Phong thấp ra mồ hôi tay chân – Nguyên nhân và cách trị hiệu quả

Phong thấp ra mồ hôi tay chân là chứng bệnh mạn tính, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và rất dai dẳng, khó điều trị. Nhưng tin mừng là hiện nay, y học đã có những phương pháp hiệu quả giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng này. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân là gì?

Theo quan điểm của Đông y, phong thấp là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh như viêm khớp dạng thấp, đau nhức xương khớp, đau đầu… và phổ biến hơn cả là đổ mồ hôi tay chân. Lúc này, người bệnh bị ra nhiều mồ hôi bất thường ở lòng bàn tay, bàn chân kể cả trong mùa đông hay khi trời mát mẻ.

Tùy theo mức độ, có người chỉ đổ mồ hôi vừa phải, tay chân hơi ẩm dính, có người bị nặng thì mồ hôi nhỏ thành giọt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, bong tróc, nhợt nhạt, chân có mùi hôi khó chịu và khi lo lắng, căng thẳng hoặc xúc động mạnh thì càng tiết mồ hôi nhiều hơn.

Bệnh ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, gây khó khăn, cản trở sinh hoạt, công việc hằng ngày và làm người bệnh ngại tiếp xúc với người khác, do đó, việc điều trị sớm là cần thiết để giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống

Nguyên nhân gây bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân

Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh phong thấp là do đường dẫn khí liên kết với thần kinh ở tay, chân bị tắc nghẽn hoặc rối loạn, làm thoát dương khí ra ngoài, khiến vùng tay chân bị đổ mồ hôi nhiều, vì vậy, tình trạng này còn được gọi là “dương hư sinh ngoại hàn”. 

Còn theo y học hiện đại, chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật gây ra. Hệ thần kinh thực vật giữ vai trò điều khiển các tuyến mồ hôi trên toàn cơ thể, nên khi hệ thần kinh này hoạt động bất thường sẽ làm rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi, và gây đổ mồ hôi quá mức ở tay chân.

Ngoài ra, đổ mồ hôi tay chân cũng có thể là biến chứng của một số bệnh lý khác như cường giáp, tiểu đường, nhiễm trùng, ung thư, rối loạn lo âu…

Phương pháp điều trị phong thấp ra mồ hôi tay chân

Để điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân, hiện nay trong y học cổ truyền và y học hiện đại đang áp dụng một số phương pháp sau:

Chữa phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng thảo dược

Sử dụng thảo dược vẫn là giải pháp được ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh phong thấp vì mang lại hiệu quả lâu dài, đặc biệt là an toàn. Trong đó, Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ… là những vị thuốc kinh điển được các thầy thuốc ưa chuộng và đã có nghiên cứu chứng minh lợi ích.

Nói về tác dụng của các thảo dược này, GS.BS Hoàng Bảo Châu – Nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam cho biết: 

“Đổ mồ hôi là do da yếu, lỗ chân lông mở, làm thoát nước ra ngoài và gây mất dịch trong cơ thể. Sơn thù du giúp đóng lỗ chân lông, Hoàng kỳ làm cho da khỏe hơn để ngăn mồ hôi bài tiết, kết hợp cùng Thiên môn đông bổ sung nước, tạo thành bài thuốc hoàn chỉnh, giải quyết tốt các vấn đề của chứng bệnh mồ hôi nhiều”

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại viện Dược liệu, Đại học Bundelkhand (Ấn Độ) cũng đã chứng minh được tác dụng của Thiên môn đông trong điều hòa, ổn định hoạt động của hệ thần kinh thực vật, tác động trực tiếp vào căn nguyên bệnh phong thấp, làm giảm tiết mồ hôi lâu dài và hiệu quả.

Hiện nay, bài thuốc này đã được phát triển trong công thức viên uống Hòa Hãn Linh mà người bệnh có thể tham khảo sử dụng để nhanh cải thiện tình trạng phong thấp ra mồ hôi tay chân và các biểu hiện hồi hộp, lo âu, căng thẳng.

Hòa Hãn Linh – Viên uống giảm tiết mồ hôi tay chân được nhiều người tin dùng

Cùng lắng nghe đánh giá của GS.BS Hoàng Bảo Châu và chia sẻ của người bệnh sử dụng Hòa Hãn Linh đạt hiệu quả tốt, tay chân khô ráo, không còn đổ mồ hôi chỉ sau 3 tháng trong video sau:

Kinh nghiệm chữa bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng thảo dược

Điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân theo Tây y

  • Thuốc bôi ngoài da: Thường dùng là chất chống mồ hôi chứa muối nhôm giúp làm bít tắc lỗ chân lông, ngăn thoát mồ hôi ra ngoài, tác dụng duy trì trong ngày. Sử dụng thường xuyên có thể gây kích ứng, dày sẩn da…, do đó, chỉ nên thoa một lớp thuốc mỏng lên bàn tay, bàn chân vào ban đêm.
  • Thuốc uống: Điển hình là thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta… có tác dụng ức chế hệ thần kinh thực vật, làm giảm mồ hôi trên toàn cơ thể tạm thời. Ngoài lợi ích thì những thuốc này có nhiều tác dụng phụ như bí tiểu, táo bón, mờ mắt, rối loạn nhịp tim… nên không dùng kéo dài và phải theo đơn của bác sỹ.
  • Điện di ion: Người bệnh cần ngâm tay chân trong một khay nước có dòng điện cường độ thấp từ 10 – 30 miliampe chạy qua, dòng điện sẽ làm ức chế các tuyến mồ hôi dưới da và giảm tiết mồ hôi tạm thời. Thực hiện 4 – 5 buổi/tuần trong tháng đầu tiên rồi giảm dần xuống 1 – 2 buổi/tuần, một số tác dụng phụ là ngứa, khô da quá mức, bỏng điện…
  • Tiêm botox: Botox (một loại độc tố vi khuẩn) được chia thành những liều nhỏ và tiêm lần lượt vào các vị trí đã đánh dấu sẵn ở lòng bàn tay, bàn chân. Thuốc làm tê liệt tín hiệu thần kinh, từ đó ngăn mồ hôi bài tiết. Một số tác dụng phụ là sưng đau, chảy máu, yếu/liệt cơ tạm thời, chóng mặt…
  • Cắt hạch thần kinh giao cảm: Là phẫu thuật loại bỏ các hạch giao cảm nằm ở ngực chi phối cho tuyến mồ hôi tay nên chỉ giúp giảm mồ hôi tay, không có tác dụng với mồ hôi chân. Một số biến chứng cần thận trọng khi phẫu thuật là tràn dịch, tràn máu màng phổi, hội chứng hornor, nhịp tim chậm, đổ mồ hôi bù trừ ở thân dưới…

Chữa phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng phương pháp dân gian

  • Lá lốt: Lá lốt có vị cay, tính ấm, giúp tiêu trừ phong thấp, giảm ra mồ hôi và làm ấm tay chân. Bạn có thể đun nước lá lốt để xông và ngâm rửa tay chân hoặc đem sao vàng (rang trên chảo nóng đến khi lá lốt chuyển màu vàng) rồi chôn xuống đất 2 ngày (hạ thổ), mỗi ngày lấy 30g sắc uống trong 1 tuần, nghỉ 5 ngày rồi uống thêm 1 tuần.

Ngâm lá lốt giúp cải thiện tình trạng phong thấp ra mồ hôi tay chân

  • Lá chè xanh: Chất tanin trong lá chè xanh có tác dụng làm săn se da, ngăn tiết mồ hôi, đồng thời giúp kháng khuẩn, kháng viêm, hạn chế mồ hôi gây mùi. Đối với bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân, cách đơn giản nhất là đun lá chè xanh, thêm chút muối trắng, ngâm tay chân hằng ngày.
  • Lá dâu tằm: Vị thuốc này còn được gọi là tang diệp có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt. Bạn có thể lấy 1 nắm lá dâu tằm, đun nước uống hằng ngày, hoặc phối hợp cùng các vị thuốc khác như lá lốt, hạt sen để tăng hiệu quả điều trị.
  • Muối trắng: Cho muối trắng vào chảo, rang đến khi muối có màu vàng nhạt thì bỏ vào túi vải sạch và chườm lên bàn tay, bàn chân, có thể kết hợp thêm với ngâm chân với nước muối và gừng để có kết quả tốt hơn.

Lời khuyên cho người bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân

Bên cạnh những phương pháp điều trị kể trên, người bệnh nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày theo hướng dẫn sau để nhanh kiểm soát tốt mồ hôi tay chân: 

  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, các loại gia vị (tiêu, ớt, tỏi, mù tạt…), thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ…
  • Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá, tránh đồ uống chứa caffein như cà phê, trà đặc.
  • Rửa tay chân bằng xà phòng sát khuẩn, thay giày và tất thường xuyên để ngăn ngừa mồ hôi gây mùi khó chịu.
  • Đi giày hở mũi hoặc giày vải, giày da thoáng khí, lựa chọn tất chất liệu cotton giúp thấm hút mồ hôi tốt.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và uống nhiều nước để làm mát cơ thể.

Khi đã hiểu rõ nguyên nhân của bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân, việc chữa trị cũng sẽ dễ dàng hơn. Nếu cần được tư vấn thêm về phương pháp điều trị mồ hôi tay chân, bạn hãy liên hệ đến số 0987.45.49.48 để được chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất.

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/en/news/health-news/general-health-check/what-is-sweaty-hands-and-feet/