Uống rau má có mất ngủ không? Nên uống như thế nào?

Y học cổ truyền dùng rau má như một vị thuốc để chữa lành vết thương, cải thiện rối loạn tiêu hóa, giải độc, tuần hoàn và tăng cường trí nhớ. Nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra một số hoạt chất của rau má có lợi cho sức khỏe và làn da. Còn đối với giấc ngủ, uống rau má có mất ngủ không?

Tìm hiểu về rau má

Rau má (Centella asiatica), một loại thảo dược có nguồn gốc từ Đông Á và châu Phi. Rau má đã được sử dụng từ hàng thế kỷ trong Đông y, Nam dược và y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị các bệnh về tuần hoàn, chữa lành vết thương, rối loạn tiêu hóa và tăng cường trí nhớ.

Theo Đông y, rau má vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc. Rau má thường được sử dụng làm thuốc bổ và chủ trị các chứng bệnh như hư khí, rôm sẩy, bạch đới, tả lỵ, mụn nhọt, chữa thổ huyết, sát trùng,…

Theo Đông y, rau má vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc.

Uống rau má có gây mất ngủ không?

Uống rau má không gây mất ngủ, ngược lại còn có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Rau má chứa nhiều hợp chất có tác dụng an thần, thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng và lo âu, từ đó giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

Cùng ECO Pharma tìm hiểu lý do tại sao:

  • Tăng cường sản xuất serotonin: Serotonin là một hormone quan trọng trong việc điều hòa giấc ngủ. Rau má chứa các hợp chất có khả năng thúc đẩy sản xuất serotonin, từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Giảm cortisol: Cortisol là hormone liên quan đến căng thẳng và mức độ cao của nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Rau má chứa những hợp chất có thể giúp giảm mức cortisol trong cơ thể, hỗ trợ cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau má có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, bao gồm việc giảm số lần thức giấc trong đêm và kéo dài thời gian ngủ sâu, mang lại giấc ngủ tốt hơn và phục hồi cơ thể hiệu quả hơn.

Dùng rau má như thế nào để có lợi cho giấc ngủ

Bạn nên dùng rau má vừa phải và đúng cách để nhận được nhiều lợi ích cho giấc ngủ và sức khỏe.

 

Liều lượng

Rau má đã được chứng minh là có hiệu quả trong nhiều thử nghiệm lâm sàng với liều lượng từ 250mg – 1.000mg mỗi ngày. Một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra lợi ích khi sử dụng liều cao hơn, lên đến 2.000mg.

Rau má có thể được tiêu thụ ở dạng nguyên bản, nhưng sử dụng chiết xuất từ rau má đem đến nhiều hiệu quả hơn. Đặc biệt, các chiết xuất này thường được tiêu chuẩn hóa với hàm lượng triterpenes, là những hợp chất có lợi nhất có trong rau má. Khi chọn mua chất bổ sung từ rau má, hãy tìm những sản phẩm được tiêu chuẩn hóa để chứa các triterpenoids, bao gồm asiaticoside, axit asiatic và axit madecassic.

Cách dùng

Bạn có thể dùng rau má trước khi đi ngủ để tăng hiệu quả chữa mất ngủ. Uống rau má trước khi đi ngủ tạo cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng để cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Để tận dụng tối đa lợi ích của rau má, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Lựa chọn rau má tươi nhằm đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.
  • Một ly nước rau má khoảng 200ml hàng ngày là lượng tối thiểu để bạn hấp thụ các dưỡng chất của nó.

Những lợi ích khác của rau má đối với sức khỏe

Uống rau má có mất ngủ không? Ngoài vấn đề này, bạn có thể tìm hiểu thêm các lợi ích của nó đối với sức khỏe.

  • Cải thiện chức năng nhận thức: Nghiên cứu năm 2016 cho thấy rau má và axit folic đều cải thiện chức năng nhận thức sau đột quỵ, nhưng rau má hiệu quả hơn trong việc cải thiện trí nhớ.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer: Rau má có khả năng tăng cường trí nhớ và chức năng thần kinh, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer. Một nghiên cứu năm 2012 trên chuột đã phát hiện chiết xuất rau má có tác động tích cực đến các rối loạn hành vi ở chuột mắc bệnh Alzheimer. Ngoài ra, trong các nghiên cứu trên phòng thí nghiệm và động vật, chiết xuất từ rau má cũng được chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào não khỏi các yếu tố gây độc hại và ngăn chặn sự hình thành các mảng bám liên quan đến bệnh Alzheimer.
  • Giảm căng thẳng và lo âu: Một nghiên cứu năm 2016 trên chuột cho thấy rau má có tác dụng giảm lo âu ở chuột bị thiếu ngủ, giúp cải thiện hành vi, vận động và giảm tổn thương oxy hóa. Thêm vào đó, một đánh giá năm 2013 cũng xác nhận rằng rau má có tác dụng giảm lo âu cấp tính, nhưng cần thêm nghiên cứu để khẳng định kết quả này.
  • Chất chống trầm cảm: Rau má có khả năng chống trầm cảm. Một đánh giá năm 2016 cho thấy rau má giúp giảm căng thẳng, lo âu và trầm cảm ở 33 người mắc chứng rối loạn lo âu toàn thể khi sử dụng thay thế thuốc chống trầm cảm trong 60 ngày. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cho thấy rau má có tác dụng tích cực lên các triệu chứng trầm cảm ở chuột.
  • Cải thiện lưu thông và giảm phù nề: Một nghiên cứu năm 2001 cho thấy rau má có thể giảm tình trạng giữ nước và phù nề mắt cá chân ở những người trên các chuyến bay trong hơn ba giờ đông hồ. Những người dùng rau má trước, trong và sau chuyến bay có ít triệu chứng giữ nước và phù hơn so với người không dùng. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đó cũng cho thấy rau má có thể giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch nhờ tác động tích cực lên mô liên kết của thành mạch.
  • Giảm sự xuất hiện của các vết rạn da: Theo một đánh giá năm 2013, rau má có tác dụng làm mờ các vết rạn trên da. Terpenoid có trong rau má làm tăng sản xuất collagen trong cơ thể, giúp ngăn ngừa các vết rạn da mới hình thành cũng như chữa lành mọi vết rạn đang có.
  • Thúc đẩy quá trình lành vết thương và giảm sẹo: Một nghiên cứu năm 2015 trên chuột đã phát hiện ra rằng băng vết thương chứa rau má có tác dụng chữa lành nhiều loại vết thương.
  • Giảm đau khớp: Các đặc tính chống viêm của rau má có thể hữu ích trong điều trị viêm khớp. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2014 về bệnh viêm khớp do collagen ở chuột cho thấy uống rau má làm giảm viêm khớp, xói mòn sụn và xói mòn xương. Tác dụng chống oxy hóa của nó cũng có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch.
  • Giải độc: Theo một nghiên cứu trên động vật năm 2017, rau má có thể được sử dụng để ngăn chặn tác dụng phụ độc hại của thuốc kháng sinh isoniazid. Isoniazid được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa bệnh lao.

Một số tác dụng phụ của rau má

Rau má được coi là khá an toàn và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều, bạn vẫn có thể gặp phải một số phản ứng không mong muốn như sau:

  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ quá mức
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Khó chịu ở dạ dày
  • Phản ứng dị ứng: khó thở, ngứa, phát ban
  • Nước tiểu sẫm màu và vàng mắt

Cảm giác buồn ngủ quá mức nếu dùng rau má quá liều.

Những lưu ý khi sử dụng rau má

Khi uống rau má để trị mất ngủ, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Nên bắt đầu sử dụng với liều nhỏ và tăng liều dùng từ từ để tránh tác dụng phụ. Bạn chỉ nên sử dụng 40g rau má mỗi ngày và uống trong 1 tháng. Nếu bạn muốn tiếp tục dùng thì hãy ngừng ít nhất nửa tháng cho lần sử dụng tiếp theo.
  • Ngừng sử dụng rau má ít nhất 2 tuần trước khi thực hiện phẫu thuật.
  • Chưa có nghiên cứu chứng minh rau má có ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn, tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng rau má nếu đang điều trị bằng thuốc.
  • Không sử dụng rau má nếu bạn đang gặp vấn đề sức khỏe, đặc biệt là bệnh gan.
  • Hiện tại chưa có nhiều bằng chứng về sự an toàn của rau má, do đó trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú được khuyến cáo không nên sử dụng.
  • Rau má có tác dụng an thần, do đó không nên sử dụng chung với một số thuốc an thần khác như diazepam, zolpidem,… vì có thể làm tăng cảm giác buồn ngủ.
  • Không sử dụng rau má cùng với thuốc lợi tiểu, thuốc tiểu đường, thuốc điều trị cholesterol vì có thể tương tác với các loại thuốc này và gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
  • Hiện tại, rau má chưa được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) quản lý và một số nguồn rau má được phát hiện có chứa hàm lượng kim loại nặng do đất ô nhiễm. Vì thế, bạn nên tìm mua rau má ở nơi uy tín, đảm bảo chất lượng.

Một số biện pháp điều trị mất ngủ khác

Ngoài cách sử dụng rau má để trị mất ngủ, bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị mất ngủ khác như:

  • Thiết lập thói quen đi ngủ và thức dậy cùng một khung giờ. Trước khi đi ngủ, tránh sử dụng các thiết bị điện tử vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ – thức của cơ thể.
  • Tạo môi trường ngủ lý tưởng, thoáng đãng với nhiệt độ phòng mát mẻ, yên tĩnh và tối để không làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nên tập trước khi đi ngủ ít nhất 3 tiếng vì có thể gây khó ngủ.
  • Thiền chánh niệm giúp thư giãn tinh thần, xả stress và giải tỏa lo lắng để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, kích thích dây thần kinh phế vị để giải tỏa áp lực các cơ trên cơ thể, giảm đau và giúp cơ thể thư giãn, dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bấm huyệt hoặc châm cứu đã kích thích tuần hoàn máu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Ngâm chân trước khi đi ngủ giúp tăng khí và lưu thông máu toàn bộ cơ thể, làm thư giãn cơ bắp và tâm trí. Bạn có thể ngâm chân bằng nước ấm hoặc cho thể một vài thảo dược và ngân trong khoảng 10 – 15 phút trước khi đi ngủ.
  • Các loại trà thảo dược như lá tầm vông, tâm sen, nhụy hoa nghệ tây,… có tác dụng kích thích giấc ngủ tự nhiên, nâng cao sức khỏe tổng thể và duy trì hệ thống miễn dịch cho cơ thể khi ngủ. Bạn có thể uống trước khi đi ngủ ngay khi còn ấm để đạt được hiệu quả giấc ngủ tối đa.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Thiếu hụt dinh dưỡng cũng là nguyên nhân mất ngủ, gây suy nhược và làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ. Do đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng đa dạng cho cơ thể, tránh những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt hoặc đồ ăn cay.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, caffeine, rượu bia trước khi đi ngủ.
  • Bổ sung thêm những tinh chất thiên nhiên có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác động của gốc tự do và ngăn chặn sự hình thành các mảng xơ vữa làm giảm lưu lượng máu lên não, cải thiện tuần hoàn máu và mang đến giấc ngủ ngon và sâu hơn. Những tinh chất thiên nhiên như Blueberry (chiết xuất việt quất) và Ginkgo Biloba (chiết xuất bạch quả) đã được các nhà khoa học chứng minh có hiệu quả cải thiện tình trạng mất ngủ.

Hạn chế sử dụng các thiết bị di động, máy vi tính trước khi đi ngủ.

Uống rau má có mất ngủ không? Trong hàng thế kỷ, nhiều nền y học cổ truyền châu Á đã dùng rau má để chữa mất ngủ và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Hiệu quả chữa mất ngủ của rau má cũng được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học ngày nay. Bạn có thể chế biến rau má theo những cách khác nhau để dùng hàng ngày nhưng không lạm dụng.