Tổng hợp 10 dấu hiệu bệnh tim mạch giúp phát hiện sớm

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có đến hơn 200.000 người tử vong do bệnh tim mạch, chiếm tới 33% trong tổng số ca tử vong. Bởi vậy, để kéo dài tuổi thọ, việc nắm rõ các dấu hiệu bệnh tim mạch để phát hiện sớm, trị sớm là vô cùng quan trọng.

10 dấu hiệu bệnh tim mạch thường gặp nhất

Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến của bệnh tim mạch mà bạn có thể cần chú ý:

Đau ngực trái

Đau ngực trái là một biểu hiện điển hình mà hầu hết người bệnh tim mạch (thiếu máu cơ tim, hẹp/ hở van tim, suy tim…) đều có. Mức độ có thể là nóng vùng ngực trái, nặng ngực, đau râm ran, đau nhói hoặc đau thắt từng cơn như trái tim bị bóp nghẹt. Cơn đau ngực trái thường lan rộng lên cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái.

Khó thở, hụt hơi

Ở người bệnh tim mạch, khả năng tuần hoàn máu kém, máu bị ứ tại phổi hoặc các mạch máu tại phổi bị tắc nghẽn bởi cục máu đông thì sẽ làm giảm khả năng hô hấp, trao đổi không khí tại phổi, dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxi, gây biểu hiện hụt hơi, khó thở.

Mức độ khó thở giai đoạn đầu thường chỉ xuất hiện khi vận động, làm việc nặng. Tuy nhiên nếu không được điều trị tích cực, người bệnh có thể thấy dấu hiệu bệnh tim mạch này ngay cả khi nghỉ ngơi, nằm ngủ.

Mệt mỏi, uể oải

Khi tim mạch có rối loạn, lượng máu cấp đến tất các cơ quan trong cơ thể đều bị giảm sút, dẫn đến thiếu năng lượng hoạt động và trao đổi chất. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải dù không làm việc gì nặng.

Đau ngực trái, khó thở, mệt mỏi là 3 dấu hiệu bệnh tim mạch phổ biến

Ho kéo dài, không có đờm

Ho có đờm thường là triệu chứng của các bệnh lý hô hấp, thế nhưng nếu ho khan kéo dài, thi thoảng có thể ho ra chút dịch nhầy, máu thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tim mạch, điển hình là suy tim.

Rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực  

Nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn so với mức thường, gây cảm giác đánh trống ngực dồn dập hay cảm giác hụt hẫng trong ngực chính là dấu hiệu cảnh báo rối loạn tín hiệu điện tim. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trái tim suy yếu dần và cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.

Buồn nôn, ói mửa

Biểu hiện này thường gặp ở những người mắc bệnh lý tiêu hóa, tuy nhiên cũng là một dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm. Do vậy, bạn cần đặc biệt chú ý nếu thấy buồn nôn, ói mửa đi kèm với một số biểu hiện khác như đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi…

Chóng mặt, choáng váng

Cảm giác chóng mặt, choáng váng, hoa mắt, kém tập trung, ngất xỉu cũng có thể là dấu hiệu bệnh tim mạch, xảy ra khi tim hoạt động kém hiệu quả làm giảm lưu lượng máu lên não.

Sưng phù chân

Khi tim bơm máu kém hiệu quả khiến tuần hoàn máu kém thì các khu vực xa tim như chân, tay sẽ bị ứ máu tĩnh mạch, dịch di chuyển vào mô nhiều hơn gây phù, dễ thấy nhất là phù mắt cá chân.

Da xanh tím, lạnh

Màu sắc và độ ấm của da cũng được quyết định một phần bởi dòng máu. Khi máu lưu thông tuần hoàn tốt, da sẽ đủ máu giàu oxy nên sẽ hồng hào, ấm áp. Tuy nhiên khi mắc bệnh tim mạch, tuần hoàn máu kém khiến da thiếu máu giàu oxi và bị ứ đọng máu nghèo oxi sậm màu, chính điều này khiến da có màu xanh tím, sờ thấy lạnh.

Tăng cân đột ngột

Ở người bệnh tim mạch, đặc biệt là suy tim cũng thường xuất hiện tình trạng tăng cân đột ngột (có thể tăng vài lạng đến vài cân/ ngày) trong khi không hề tiêu thụ nhiều thực phẩm. Nguyên nhân là do khả năng tống đẩy, hút máu về tim bị giảm sút, tuần hoàn máu kém gây giữ nước nhiều hơn trong cơ thể.

Tăng cân quá đột ngột có thể là dấu hiệu bệnh tim mạch

Dấu hiệu bệnh tim mạch hầu hết đều không rõ ràng trong giai đoạn đầu nên nhiều người phát hiện muộn và điều trị kém hiệu quả. Bởi vậy, bạn cần chú ý đến cơ thể và ngay khi thấy dù chỉ 1 trong 10 dấu hiệu trên, hãy đi khám và gọi ngay qua điện thoại/zalo số 0987.45.49.48 để được chuyên gia tư vấn giải pháp trị tối ưu.

Giải pháp thảo dược nâng cao sức khỏe tim mạch tự nhiên

Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, chữa bệnh giai đoạn nhẹ bao giờ cũng tốt hơn giai đoạn nặng. Chính vì vậy, bên cạnh các phương pháp điều trị tại viện như dùng thuốc hay phẫu thuật, các chuyên gia khuyên người đã mắc bệnh tim mạch hoặc những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch như người cao tuổi, mỡ máu cao, tiểu đường… nên kết hợp sử dụng các sản phẩm bổ trợ từ thảo dược, tiêu biểu là Bồ hoàng, Hoàng bá, Đỏ ngọn, Đan sâm.

Đây là những thảo dược đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại chứng minh có khả năng:

  • Giãn mạch, ổn định huyết áp
  • Tăng cường lưu thông máu nuôi tim và tuần hoàn máu toàn thân
  • Giảm mỡ máu xấu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hẹp/ hở van tim, suy tim tiến triển
  • Bảo vệ thành mạch, ngăn tổn thương mạch máu
  • Chống cục máu đông, ngăn chặn nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Bởi vậy, sử dụng sản phẩm kết hợp các thảo dược trên như điển hình như viên uống Vương Tâm Thống sẽ giúp người bệnh giảm nhanh tình trạng đau tim, đau ngực trái, khó thở, mệt mỏi, loạn nhịp tim, phù…, đồng thời ngăn bệnh tiến triển, kéo dài tuổi thọ.

Vương Tâm Thống – giải pháp loại bỏ các dấu hiệu bệnh tim mạch

Vương Tâm Thống là sản phẩm bổ tim mạch uy tín hơn 10 năm trên thị trường và cũng là sản phẩm tiên phong được báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường lựa chọn để khảo sát hiệu quả thực tế với kết quả: Trên 97.06% người bệnh đều đánh giá hài lòng vì cải thiện rõ rệt tình trạng đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh,… và ghi nhận chỉ số huyết áp, mỡ máu về mức bình thường chỉ sau 1 – 3 tháng sử dụng.

Thông tin về chương trình khảo sát hiệu quả của Vương Tâm Thống cùng những chia sẻ trực tiếp từ chuyên gia và người bệnh tim mạch, bạn có thể xem ngay trong video dưới đây:

Vương Tâm Thống – giải pháp giúp người bệnh tim mạch sống khỏe mạnh

8 lời khuyên giúp bạn không trở thành nạn nhân của bệnh tim mạch

Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch không ngừng gia tăng, tuy nhiên vẫn có những trường hợp 70, 80 tuổi rồi nhưng trái tim vẫn khỏe mạnh, đó là nhờ áp dụng những lời khuyên sau:

  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể (cân nặng) trong mức bình thường, tích cực giảm cân (nếu thừa cân).
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Không ăn nhiều thực phẩm chiên rán, mỡ động vật.
  • Không ăn mặn (giảm muối trong khẩu phần ăn dưới 6 gam/ ngày)
  • Đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày.
  • Hạn chế uống rượu bia.
  • Tránh căng thẳng, lo âu, nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ bằng cách cân bằng công việc và thư giãn, giải trí.
  • Khám, kiểm tra định kỳ để có thể kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch như mỡ máu cao, đường huyết cao, huyết áp cao…

Dấu hiệu bệnh tim mạch và mức độ biểu hiện của mỗi người có thể khác nhau, tuy nhiên để càng lâu cũng sẽ đều dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng. Do vậy, bạn hãy chủ động hơn khi thấy mình có những dấu hiệu này, từ đó có giải pháp cải thiện sớm và gìn giữ được cuộc sống khỏe mạnh.

Dược sĩ Trần Huyền

Nguồn tham khảo:

https://www.bhf.org.uk/informationsupport/heart-matters-magazine/medical/11-signs-you-might-have-heart-disease