâm đã thái lát mỏng để sắc 20 phút. Sau đó cho thêm 20gr đường và khuấy đều, chia thành nhiều lần uống trong ngày. Bạn có thể ăn cả bã nhân sâm.
- Cách 2: Dùng khoảng 30gr – 60gr nhân sâm sắc lấy nước, dùng uống hết trong 1 lần. Bài thuốc này phù hợp với người có cơ thể suy nhược, mất máu do phẫu thuật.
4. Chế biến món ăn
Bạn có thể dùng sâm như một nguyên liệu để chế biến các món ăn tốt cho sức khỏe. Dưới đây là cách thực hiện một vài món ăn ngon bổ từ nhân sâm:
Sâm hấp trứng gà:
- Chuẩn bị 1 quả trứng gà và 1gr – 2gr bột nhân sâm
- Khoét 1 lỗ nhỏ ở đỉnh quả trứng.
- Cho bột nhân sâm vào và trộn đều.
- Đem hấp chín và thưởng thức, mỗi ngày ăn một lần. Món ăn này phù hợp với người mắc các bệnh mạn tính.
Cháo nhân sâm:
- Chuẩn bị 3gr nhân sâm. Thái lát và sắc với nước.
- Dùng nước nhân sâm đổ vào nồi gạo nấu cháo. Món ăn này phù hợp với người mắc bệnh mãn tính về đường tiêu hóa, người già có thể trạng đau yếu.
Sâm hầm thịt gà:
- Dùng một con gà mái chân đen đã làm sạch.
- Cho 5gr – 10gr sâm thái lát vào bụng gà.
- Hầm chín và thưởng thức, mỗi tuần ăn 1 – 2 lần. Món ăn này phù hợp để bồi bổ cơ thể phụ nữ sau sinh.
5. Ngâm rượu
Ngâm nhân sâm với rượu để bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe. Bài thuốc cổ truyền này được dùng phổ biến cho nam giới.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nhân sâm và rượu nếp.
- Rửa sạch nhân sâm, xếp vào bình rồi đổ rượu nếp ngập miệng bình.
- Ngâm ít nhất 3 tháng và lưu ý bảo quản kỹ, tránh tiếp xúc với ánh nắng. Sau 3 tháng có thể lấy ra dùng với liều lượng 1 – 2 ly mỗi ngày.
Nhân sâm ngâm với rượu có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nam giới.
6. Nhân sâm tán bột
Nhân sâm phơi hoặc sấy khô, sau đó nghiền thành bột mịn, dùng khoảng 1gr – 2gr pha với nước sôi để nguội hoặc hãm nước sôi. Cách dùng như uống trà.
7. Sử dụng dưới dạng viên nang, cao
Ngoài dùng nhân sâm tươi, bạn có thể lựa chọn nhân sâm ở dạng cao hoặc viên nang. Chiết xuất nhân sâm ở các dạng này thường có hoạt tính cao hơn so với nhân sâm tươi. Để sử dụng đúng cách, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc. Tránh dùng quá liều.
Những lợi ích khác của nhân sâm với sức khỏe
Nhân sâm từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực. Các nhà nghiên cứu cho rằng ginsenosides (thành phần hóa học có trong nhân sâm) là yếu tố chính tạo nên tác dụng của loại thảo dược này.
Cùng ECO Pharma tìm hiểu những lợi ích khác của nhân sâm đối với sức khỏe:
- Tăng cường năng lượng: Nhân sâm có thể giúp kích thích hoạt động thể chất và tinh thần ở những người có cơ địa mệt mỏi và suy nhược, kể cả ở bệnh nhân ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhân sâm có tác dụng tốt trong việc làm giảm mệt mỏi. Theo một nghiên cứu năm 2014 trên bệnh nhân ung thư, mệt mỏi do sự “bào mòn” của ung thư đã được cải thiện sau khi dùng nhân sâm.
- Cải thiện chức năng nhận thức: Nhân sâm có thể giúp cải thiện quá trình tư duy và nhận thức. Các nghiên cứu trên động vật và con người cho thấy, nhân sâm có khả năng giảm stress oxy hóa và cải thiện chức năng nhận thức, kể cả đối với bệnh nhân Alzheimer.
- Tác dụng chống viêm: Theo một nghiên cứu năm 2020, ginsenosides trong nhân sâm có khả năng tác động lên hệ miễn dịch và giảm viêm.
- Điều trị rối loạn cương dương: Một phân tích hệ thống cho thấy nhân sâm đỏ có tác dụng đối với rối loạn cương dương. Một nghiên cứu năm 2012 trên 119 nam giới bị rối loạn cương dương từ nhẹ đến trung bình cho thấy chiết xuất quả nhân sâm cải thiện chức năng tình dục tổng thể sau 8 tuần điều trị.
- Phòng ngừa cúm: Các nghiên cứu trên chuột cho thấy nhân sâm có thể có mối liên hệ với việc phòng ngừa và điều trị cúm cũng như virus hợp bào hô hấp (RSV). Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng chiết xuất nhân sâm đỏ giúp tăng tỷ lệ sống sót của các tế bào biểu mô phổi ở người bị nhiễm virus cúm.
- Giảm đường huyết: Theo một nghiên cứu năm 2014, nhân sâm có thể làm hạ đường huyết và hỗ trợ điều trị tiểu đường. Điều này là do hoạt chất ginsenosides của nhân sâm đã tác động vào việc sản xuất insulin tại tuyến tụy, tình trạng kháng insulin đã được cải thiện qua các cơ chế khác nhau. Một nghiên cứu khác vào năm 2014 cũng cho thấy nhân sâm có khả năng giảm đường huyết sau ăn và tăng nồng độ insulin.
Lưu ý khi sử dụng nhân sâm
Uống nước sâm có mất ngủ không? Mặc dù nhân sâm có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nó không dành cho tất cả mọi người. Một số đối tượng không được khuyến khích sử dụng:
- Phụ nữ mang thai: Nhân sâm có thể không an toàn khi uống trong thai kỳ. Một số thành phần trong nhân sâm đã được phát hiện gây dị tật bẩm sinh ở động vật. Không sử dụng nhân sâm nếu bạn đang mang thai.
- Phụ nữ đang cho con bú: Chưa có đủ thông tin đáng tin cậy về độ an toàn của nhân sâm khi cho con bú. Để an toàn, nên tránh sử dụng.
- Trẻ em: Nhân sâm không an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì đã có báo cáo về trường hợp ngộ độc gây tử vong ở trẻ sơ sinh do nhân sâm. Chưa rõ độ an toàn ở trẻ lớn hơn, do đó không nên dùng nhân sâm cho trẻ em.
- Người bị các bệnh tự miễn như đa xơ cứng, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh lý khác: Nhân sâm dường như kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, có thể làm nặng thêm các bệnh tự miễn.
- Người bị rối loạn chảy máu: Nhân sâm có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
- Người bị bệnh tim: Nhân sâm có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp trong ngày đầu tiên sử dụng. Người dùng cần thận trọng khi dùng nhân sâm nếu mắc bệnh tim.
- Người bị các bệnh nhạy cảm với hormone như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung: Nhân sâm chứa ginsenosides, hoạt động như estrogen. Nếu bạn có tình trạng bệnh có thể trở nên nặng hơn do tác động của estrogen, không nên dùng nhân sâm.
- Người hay bị khó ngủ: Liều cao nhân sâm có liên quan đến tình trạng mất ngủ. Nếu bạn bị bệnh mất ngủ, nên thận trọng khi sử dụng nhân sâm.
- Người có hệ miễn dịch bị suy giảm: Nhân sâm có thể làm tăng hoạt động của hệ miễn dịch, gây cản trở tác dụng của các loại thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn như những thuốc sử dụng sau khi ghép tạng. Nếu đang điều trị bằng các liệu pháp ức chế miễn dịch, không nên dùng nhân sâm.
- Người bệnh tâm thần phân liệt: Dùng nhân sâm liều cao có thể gây mất ngủ và kích động ở những người mắc bệnh tâm thần phân liệt.
Nhân sâm cũng có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể như sau:
- Căng thẳng
- Mất ngủ
- Nhức đầu
- Chóng mặt
- Đau dạ dày
- Tiêu chảy vào buổi sáng
- Phát ban
- Phản ứng dị ứng
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
Khi uống nhân sâm bị mất ngủ nên làm gì?
Trong trường hợp uống nhân sâm bị mất ngủ, bạn nên xem lại liều lượng và cách sử dụng; Có thể cần giảm liều lượng, rút ngắn thời gian dùng nhân sâm. Bạn cũng có thể cần dùng thảo dược này vào buổi sáng, tránh dùng vào chiều muộn và buổi tối. Nếu không thật sự cần thiết, nên ngưng một thời gian rồi bắt đầu dùng trở lại với liều lượng thấp khi giấc ngủ của bạn đã ổn định.
Ngoài ra, bạn nên tạo một môi trường ngủ tốt với ánh sáng yếu, giường nệm, gối sạch sẽ và êm ái. Phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh. Hãy thử xông tinh dầu vì nó có thể giúp an thần và ngủ ngon giấc. Ngâm chân bằng nước ấm, uống trà hoa cúc cũng có lợi cho giấc ngủ. Một số bài tập co duỗi nhẹ nhàng trên giường giúp cơ thể thư giãn, một số bài tập thở điều hoà khí huyết, tâm trạng rất đáng để thử.
Điều quan trọng là không ăn quá no và ăn các thực phẩm gây đầy bụng vào buổi tối; Cần tránh caffein, rượu bia và chất kích thích khác. Đừng uống nhiều nước gần giờ đi ngủ vì gây tiểu đêm phải thức giấc giữa chừng.
Cuối cùng, thử bổ sung các tinh chất thiên nhiên tốt cho giấc ngủ, đã được chứng minh có tác dụng chống lại các tác động của gốc tự do, ngăn ngừa sự tích tụ của mảng xơ vữa, cải thiện lưu thông máu lên não và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một số tính chất như tinh chất Blueberry được chiết xuất từ quả việt quất, tinh chất Ginkgo Biloba được chiết xuất từ bạch quả vừa giúp cải thiện tình trạng mất ngủ vừa hỗ trợ tăng cường sức khỏe.
Tinh chất Ginkgo Biloba chiết xuất từ cây bạch quả hỗ trợ cải thiện giấc ngủ.
Uống sâm có mất ngủ không? Như vậy, uống nhân sâm bị mất ngủ thường do dùng quá liều. Người dùng cần chú ý liều lượng và thời gian uống để tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và những tác dụng phụ không mong muốn khác. Mặc dù là thảo dược thượng hạng nhưng nhân sâm không tốt để dùng cho một số người, đặc biệt trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người chuẩn bị phẫu thuật, người mắc bệnh tự miễn. Thận trọng dùng nhân sâm cho người đang điều trị bằng thuốc và các liệu pháp miễn dịch, người dễ bị tụt đường huyết, người mắc bệnh tâm thần phân liệt.