THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TRONG LÂM SÀNG THẦN KINH “HIỂU ĐÚNG – LÀM ĐÚNG – DÙNG ĐÚNG”
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TRONG LÂM SÀNG THẦN KINH “HIỂU ĐÚNG – LÀM ĐÚNG – DÙNG ĐÚNG”
Nguyễn Chương
1. “Âm vang” Thực phẩm chức năng…” Loạn Thực phẩm chức năng”
1.1. Hiện nay thị trường Thực phẩm chức năng (TPCN) bùng nổ, sôi động.
Nhiều báo, đài phát thanh truyền hình ở trung ương và địa phương (nhất là Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh) thường có những thời gian quảng cáo cho nhiều loại TPCN, thậm chí co những đoạn videoclip …ví dụ “sếp uống “thuốc” này là khỏi… rồi sau đó sếp khỏi và “cả hai” ca tụng về loại “thuốc thần hiệu” này.
Có dạo như có sự “phối hợp ăn ý” giữa chương trình sức khoẻ truyền hình với thuốc chữa não khỏi mất ngủ, suy giảm trí nhớ… và bệnh mạch máu não…và một số gia đình và người bệnh tìm mua thuốc thần dược này. Có một số thì vừa mất tiền lại phải vào cấp cứu điều trị tại bệnh viện.
1.2. Thực ra, trước kia thầy thuốc và người dân cũng đã dùng một số thực phẩm để hỗ trợ chức năng một hai bộ phận trong cơ thể.
Đó là “ăn gì bổ nấy: ăn óc bổ ốc, ăn gan bổ gan…, ăn thận bổ thận. Đó là ăn tỏi đê giảm huyết áp, mỡ máu.., ăn khoai lang để nhuận tràng…, ăn rau răm để giảm kích thích.
1.3. Kinh doanh các loại TPCN – “ công nghệ tốc độ “Ở Hoa Kỳ loại công nghệ siêu tốc này đã đạt tới 65.000 tỷ đô la Mỹ.
Ở Việt Nam hiện có 1800 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh 10000 sản phẩm. Kinh doanh siêu tốc này có chỗ không cần chuyên môn (ai làm cũng được miễn là có chút vốn), không cần địa điểm và chả ai quản lý. Cho nên có tình trạng quảng cáo sai, hoặc quảng cáo qua mức công dụng sử dụng thực sự của thực phẩm, thậm chí còn “nhập nhằng” giữa từ thuốc chữa bệnh và từ TPCN. Đặc biệt có hãng sử dụng “sảo thuật” trên tivi có “chạy dòng chữ TPCN nhưng người xem khó nhìn thấy và tưởng là thuốc chữa bệnh.
Một số nhà kinh doanh TPCN đa thịnh hành “chiêu mới” là qua một số báo hàng tuần dành 1 – 2 trang tiêu đề Sức khoẻ để “trình bày” bài viết về một bệnh như bệnh tiểu đường. Những điều cần tránh đối với bệnh hen phế quản… Làm thế nào để có giấc ngủ ngon mạnh hơn nữa là “tin vui cho bệnh nhân đau mỏi vai gáy, tê nhức chân tay v.v. Cuối cùng là đề tên sản phẩm để chữa thậm chí có “hãng” còn nêu “Phối hợp Đông Tây y điều hoà Huyết áp.
Một nhà thuốc tự chọn ở khu Phú Mỹ Hưng, TP. Hồ Chí Minh
1.4. Việc quản lý còn phức tạp, trải rộng, không quy vào một đầu mối
2.Định nghĩa Thực phẩm chức năng là gì?
Trên thế giới, có nhiều loại định nghĩa về TPCN, nhất là ở các nước châu Âu, Nhật và Hoa Kỳ.
2.1. Các nước châu Âu – cho TPCN là loại thực phẩm ngoài 2 chức năng truyền thống
Là cung cấp dinh dưỡng và nhu cầu sảm quan, còn có chức năng thứ ba được chứng minh bằng các công trình nghiên cứu khoa học – như tác dụng giảm cholesterol, giảm Huyết áp, chống táo bón các liên hệ vi khuẩn đường ruột.
2.2. Hiệp Hội thực phẩm sức khoẻ và Dinh dưỡng, Bộ Y tế Nhật – cho TPCN là thực phẩm bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ một số thành phần bất lợi.
Việc bổ sung hay loại bỏ phải được cân nhắc và chứng minh một cách khoa học và được Bộ Y tế cho phép xác định hiệu quả của thực phẩm đối với sức khoẻ.
2.3. Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Hoa Kỳ – cho TPCN là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Là bất cứ thực phẩm nào được thay đổi thành phần qua chế biến hoặc có các thành phần của thực phẩm có lợi cho sức khoẻ ngoài thành phần
dinh dưỡng của nó.
2.4. Hiệp hội Thông tin Thực phẩm Quốc tế (IFIC)
TPCN là thực phẩm mang đến những lợi ích cho sức khoẻ vượt xa hơn dinh dưỡng cơ bản.
2.5. Bộ Y tế Việt Nam – theo TT 08/TT – BYT ngày 23.8.2004 – cho TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người.
Có tác dụng dinh dưỡng tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh
3.Tính chất của TPCN
TPCN không phải là thuốc chữa (trị) bệnh. Qua các định nghĩa của nước ngoài (Nhật, các nước châu Âu, Hoa Kỳ) và Việt Nam, ta cần chú ý các tính chất sau:
3.1. Là chất hỗ trợ chức năng cho một hay nhiều bộ phận cơ thể người làm tăng sức đề kháng và làm giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
3.2. Là chất mang đến những lợi ích cho sức khoẻ, làm cho cơ thể người được “tăng lực” mạnh hơn.
3.3. Là chất, thực phẩm qua chế biến, có các thành phần có lợi cho sức khoẻ ngoài thành phần dinh dưỡng truyền thống của cơ thể.
3.4. Là chất hỗ trợ cho cơ thể phải được cảm nhận tác dụng và được chứng minh một cách khoa học (có chương trình kiểm tra, kiểm nghiệm) nhất là thực phẩm có 2 tác dụng trở lên. Không thể cho tác dụng của thực phẩm là “Tổng” vì có nhiều trường hợp không đồng lực mà lại triệt nhau.
3.5. Là chất được Bộ Y tế dựa trên các căn cứ đánh giá tính chất của thực phẩm cho phép xác định hiệu quả của TPCN đối với sức khoẻ..
4. Đặc điểm các chứng-bệnh Thần kinh
Từ những đặc điểm về Giải phẫu chức năng Não-Tủy ứng dụng vào Lâm sàng Thần kinh (*), ta thấy có nhiều loại chứng – bệnh thần kinh.
( * ) xem ở Tạp chí Thần kinh học Việt Nam, số 2 các trang 63-70.
4.1. Các chứng bệnh thần kinh do tổn thươg các phần của trục thần kinh.
Đó là các tổn thương – hoặc viêm nhiễm, hoặc thoái hoá các noron, các đường dẫn truyền ở các tầng của não, của tủy sống. Từ đó, ta thấy có nhiều loại bệnh, ví dụ bệnh teo não như teo vùng trán, vùng thái dương… teo tiểu não bệnh mất myêlin.
4.2. Các chứng bệnh thần kinh do tổn thương các cơ quan bảo vệ trục thần kinh.
Như sọ, cột sống cac màng não và dịch não tủy, hệ thống mạch máu nuôi dưỡng não tủy như hệ thống động mạch cảnh trong, động mạch thần nền, hệ thống Xoang tĩnh mạch và Tĩnh mạch não. Tất cả các hệ thống trên đều có sự liên hệ chặt chẽ với tim mạch, phổi, gan thận, dạ dày ruột…bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, bệnh van tim….
4.3. Từ các chứng bệnh trên, biểu hiện ban đầu thường là
+ Đau nhức: nhức đầu, nhức nửa đầu, nhức đầu tê mỏi đau vai gáy…, đau lưng, đau mông phía sau đùi kheo chẩn.
+ Chóng mặt quay cuồng hay chóng mặt về một phía, cột nhà cột điện siêu vẹo.
+ Tê mỏi – liệt tay chân, nửa bên người, đi đứng loạng choạng, dễ ngã
+ Mất ngủ,hay quên, giảm trí nhớ.
+ Vui buồn lẫn lộn, ở tình trạng kích động hoạc trầm cảm.
+ Co giật….
Đặc biệt ở người cao tuổi, mắt mờ chân chậm, có người “ăn rồi lại bảo chưa ăn” có người đi lại run rẩy, nói lắp bắp, ngủ nhiều hoặc mất ngủ. Đó là theo quy luật do thoái triển myêlin, sự hoá già của các bộ phận của cơ thể, với tính đa bệnh lý, yếu chịu đựng – do đó cần phải hết sức chú ý đánh giá phân tích các loại biểu hiện ban đầu.
Khuynh hướng chung của người có một trong các biểu hiện trên. Thường “tìm” tới TPCN có tác dụng tới biểu hiện đó, với mong muốn là khỏi. Và cũng đã có người quá mê say TPCN, phải vào viện cấp cứu với bệnh cảnh Tai biến mạch máu não.
5.Sử dụng các TPCN
5.1. Nên theo ý kiên của Hội Dinh dưỡng TP HCM.
Cần tham khảo ý kiến của TS. Nguyễn Thị Minh Kiều Chủ tịch Hội với 10 câu hỏi – trả lời sau:
Thứ nhất, thành phần mang lại hiệu quả chức năng là thành phần gì? Thành phần có sẵn trong tự nhiên, trong thực phẩm hay do “chế biến”.
Thư hai là, mã sản xuất đã xác nhận về hiệu quả lợi ích của TPCN này như thế nào? Có nghiên cứu khoa học nào hỗ trợ cho sự xác nhận lợi ích này không? Hoặc có nghiên cứu nào mâu thuẫnvới sự xác nhận này?
Thứ ba là, nhà sản xuất có phải là công ty có tiếng tăm tốt đáng tin cậy? Trước kia, bạn đã từng mua và sử dụng sản phẩm từ công ty này không?
Thứ tư là, đọc trên nhãn, bạn có thể biết được hàm lượng các thành phần trong TPCN là bao nhiêu?
Thứ năm là, thành phần bổ sung tủa TPCN là quá cao hay quá thấp? Hãy tìm hiểu mục khuyến cáo các nhu cầu hàng ngày và mức tối đa cho phép về thực phẩm này và áp dụng để biết bạn nên dùng bao nhiêu ngày là đủ.
Thứ sáu là, có những thành phần nào ảnh hưởng tới sự hấp thu TPCN này không? Thành phần có gây tương tác thực phẩm, thành phần bất lợi cho sức khoẻ của bạn hay không?
Thứ bảy là, thành phần bổ sung và TPCN đó dùng sinh học. Nó có ở dưới dạng dễ hấp thu hay dễ chuyển hoá không?
Thứ tám là, đặc điểm dinh dưỡng của TPCN có phù hợp với mục tiêu sức khoẻ mà bạn mong muốn không?
Thứ chín là, hãy so sánh giá cả của TPCN với thực phẩm thông thường… giá có tương xứng với TPCN mang lại lợi ích cho bạn không?
Thư mười là, cách thức chế biến của TPCN hay cách bảo quản có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của TPCN.
5.2. Ý kiến của Hiệp Hội TPCN Việt Nam (VAFF)
Hiệp hội TPCN Việt Nam (Vietnam Assocation of Functional foods – VAFF) nêu 8 điểm chọ TPCN:
- sản xuất, chế biến theo công thức.
- có thể loại bỏ các chất bất lợi và bổ sung các chất có lợi.
- có tác dụng tới 1 hay nhiều chức năng cơ thể.
- lợi ích tới sức khoẻ nhiều hơn lợi ích dinh dưỡng.
- có nguồn gốc tự nhiên: động vật, thực vật, khoáng vật.
- được đánh giá đầy đủ về tính chất lượng, về tính an toàn và tính hiệu quả.
- sử dụng thường xuyên liên tục không có tai biến và tác dụng phụ
- ghi nhãn sản phẩm theo quy định ghi nhãn
5.3. TPCN tự nhiên
Có nhiều loại rau, củ, quả thường là thành phần chính cho các bữa ăn hàng ngày của người đặc biệt đã cung cấp một lượng dinh dưỡng quan trọng. Có thể nêu lên một số:
Cá: Các loại cá nước ngọt và các loại cá nước mặn. Đặc biệt thịt cá nhừ góp phần giảm cân (chống béo phì..), bảo vệ gan, ngăn xơ vữ động mạch giảm cholesterol xấu. Có tác dụng kích thích tế bào não kích thích hoạt động não, ngôn ngữ, điều chỉnh lượng chất sắt.
Trứng: Trứng gà là thông thường và cung cấp nhiều loại dinh dưỡng – bổ nhất, giảm xơ hoá mạch, giảm quá trình lão hoá, tăng cường hoạt động trí não, phòng chống ung thư, phòng ngừa bệnh về mắt,… làm đẹp da… Nên dùng 4 – 7 quả trứng gà trong 1 tuần.
Đậu – Đậu nành: Ở Trung Quốc gọi là đậu tương. Đậu nành có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm đường trong máu, có tác dụng điều trị mãn kinh, điều chỉnh chuyển hoá xương.
Cacao: Ca cao có tác dụng tăng cường trao đổi chất, loại bỏ chứng thèm ăn, ổn định đường huyết và chống oxy-hoá
Hành:Hành là VUA của các loại rau… nhất là Hành tây, có tác dụng kháng viêm.., làm giàu các Vitamin C, A, B, acìd folic, canxi, Photpho, Magiê, sắt (Fe), làm giảm cholesteron, kháng viêm tiêu độc… Có ý kiến dùng Hành tây ngâm dấm thì có hiệu quả hơn.
Tỏi:Tỏi có tác dụng khánh viêm, cảm cúm, nhiễm khuẩn, điều chỉnh hoạt động tim mạch, chữa chứng đầy bụng khó tiêu, chứng ho, viêm họng, giúp ngăn ngừa các bệnh xương khớp, tiểu đường và tim mạch, huyết áp… bệnh ung thư , kích thích tình dục.
Hành tây và Tỏi: Là “cặp đôi” có tác dụng sát khuẩn, giảm sưng tấy, kháng sinh và kích thích tình dục, đặc biệt có ý kiến cho Tỏi và Hành tây ngâm Dấm – vừa là đồ gia vị cho bữa ăn hàng ngày cho mọi ngườii nhất là cho người cao tuổi đồng thời có tác dụng làm giảm chứng bệnh thần kinh ở người cao tuổi.
Sữa chua:Sữa chua kích thích hỗ trợ tiêu hoá, tăng tuổi thọ và làm trẻ hoá da, chống nám da…
Trái cây thuộc họ cam quýt… bưởi: cần cho chuyển hoá, oxy-hoá, là kho chứa các chất dinh dưỡng thực vật có lợi cho sức khoẻ chung… Vỏ quýt còn hỗ trợ giảm cơn ho,
Chuối – Chuối tiêu: có tác dụng làm giảm cholesteron, điều chỉnh huyết áp…, giảm béo, nhuận tràng, làm giảm trầm cảm và làm đẹp.
5.4. Sử dụng TPCN ở Lâm sàng Thần kinh.
Từ những đặc điểm trên về định nghĩa TPCN, về đặc tính các chứng bệnh thần kinh nhất là đặc điểm chứng bệnh thần kinh ở người cao tuổi nhất là nhiều khi “một đơn chứng ví như đau vai gáy…, đau vùng mông…, giảm trí nhớ. lại là biểu hiện ban đầu của tai biến mạch máu não, u não….
5.4.1.Cần chú ý tới “ mức độ” của những biểu hiện ban đầu như đau đầu nhưng không đau vật vã, buồn nôn tăng lên lúc nửa đêm về sáng, chóng mặt không có nôn mửa, giảm trí nhớ – quên đơn thuần không có bại, liệt chi, không co giật… Các biểu hiện ban đầu là “đơn chứng” thì có thể dùng các TPCN tương ứng và chỉ dùng trong một thời gian không quá hai – ba tuần
5.4.2. Quá thời gian trên, hoạc các biểu hiện ban đầu có kết hợp (từ 2 đơn chứng trở lên) thì cần có sự tư vấn của bác sĩ…. Bác sĩ sẽ nghiên cứu qua hỏi bệnh, khám bệnh và một số xét nghiệm cơ bản để sớm nhận ra và quyềt định trị bệnh….
5.4.3. Sau khi điều trị tại các trung tâm. bệnh viện người bệnh thân kinh sẽ được điều trị phối hợp – điều trị theo thuốc của Tây y và TPCN…hoặc điều trị theo thuốc của Đông y… Khuynh hướng dùng thuôc Đông y là thuốc làm giảm huyết áp, thuốc chữa bệnh tiểu đường, dùng TPCN tự nhiên…
Đặc biệt, Phục hồi chức năng thần kinh là rất quan trọng (*). Bác sĩ điều trị và người bệnh cần luôn luôn khắc phục khó khăn, quyết tâm phục hồi chức năng về tâm lý và về vận động.
( *) xem thêm ở Tạp chí Thần kinh học Việt Nam số 4-5 trang 16-18