Thực trạng KAP về phục hồi chức năng sau đột quỵ não tại thành phố Thái Nguyên

Thực trạng KAP về phục hồi chức năng sau đột quỵ não tại thành phố Thái Nguyên

BS. Nguyễn Hoa Ngần*, PGS.TS. Trần Văn Tuấn**, TS. Trương Mạnh Hà***
Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên*
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên**
Bệnh viện A Thái Nguyên***

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy người bệnh sau đột quỵ não có tỷ lệ tàn tật rất cao, nguyên nhân của điều này một phần là do kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân và người chăm sóc còn chưa tốt.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng KAP về phục hồi chức năng tại cộng đồng của người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não tại thành phố Thái Nguyên năm 2016.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 196 người chăm sóc bệnh nhân.
Kết quả: Kiến thức: 44,4% trả lời sau đột quỵ não cần tập vận động; Thái độ: 98,5% cho rằng phục hồi chức năng sau đột quỵ não là cần thiết và tập luyện tại nhà; Thực hành: Hầu hết đối tượng nghiên cứu thực hành các động tác tập luyện cho người bệnh sau đột quỵ não chưa đúng hoặc không làm được.
Kết luận: Kiến thức về phục hồi chức năng sau đột quỵ não còn chưa tốt. Thái độ tốt về phục hồi chức năng sau đột quỵ não. Thực hành các động tác tập luyện phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ não chưa đúng. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn và độ tuổi đến kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu về phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ não
Từ khóa: đột quỵ não, kiến thức, thái độ, thực hành, người chăm sóc, phục hồi chức năng.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não vẫn đang là một vấn đề lớn của Y học các nước cũng như ở Việt Nam. Bệnh có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề, đặc biệt là các di chứng về vận động. Chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng tại cơ sở y tế cho bệnh nhân sau đột quỵ não có ý nghĩa rất lớn trong những ngày đầu của bệnh nhưng sau khi ra viện, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục được chăm sóc và phục hồi chức năng. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu cho thấy sau đột quỵ não người bệnh xuất viện trở về cộng đồng thì tỷ lệ tàn tật rất cao, nguyên nhân của điều này một phần là do kiến thức, thái độ và thực hành trong việc phục hồi chức năng tại cộng đồng của người bệnh và người chăm sóc còn chưa được tốt [1],[2],[3]. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu: Mô tả thực trạng KAP về phục hồi chức năng tại cộng đồng của người chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ não tại thành phố Thái Nguyên năm 2016.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não tại cộng đồng.
Địa điểm điều tra: Tại các xã phường trên địa bàn TP. Thái Nguyên.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2016 đến 12/2016.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu:
p là tỷ lệ người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não có kiến thức, thái độ thực hành về phục hồi chức năng sau đột quỵ não, ước tính là 50%.
ε: độ chính xác tương đối, chọn ε= 0,15
Thay vào công thức trên tính được n=171. Trên thực tế điều tra 196 người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn có chủ đích người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não tại thành phố Thái Nguyên theo tiêu chuẩn.
Phương pháp thu thập thông tin: Bộ câu hỏi phỏng vấn về kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não
Chỉ tiêu nghiên cứu
– Tỷ lệ người chăm sóc có kiến thức về phục hồi chức năng người bệnh sau đột quỵ não
– Tỷ lệ người chăm sóc có thái độ về phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ não
– Tỷ lệ người chăm sóc thực hành các động tác tập luyện phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ não
Tiêu chuẩn đánh giá
– Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc về phục hồi chức năng sau đột quỵ não: bộ câu hỏi được xây dựng bao gồm 11 câu về kiến thức, 5 câu đánh giá thái độ và 17 mục đánh giá thực hành các động tác tập luyện phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quị não.
– Kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân được chia thành: đúng/không đúng; đồng ý/không có ý kiến/không đồng ý; làm đúng/làm không đúng/ không làm.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Đặc điểm về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu

Độ tuổi Nam Nữ Tổng số
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
<40 9 9,3 8 8,1 17 8,7
40 – 49 14 14,4 19 19,2 33 16,8
50 – 59 24 24,7 15 15,2 39 19,9
60 – 79 44 45,4 51 51,5 95 48,5
≥ 80 6 6,2 6 6,1 12 6,1
Tổng số 97 100,0 99 100,0 196 100,0

 

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ nhiều nhất là từ 60-79 tuổi (48,5%); ≥ 80 tuổi là 6,1%.

Bảng 2. Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)
Làm ruộng 34 17,4
Hưu trí 95 48,5
Buôn bán 10 5,1
Khác 57 29,1
Tổng số 196 100,0

 

Nhận xét: Nghề nghiệp chủ yếu là hưu trí 48,5%; 17,4% làm ruộng.

Bảng 3. Kiến thức về các phương pháp PHCN sau đột quỵ não của đối tượng nghiên cứu

Kiến thức về PHCN Số lượng Tỷ lệ
Tập vận động 87 44,4
Châm cứu, bấm huyệt 144 73,5
Xoa bóp 47 24,0
Cúng bái 0 0,0

 

Nhận xét: Kết quả có 73,5% đối tượng nghiên cứu lựa chọn trả lời phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ não là phương pháp châm cứu, bấm huyệt; 44,4% trả lời là tập vận động và 24,0% trả lời là xoa bóp.

Bảng 4. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thời điểm, thời gian PHCN sau đột quỵ não

Kiến thức Đúng Không đúng
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Thời điểm tiến hành PHCN 72 36,7 124 63,3
Thời gian duy trì PHCN 135 68,9 61 31,1
Thời điểm thực hiện PHCN trong ngày 179 91,3 17 8,7
Thời gian tối thiểu PHCN trong ngày 155 79,1 41 20,9

 Nhận xét: Kết quả có 36,7% trả lời đúng thời điểm tiến hành phục hồi chức năng, 68,9% trả lời đúng thời gian duy trì phục hồi chức năng, 91,3% trả lời đúng thời điểm phục hồi chức năng trong ngày và 79,1% trả lời đúng thời gian tối thiểu cần phục hồi chức năng trong ngày.

Bảng 5. Thái độ về phục hồi chức năng của đối tượng nghiên cứu

Thái độ Rất đồng ý/đồng ý Không có ý kiến Rất không đồng ý/Không đồng ý
SL TL% SL TL% SL TL%
PHCN là cần thiết 193 98,5 1 0,5 2 1,0
Cần duy trì PHCN tại nhà 189 96,4 2 1,0 5 2,6
Cần có sự hỗ trợ của nhân viên y tế 163 83,2 7 3,6 26 13,3
Cần thiết phải xây dựng bài tập PHCN tại nhà 177 90,3 2 1,0 17 8,7
Cần thiết phải theo dõi PHCN tại nhà 179 91,3 3 1,5 14 7,2

 

Nhận xét: Kết quả 98,5% cho rằng phục hồi chức năng sau đột quỵ não là cần thiết; 96,4% cho rằng cần duy trì phục hồi chức năng tại nhà; 83,2% cần có hỗ trợ của nhân viên y tế khi tập luyện phục hồi chức năng và theo dõi tại nhà; > 90% cho rằng cần xây dựng bài tập tại nhà.

Bảng 6. Thực hành về phục hồi chức năng của đối tượng nghiên cứu

Động tác Làm đúng Làm không đúng Không làm
SL TL% SL TL% SL TL%
Nửa người trên Gấp duỗi khớp vai 33 16,8 133 67,9 30 15,3
Dạng, xoay khớp vai 28 14,3 130 66,3 38 19,4
Gấp và duỗi khớp khuỷu 32 16,3 132 67,4 32 16,3
Gấp và duỗi các khớp ngón tay 29 14,8 132 67,4 35 17,9
Dạng và khép các ngón tay 16 8,2 131 66,8 49 25,0
Nửa người dưới Gập và duỗi khớp háng 21 10,7 126 64,3 49 25,0
Dạng và khép khớp háng 16 8,2 123 62,8 57 29,1
Xoay khớp háng 12 6,1 122 62,2 62 31,6
Duỗi và gập khớp gối 23 11,7 124 63,3 49 25,0
Nghiêng khớp cổ chân sang hai bên 13 6,6 121 61,7 62 31,6
Gấp và duỗi khớp cổ chân 16 8,2 121 61,7 59 30,1
Gấp và duỗi các khớp ngón chân 12 6,1 121 61,7 63 32,1
Tập vai Tập vai tay liệt với sự trợ giúp của tay lành 9 4,6 77 39,3 110 56,1
Tập nâng hông Tập nâng hông lên khỏi mặt giường 7 3,6 79 40,3 110 56,1
Tập ngồi Tập ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng 10 5,1 79 40,3 107 54,6
Tập dồn trọng tâm Tập dồn trọng lượng lên tay liệt ở vị thế ngồi 5 2,6 76 38,8 115 58,7
Tập dồn trọng lượng lên chân liệt ở vị thế ngồi 7 3,6 74 37,8 115 58,7

 

Nhận xét: Phần lớn đối tượng nghiên cứu đều không làm hoặc làm không đúng các động tác tập luyện phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ não.

Bảng 7. Mối liên quan trình độ học vấn và tuổi đến kiến thức về phục hồi chức năng sau đột quỵ não của đối tượng nghiên cứu

Yếu tố liên quan Kiến thức p
Đúng Không đúng
Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Trình độ học vấn
THCS trở xuống 89 63,1 52 36,9 <0,05
THPT trở lên 43 78,2 12 21,8
Tuổi
<50 23 46,0 27 54,0 <0,05
≥50 109 74,7 37 25,3
Tổng 132 67,4 64 32,6  

 

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có trình độ THPT trở lên có kiến thức về phục hồi chức năng tốt hơn so với nhóm trình độ THCS trở xuống; Nhóm tuổi ≥ 50 tuổi có kiến thức tốt hơn nhóm < 50 tuổi.

Bảng 8. Mối liên quan trình độ học vấn và tuổi đến thái độ về PHCN sau đột quị não của đối tượng nghiên cứu

Yếu tố liên quan Thái độ p
Đúng Không đúng
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Trình độ học vấn
THCS trở xuống 137 97,2 4 2,8 >0,05
THPT trở lên 53 96,4 2 3,6
Tuổi
<50 49 98,0 1 2,0 >0,05
≥50 141 96,6 5 3,4
Tổng 190 96,9 6 3,1  

 

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn và tuổi với thái độ về phục hồi chức năng.

Bảng 9. Mối liên quan trình độ học vấn và tuổi đến thực hành về PHCN sau đột quị não của đối tượng nghiên cứu

Yếu tố liên quan Thực hành p
Làm đúng Làm không đúng
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Trình độ học vấn
THCS trở xuống 6 4,3 135 95,7 <0,05
THPT trở lên 7 12,7 48 87,3
Tuổi
<50 3 6,0 47 94,0 >0,05
≥50 10 6,9 136 93,1
Tổng 13 6,6 183 93,4  

Nhận xét: Trình độ học vấn từ THPT trở lên thực hành các động tác tập luyện phục hồi chức năng tốt hơn nhóm từ THCS trở xuống.

BÀN LUẬN
Kết quả cho thấy kiến thức của đối tượng nghiên cứu về đột quỵ não và phục hồi chức năng sau đột quỵ còn chưa cao, kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu trước đây tại Việt Nam. Nghiên cứu của Dương Đình Chỉnh tại Nghệ An cho thấy số người biết về các tiền triệu của bệnh còn thấp: triệu chứng đau đầu đột ngột được biết nhiều nhất với 76,2%, xây xẩm choáng đột ngột với 65,8%, nói khó hoặc không nói được có 50,1%, đột ngột tê bại hay yếu một bên có 47%, lơ mơ lú lẫn đột ngột có 38,3%, nhìn không rõ ở 1 hoặc 2 mắt có 32,8%. Về thời gian hồi phục chỉ có 55,1% số người cho rằng quá trình hồi phục của bệnh nhân bị đột quỵ não là diễn ra suốt đời; 22,1% thì cho rằng quá trình hồi phục sau vài năm bị bệnh; có 12,9% thì cho rằng quá trình hồi phục sau vài tháng bị bệnh và 9,9 % thì cho rằng quá trình hồi phục sau vài tuần bị bệnh [4]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tình năm 2014 tại bệnh viện Nhân Dân 115 cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức về phục hồi chức năng là 42,7%, kiến thức đúng về quá trình phục hồi sau đột quỵ não là 43,3%, kiến thức về dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não, số người bệnh biết các triệu chứng đột quỵ não còn thấp chỉ có 55,3% [5].
Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ của đối tượng nghiên cứu về phục hồi chức năng rất tốt, hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều đồng ý với các ý kiến đưa ra: 98,5% đồng ý rằng phục hồi chức năng sau đột quỵ não là cần thiết, 96,4% đồng ý phục hồi chức năng cần được duy trì tại nhà, 83,2% đồng ý cần có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, 90,3% đồng ý cần có bài tập phục hồi chức năng tại nhà và 91,3% đồng ý cần phải theo dõi phục hồi chức năng tại nhà. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tình tỷ lệ người bệnh có thái độ tốt về những thuận lợi khi phòng ngừa đột quỵ não chiếm 54,7% và thái độ tốt về những khó khăn khi thực hiện phòng ngừa đột quỵ não thứ phát chiếm 98%
Nghiên cứu chúng tôi chỉ ra phần lớn đối tượng nghiên cứu đều không làm hoặc làm không đúng các động tác tập luyện phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ não. Đây cũng là thực tế ở hầu hết các cộng đồng. Giải thích cho việc thực hành phục hồi chức năng tại cộng đồng còn kém là do chưa có các bài tập được hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân. Hầu hết các bệnh nhân sau đột quỵ não thường được phục hồi tại các cơ sở y tế, việc tập luyện chỉ được thực hiện dưới sự trợ giúp và hướng dẫn của nhân viên y tế. Sau khoảng thời gian này, bệnh nhân trở về nhà và thường chỉ tập các động tác đơn giản, không đúng bài bản, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phục hồi toàn diện sau đột quỵ não.
Trình độ học vấn từ THPT trở lên có kiến thức tốt hơn so với nhóm từ THCS trở xuống; Nhóm tuổi ≥ 50 tuổi có kiến thức tốt hơn nhóm < 50 tuổi (Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05). Nguyễn Thị Thanh Tình cho kết quả tương tự: nhóm người có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên có kiến thức tốt là 78,6%, cao hơn nhóm cấp 1 trở xuống (32,3%) và cấp 2 (30,0%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn và tuổi đến thái độ về phục hồi chức năng của đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu có trình độ từ THPT trở lên thực hành các động tác tập luyện phục hồi chức năng tốt hơn nhóm từ THCS trở xuống.
Giải thích cho sự khác biệt trên là do những người có trình độ học vấn cao hơn thường được tiếp xúc nhiều hơn với thông tin về bệnh. Họ cũng là những đối tượng tìm hiểu được nhiều kiến thức từ các nguồn khác nhau cũng như coi trọng việc điều trị hơn so với nhóm có trình độ học vấn thấp. Mặt khác nhóm có trình độ từ cấp 3 trở lên có nghề nghiệp thường là cán bộ/viên chức, đây là nhóm người có nhận thức đúng đắn, họ quan tâm nhiều hơn đến bệnh tật của bản thân, vì vậy họ thường có kiến thức và thực hành tốt hơn so với các nhóm còn lại.

KẾT LUẬN
– Kiến thức: Đối tượng nghiên cứu phần lớn kiến thức về phục hồi chức năng sau đột quỵ não còn chưa tốt
– Thái độ: 98,5% phục hồi chức năng sau đột quỵ não là cần thiết, 96,4% phục hồi chức năng cần được duy trì tại nhà
– Thực hành: hầu hết đối tượng nghiên cứu đều không làm hoặc làm không đúng các động tác tập luyện phục hồi chức năng theo bài tập phục hồi
– Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn và độ tuổi đến kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu về phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ não

SUMMARY
THE STATUS OF KNOWLEDGE ATTITUDE AND PRACTICE (KAP) ON REHABILITATION FOR POSTS TROKE PATIENTS IN THAI NGUYEN CITY
Introduction: In Vietnam, several reports show high percentage of disable in post stroke population in communities, this may be due to the Knowledge – Attitude – Practice (KAP) of caregivers is not so good.
Objective: To evaluate the status of KAP on rehabilitation for post stroke patients in Thai Nguyen city in year 2016.
Subjects & Methodology: Describe cross-section study on 196 caregivers for post stroke patients in communities in Thai Nguyen city.
Result: Of these subject, 44,4% is consider exercise; Attitude: 98.5% agree that rehabilitation Knowledge after stroke is necessary and think of need long term rehabilitation at community; Practice: most of these subjects can not perform correct and proper excersises.
Conclusion: Most of caregivers have good attitude toward rehabilitation for post stroke patients, but they do not have good knowledge and so they can not perform correct and proper excersises; there a significant diffrent statistic about KAP between group with higher and lower education level.
Keyword: stroke; Knowledge; Attitude; Practice; caregivers; rehabilitation.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Như Mai (2014), Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức và một số yếu tố liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa Trung ương năm 2013, Luận văn Thạc sỹ y tế công cộng, Đại học y tế công cộng
2. Lê Thị Thảo (2003), Nghiên cứu nhu cầu phục hồi chức năng và một số yếu tố liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh sau tai biến mạch máu não tại cộng đồng quận Ba Đình, năm 2003, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng.
3. Nguyễn Văn Triệu (2005), Nghiên cứu thực trạng những người sau tai biến mạch máu não và các yếu tố liên quan đến phục hồi chức năng, tái hội nhập cộng đồng, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Dương Đình Chỉnh, Nguyễn Văn Hương (2011), “Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ não tại cộng đồng tỉnh nghệ an”, Tạp chí Y học thực hành, 763, 2-6.
5. Nguyễn Thị Thanh Tình, Lê Văn Tuấn, Norwood Susan (2014), “Kiến thức và thái độ của người bệnh trong phòng ngừa tai biến mạch máu não thứ phát”, Tạp chí nghiên cứu Y học TP. Hồ Chí Minh, 18 (2).
6. Raph L. Sacco (2005),”Stroke epidemiology”, Merritts Neurology, 11th edition, Lippincott Williams and Wilkins, p 286 – 90.
7. World health Orgnization (1971), “Serebrovascular dieases: Prevention, treatment and rehibilitation”, pg. 24-26.