Uống dây thìa canh có mất ngủ không? Cách uống hiệu quả?
Dây thìa canh được sử dụng phổ biến trong nhiều nền y học cổ truyền châu Á. Y học hiện đại ngày nay sử dụng thảo dược này để hỗ trợ điều trị huyết áp cao, tim mạch, béo phì. Một số tác dụng phụ của dây thìa canh đã được ghi nhận. Cùng tìm hiểu xem uống dây thìa canh có mất ngủ không trong bài viết sau đây.
Dây thìa canh là loại cây gì?
Dây thìa canh còn được gọi là dây muôi, lõa ti rừng. Thảo dược này thuộc họ apocynaceae, có tên khoa học là gymnema sylvestre, sinh trưởng ở các khu rừng nhiệt đới Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Châu Phi, châu Úc và một số quốc gia Đông Nam Á. Loại thảo dược này đã được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền Ấn Độ cách đây hơn 2000 năm để điều trị bệnh tiểu đường, sốt rét và rắn cắn.
Tại Việt Nam, dây thìa canh được Thạc sĩ Trần Văn Ơn – Trưởng bộ môn Thực vật (Đại học Dược Hà Nội) phát hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 2006. Thảo dược này chủ yếu được tìm thấy ở các tỉnh miền Bắc – Hải Phòng, Thanh Hóa và Ninh Bình. Hiện nay, dây thìa canh được quy hoạch trồng thành vùng ở Nam Định và Thái Nguyên.
Thìa canh là loại cây leo thân gỗ, cao từ 6m – 10m, đường kính khoảng 3mm và phần thân tiết ra mủ màu trắng đục. Lá cây hình bầu dục, hình dáng giống chiếc thìa, mọc đối xứng, rộng 2.5cm – 5cm, dài 6cm – 7cm và có lông mềm cả hai mặt. Hoa dây thìa canh nhỏ, màu trắng ngà, mọc thành chùm ở nách lá. Quả hình bầu, hạt dẹp, khi chín sẽ tách làm đôi trông giống như hai chiếc thìa nên dân gian gọi là cây muôi hoặc cây dây thìa canh. Dây thường mọc leo lên hàng rào, bờ bụi và ra hoa vào tháng 7, kết quả vào cuối tháng 8.
Các bộ phận của dây thìa canh được thu hái quanh năm để chế biến thảo dược, điều trị một số bệnh. Thìa canh có thể dùng tươi, phơi hoặc sấy khô, bảo quản trong túi zip hoặc lọ thủy tinh để dùng dần. Hút chân không sẽ bảo quản được lâu hơn.
Nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng trong dây thìa canh chứa thành phần hóa học có hoạt tính sinh học cao như GS4. Hoạt chất này bao gồm tổ hợp nhiều axit gymnemic thuộc nhóm saponin triterpenoid. Ngoài ra, lá cây còn chứa một số hợp chất hữu cơ khác như flavone, α và β- chlorophylls, phytin, resins, gentiopicrin, anthraquinone, axit tartaric, axit formic, axit oleanolic và taraxerol. Những hoạt chất này có tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường, thúc đẩy quá trình tái tạo của các tế bào thương tổn, ngăn chặn sự hấp thụ đường, giảm mức triglyceride và cholesterol LDL.
Theo y học cổ truyền, dây thìa canh vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và tiểu đường. Ở Ấn Độ và Trung Quốc, lá dây thìa canh được tán thành bột để chữa trị rắn độc cắn, còn rễ cây được dùng để chữa bệnh trĩ, phong thấp, vết thương hở do dao cắt và diệt chấy rận.
Hoa của dây thìa canh màu trắng, mọc thành chùm từ nách lá.
Quả của dây thìa canh có hình dáng thuôn dài.
Quả của dây thì canh khi tách đôi có hình dáng của chiếc thìa.
Uống dây thìa canh có mất ngủ không?
Uống dây thìa canh có mất ngủ không? Uống dây thìa canh không gây mất ngủ, ngược lại còn hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ ở người bệnh tiểu đường, béo phì hoặc thừa cân. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thảo dược thìa canh chứa axit gymnemic. Hoạt chất này có khả năng kích thích sản sinh tế bào beta trong tuyến tụy, tăng insulin, hỗ trợ cân bằng đường huyết, giảm căng thẳng, lo âu, an thần và ngủ ngon hơn.
Mặc dù vậy, những người có cơ địa nhạy cảm, hoạt chất gurmarin trong dây thìa canh có thể tác động lên hệ thần kinh ung ương gây ra triệu chứng lo lắng, bồn chồn và khó ngủ vào ban đêm, ngủ không sâu giấc. Do đó, để giảm nguy cơ mất ngủ bạn nên uống với liều lượng vừa phải, không uống dây thìa canh vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Nếu bạn muốn sử dụng dây thìa canh hoặc bất kỳ loại thảo dược nào khác để cải thiện tình trạng mất ngủ, hãy hỏi ý kiến thầy thuốc, bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng. Bởi vì dây thìa canh có thể tương tác với một số loại thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ mất ngủ.
Dây thìa canh dùng tươi, khô, dạng bột hoặc chiết xuất đều giúp ngủ ngon giấc.
Tác dụng của dây thìa canh đối với sức khỏe
Các nghiên cứu chỉ ra rằng dây thìa canh chứa nhiều hợp chất sinh học có hoạt tính cao như axit gymnemic, flavonoid và tanin, đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người. Cùng ECO Pharma tìm hiểu cụ thể như sau:
Chống oxy hóa
Hoạt chất tanin và flavonoid trong dịch chiết dây thìa canh có tác dụng chống oxy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do gây hại, làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Uống dây thìa canh đúng cách làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư, gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid và thoái hóa thần kinh.
Nghiên cứu được thực hiện trên chuột béo phì uống 120mg/kg chiết xuất dây thìa canh trong 3 tuần liên tiếp cho thấy có tác động giúp tăng cường hệ thống chống oxy hóa tự nhiên và hỗ trợ giảm căng thẳng cho cơ thể vì thừa cân.
Hạ đường huyết
Axit gymnemic trong cây thìa canh có khả năng ức chế các thụ thể vị giác ngọt trên lưỡi, làm giảm cảm giác thèm ngọt và làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Nghiên cứu được thực hiện trên nhóm người nhịn ăn chỉ ra rằng những người được cung cấp chiết xuất dây thìa canh vào bữa ăn có cảm giác thèm ăn các thực phẩm ngọt ít hơn so với những người không dùng chiết xuất này.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh nhân tiểu đường khi được dùng kết hợp thảo dược dây thìa canh với các loại thuốc tiểu đường khác, có thể hỗ trợ điều hòa đường huyết và ngăn chặn bệnh tiến triển. Trong tiếng Hindi, dây thìa canh còn được gọi là gurmar, có nghĩa là “kẻ phá hủy đường”.
Ngoài ra, axit gymnemic còn giúp kích thích sản sinh tế bào beta ở tuyến tụy, tăng sản sinh insulin và ổn định đường huyết tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ 200mg – 400mg axit gymnemic giúp giảm sự hấp thụ đường glucose của ruột. Trong một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, dây thìa canh hỗ trợ kiểm soát và giảm nồng độ đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2, từ đó giảm các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường.
Đối với những người bị đường huyết cao hoặc HbA1c cao, bổ sung 500mg dây thìa canh trong vòng 3 tháng có thể giúp giảm đường huyết lúc đói, sau bữa ăn và các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc hạ đường huyết, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Uống dây thìa canh có tác dụng làm hạ đường huyết, hỗ trợ giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Hạ lipid máu
Dây thìa canh có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu và triglyceride trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Cơ chế tác động này liên quan đến khả năng ức chế quá trình tổng hợp cholesterol và tăng cường quá trình chuyển hóa lipid. Nghiên cứu thực hiện trên chuột có chế độ ăn giàu chất béo cho thấy chiết xuất dây thìa canh hỗ trợ duy trì cân nặng và ngăn chặn sự tích tụ mỡ ở gan. Ngoài ra, những con vật được cho ăn chiết xuất dây thìa canh và chế độ ăn ít chất béo cũng có mức triglyceride thấp hơn.
Một nghiên cứu năm 2004 trên 60 người béo phì vừa phải kết luận rằng chiết xuất dây thìa canh giúp làm giảm 20.2% triglyceride và 19% cholesterol LDL “xấu”. Hơn nữa, nó còn làm tăng mức cholesterol HDL “tốt” lên đến 22%. Trong đó, mức cholesterol LDL “xấu” và triglyceride cao là hai yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu năm 2017 cũng cho thấy việc bổ sung 100mg/kg – 200mg/kg chiết xuất dây thìa canh có tác dụng hạ lipid máu đáng kể. Chính vì thế, việc uống dây thìa canh có thể được xem xét sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao.
Giải độc
Các thành phần hoạt chất có trong dây thìa canh giúp hỗ trợ phục hồi chức năng gan và thận bằng cách điều chỉnh transaminase mô và huyết thanh ở chuột mắc bệnh tiểu đường type 2. Bên cạnh đó, ở Ấn Độ, lá cây thìa canh được tán thành bột đắp lên vết thương bị rắn cắn và dùng lá sắc nước uống để trị rắn độc cắn. Còn ở Trung Quốc, người ta sử dụng cả cây thìa canh, bỏ rễ và quả để diệt chấy rận và giải độc cắn cắn.
Giảm cân
Dây thìa canh đã được chứng minh là có khả năng hỗ trợ giảm cân hiệu quả ở cả động vật và con người. Bằng cách chặn các thụ thể cảm nhận vị ngọt trên vị giác, dây thìa canh hỗ trợ làm giảm cảm giác thèm ngọt, tăng cường trao đổi chất, giúp tiêu thụ ít thức ăn ngọt hơn, từ đó giảm lượng calo nạp vào cơ thể.
Nghiên cứu kéo dài 3 tuần ở chuột được cho uống chiết xuất nước dây thìa canh đã cho thấy hiệu quả giảm cân đáng kể. Trong một nghiên cứu khác, những con chuột có chế độ ăn giàu chất béo được cho uống chiết xuất dây thìa canh cũng có biểu hiện tăng cân ít hơn. Ngoài ra, một nghiên cứu thực hiện trên 60 người béo phì vừa phải cho thấy những người tham gia sau khi dùng chiết xuất dây thìa canh đã giảm cân từ 5% – 6% và giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Uống dây thìa canh có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu, tăng cường trao đổi chất và giảm cân.
Cách sử dụng dây thìa canh hiệu quả và an toàn
Để sử dụng dây thìa canh an toàn và hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
- Dây thìa canh phơi khô
Chuẩn bị khoảng 20g – 30g dây thìa canh khô, rửa sạch để ráo nước và cho vào ấm. Rót nước sôi vào và hãm trong vòng 20 phút – 30 phút, sau đó lọc bỏ phần xác và uống khi còn ấm. Nước dây thìa canh phơi khô uống mỗi ngày có tác dụng hỗ trợ giảm đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa.
- Trà túi lọc dây thìa canh
Nếu bạn không có nhiều thời gian rảnh để sơ chế dây thìa canh thì sử dụng trà túi lọc là lựa chọn lý tưởng. Mỗi túi trà thường chứa một lượng dây thìa canh đã được định lượng sẵn. Bạn chỉ cần cho 1 túi – 2 túi vào ấm, đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 10 phút – 15 phút là có thể sử dụng. Sản phẩm này rất tiện lợi, dễ mang theo và sử dụng hàng ngày.
- Cao dây thìa canh
Cao dây thìa canh là sản phẩm cô đặc, đóng gói dưới dạng cao lỏng gần giống với dạng thuốc sắc cổ truyền hoặc dạng viên nang. Tùy thuộc vào từng sản phẩm cụ thể mà cách sử dụng cao dây thìa canh sẽ khác nhau. Do đó, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm để đảm bảo sử dụng đúng cách và đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc chữa bệnh từ dây thìa canh
Sau đây là các bài thuốc chữa bệnh từ dây thìa canh theo y học cổ truyền:
Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường
Chuẩn bị 20g dây thìa canh khô và 50g cây xạ đen. Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch và để ráo nước. Cho nguyên liệu vào ấm và sắc cùng 2 lít nước. Khi nước sôi, tiếp tục đun trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút nữa thì tắt bếp, chắt lấy nước bỏ bã. Uống thuốc sau bữa ăn 10 phút.
Bài thuốc thanh lọc cơ thể
Dùng 10g dây thìa canh và 10g rễ cây cỏ tranh. Rửa sạch nguyên liệu và đun sôi cùng với 1 lít – 1.5 lít nước trong vòng 20 phút. Uống thay nước lọc trong ngày để thanh lọc cơ thể.
Bài thuốc hỗ trợ giảm mỡ máu và giảm cân
Chuẩn bị khoảng 15g dây thìa canh khô, 10g chè vằng và 10g lá sen. Sau đó, đem tất cả nguyên liệu rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 20 phút. Có thể uống thay nước lọc hằng ngày.
Bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa
Dùng 10g dây thìa canh và 10g cam thảo. Rửa sạch và cho nguyên liệu vào ấm sắc cùng 1 lít nước cho đến khi còn 500ml. Chia hỗn hợp thành hai lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn.
Bài thuốc dây thìa canh kết hợp cùng cây xạ đen hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường.
Những lưu ý khi uống dây thìa canh
Khi uống dây thìa canh, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Không dùng dây thìa canh cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Người có tỳ vị hư hàn, tiêu chảy cần phải thận trọng khi dùng dây thìa canh.
- Nếu bạn đang mắc bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi uống.
- Nếu xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, đau bụng và hoa mắt khi uống dây thìa canh cần phải ngừng sử dụng và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
- Lựa chọn mua dây thìa canh ở địa chỉ chế biến dược liệu uy tín, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Dụng cụ sắc thuốc nên dùng chất liệu đất nung, sứ, gốm, không sử dụng kim loại vì có thể làm biến đổi hoạt chất của thảo dược.
- Sử dụng đúng cách và đúng liều theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Không tự ý kết hợp với các vị thuốc khác hoặc thuốc tây vì có nguy cơ gây tương tác thuốc.
- Cẩn thận dùng phải sản phẩm bị nhiễm nấm mốc. Nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
- Duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và tập thể dục hằng ngày.
- Khi uống thuốc dây thìa canh bạn cần phải kiêng ăn đồ cay nóng, thức ăn sống, nhiều đường hoặc sử dụng chất kích thích.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được uống dây thìa canh.
Một số biện pháp cải thiện mất ngủ tự nhiên khác
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng mất ngủ bạn nên hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như caffeine, nicotine và rượu vào buổi tối; Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu tryptophan như sữa, chuối, trứng, cá hồi, quả óc chó và sản phẩm làm từ đậu nành. Một bữa ăn nhẹ lành mạnh trước khi ngủ khoảng 1 giờ – 2 giờ có thể giúp bạn no bụng và dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, tránh ăn quá no hoặc các loại thực phẩm khó tiêu.
Hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhưng bạn cần phải tránh tập luyện quá gần giờ đi ngủ. Một số kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu hoặc tắm nước ấm trước khi ngủ có thể giúp giảm căng thẳng và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Phòng ngủ nên tối, yên tĩnh, thoáng mát và điều chỉnh nhiệt độ lý tưởng dao động từ 25 độ C – 27 độ C. Sử dụng đệm, gối và chăn êm ái để đem lại giấc ngủ ngon hơn. Bạn hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một khung giờ mỗi ngày. Đồng thời, chỉ đi ngủ khi bạn cảm thấy thực sự buồn ngủ và hạn chế tiếp xúc với màn hình điện tử vì ánh sáng xanh có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
Một số loại tinh dầu như oải hương, hoa nhài, cam ngọt, bạc hà, chanh sả, hoa nhài có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ. Bạn có thể sử dụng đèn khuếch tán tinh dầu hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu lên gối. Châm cứu và bấm huyệt cũng giúp điều hòa khí huyết, giảm đau, thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra ngâm chân trong nước ấm với muối biển hoặc các loại thảo dược như gừng, lá bạc hà cũng là giải pháp tốt để thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Uống dây thìa canh có mất ngủ không? Uống dây thìa canh không gây mất ngủ nếu đúng cách. Bạn nên dùng với liều lượng vừa phải, trước 3 giờ chiều. Nếu gặp phải triệu chứng mất ngủ, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc về việc thay đổi liều dùng.