Thiếu máu cơ tim có chữa được không? Giải pháp để có trái tim khỏe
Thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch phổ biến hiện nay và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Vậy thiếu máu cơ tim có chữa được không? Cùng tìm hiểu và áp dụng ngay các phương pháp điều trị và phòng ngừa thiếu máu cơ tim hiệu quả trong bài viết này.
Thiếu máu cơ tim có chữa được không?
Mắc bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không? Đây hiện là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, lo lắng bởi thiếu máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng nếu không có biện pháp kiểm soát và điều trị từ sớm.
Thực tế hiện nay trên thế giới, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được phương pháp để chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên với những tiến bộ của y khoa đã mang lại những thay đổi tích cực cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, giúp giảm thiểu đáng kể tỷ lệ biến chứng và tử vong. Điều quan trọng là người bệnh cần duy trì lối sống và chế độ ăn khoa học kết hợp dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để giúp kiểm soát bệnh một cách hiệu quả nhất.
Thiếu máu cơ tim có chữa được không? Giải đáp từ chuyên gia
Các phương pháp chính trong điều trị thiếu máu cơ tim
Điều trị nội khoa tích cực bằng thuốc
Thuốc tây là chỉ định đầu tay thường được dùng để điều trị thiếu máu cơ tim ở các mức độ từ nhẹ đến nặng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể kê riêng lẻ hoặc phối hợp nhiều loại thuốc cho người bệnh. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị thiếu máu cơ tim gồm:
- Thuốc chẹn beta như: Propranolol, Metoprolol, Atenolol, Bisoprolol,… thường được chỉ định để điều trị cơn đau thắt ngực. Thuốc có tác dụng giãn mạch, làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp để máu lưu thông dễ dàng đến tim, nhờ đó cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.
- Thuốc chẹn kênh canxi gồm: Amlodipine, Diltiazem, Verapamil,… có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu đến tim đồng thời làm chậm nhịp tim và giảm gánh nặng cho tim.
- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE): Captopril, Enalapril, Benazepril, Lisinopril,… có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp thường được chỉ định khi người bệnh bị thiếu máu cơ tim cục bộ kèm theo huyết áp cao hoặc tiểu đường.
- Thuốc giảm cholesterol: Simvastatin, Atorvastatin, Rosuvastatin,… có tác dụng ổn định mảng xơ vữa, ngăn cholesterol lắng động trên động mạch vành, phòng ngừa các biến cố tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Thuốc giãn mạch Nitrat gồm: Nitroglycerin, Isosorbid mononitrat, Isosorbid dinitrat,… Trong đó điển hình là Nitroglycerin thường được sử dụng nhiều nhất do khả năng làm giảm cơn đau thắt ngực nhanh chóng.
- Aspirin thường được chỉ định với liều thấp dùng hàng ngày để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch vành.
- Ranolazine (Ranexa) giúp giãn mạch để giảm đau thắt ngực. Ranolazine có thể được kê đơn cùng các thuốc trị đau thắt ngực khác như: thuốc chẹn kênh canxi, thuốc giãn mạch nitrat hoặc thuốc chẹn beta.
Thuốc tây là chỉ định đầu tay trong điều trị thiếu máu cơ tim
Bạn đang dùng thuốc trị thiếu máu cơ tim nhưng vẫn thấy đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở,… đừng chần chừ, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua điện thoại/zalo số 0987.45.49.48 để được chuyên gia hỗ trợ tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả nhất.
Viên uống thảo dược – Giải pháp hỗ trợ trong điều trị thiếu máu cơ tim
Các chuyên gia tim mạch khuyên rằng, để nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ khi phải dùng nhiều loại thuốc trong thời gian dài, người bệnh nên kết hợp dùng thêm những sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho thiếu máu cơ tim điển hình như viên uống Vương Tâm Thống.
Với công thức tối ưu kết hợp từ 9 thành phần thảo dược và hoạt chất sinh học tự nhiên như: Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm, Natto,… giúp giãn mạch, hạ áp, giảm mỡ máu và ngăn ngừa hình thành cục máu đông; Vương Tâm Thống hỗ trợ cùng thuốc tây giúp loại bỏ nhanh cơn đau thắt ngực, chấm dứt tình trạng khó thở, mệt mỏi kéo dài; đồng thời giúp ngăn thiếu máu cơ tim tiến triển và phòng biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim hiệu quả.
Những tác dụng này đã được ghi nhận và chứng minh qua khảo sát thực tế của báo Khoa học & Đời sống phối hợp với Tạp chí Sức khỏe & Môi trường, kết quả cho thấy:
- Trên 97,06% người bệnh đều đánh giá hài lòng về tình trạng sức khỏe sau 1 tháng sử dụng Vương Tâm Thống kết hợp với thuốc trị thiếu máu cơ tim.
- Trên 93,36% người bệnh đã cải thiện rõ rệt tình trạng đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh,… và ghi nhận chỉ số huyết áp, mỡ máu về mức bình thường.
Bạn có thể lắng nghe chia sẻ trực tiếp từ những người bệnh thiếu máu cơ tim điển hình đã sử dụng Vương Tâm Thống và đánh giá từ chuyên gia Tim mạch về viên uống thảo dược này qua video tổng kết chương trình khảo sát dưới đây:
Đánh giá của chuyên gia Tim mạch và người dùng về Vương Tâm Thống
Can thiệp phẫu thuật
Tùy theo mức độ tắc hẹp mạch vành và khả năng đáp ứng với thuốc điều trị của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp phẫu thuật sau:
- Nong mạch và đặt stent: Một ống thông dài và nhỏ, đầu có gắn bóng nong được bác sĩ đưa vào phần hẹp của động mạch thông qua mạch máu ở bẹn hoặc cánh tay. Sau đó bóng nong được căng lên để mở rộng động mạch, một khung lưới nhỏ (stent) có thể được đưa vào và đặt tại đoạn tắc hẹp để giữ cho động mạch luôn thông thoáng.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Được chỉ định khi mạch vành bị tắc hẹp ở nhiều chỗ mà không thể can thiệp nong mạch, đặt stent. Bác sĩ sẽ sử dụng mạch máu từ một bộ phận khác của cơ thể để nối bắc cầu qua các đoạn mạch tắc hẹp để giúp tạo con đường mới cho máu lưu thông.
Thay đổi lối sống để phòng ngừa thiếu máu cơ tim
Để phòng ngừa và ngăn chặn thiếu máu cơ tim tiến triển, người bệnh cần tuân thủ lối sống khoa học theo những lưu ý sau:
- Tuân thủ dùng thuốc nhằm điều trị và kiểm soát các bệnh có thể làm tăng tốc độ tiến triển của thiếu máu cơ tim như: huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, tiểu đường.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế chất béo bão hòa, các đồ ăn chứa nhiều muối như: dưa muối, cá khô, cà muối,… Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
- Kiểm soát cân nặng: nếu thừa cân, béo phì cần duy trì ăn uống đúng cách để giảm cân giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Giảm căng thằng, stress, dành thời gian thư giãn bằng các hình thức giải trí như: nghe nhạc nhẹ, đọc sách, ngồi thiền, tham gia các câu lạc bộ,…
- Bỏ thói quen hút thuốc lá, thuốc lào và tránh xa môi trường khói thuốc.
- Hình thành thói quen tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, lựa chọn bài tập nhẹ nhàng tùy theo thể trạng sức khỏe như: đi bộ, đạp xe, bơi lội,…
Hy vọng, qua bài viết bạn đã hiểu rõ vấn đề thiếu máu cơ tim có chữa được không và tìm ra những giải pháp phù hợp để ngăn chặn bệnh tiến triển. Hãy tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị kết hợp với sinh hoạt điều độ và dùng sản phẩm hỗ trợ để bảo vệ sức khỏe cho trái tim.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, clevelandclinic.org
Dược sĩ Phương Thảo