Nghiên cứu một số đặc điểm về nhận thức tổng quát trên bệnh nhân động kinh cục bộ phức tạp ở người trưởng thành

Nghiên cứu một số đặc điểm về nhận thức tổng quát trên bệnh nhân động kinh cục bộ phức tạp ở người trưởng thành

 

 Nguyễn Công Hoan, Hồ Đăng Mười

 

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả, đánh giá đặc điểm nhận thức tổng quát trên bệnh nhân động kinh cục bộ phức tạp ở người trưởng thành.

Đối tượng và phương pháp: 40 bệnh nhân động kinh trưởng thành được khám, chẩn đoán theo bệnh án mẫu và đánh giá nhận thức tổng quát bằng test MMSE, tổng điểm MMSE 30 và đánh giá giảm khả năng nhận thức tổng quát tương ứng với số điểm trung bình MMSE giảm dần, đánh giá ảnh hưởng các yếu tố nguy cơ dựa vào so sánh tỷ suất chênh OR.

Kết quả: Điểm trung bình về MMSE giữa hai giới (nam 25,3 ± 3,87; nữ 24,8 ± 2,90) không có sự khác biệt (p>0,05). Điểm MMSE giảm rõ rệt ở nhóm động kinh có sử dụng Gardenal và nhóm động kinh cục bộ phức tạp có tần suất cơn dày (p<0,05). 

Kết luận: Có mối liên quan giữa sử dụng Gardenal trong điều trị động kinh cục bộ phức hợp và tần suất cơn với giảm khả năng nhận thức tổng quát.

 

 I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Động kinh là loại bệnh lý mạn tính của não, chiếm khoảng một phần tư trong tổng số bệnh lý thần kinh. Theo Jallon. P (2001) nhận thấy động kinh cục bộ chiếm 60%, trong đó một phần tư là động kinh cục bộ đơn giản và ba phần tư là động kinh cục bộ phức tạp [3].

Động kinh cục bộ phức tạp là động kinh cục bộ kèm theo suy giảm ý thức trong đó người bệnh bị rối loạn khả năng nhận thức và đáp ứng đối với các kích thích bên ngoài. Trên Thế giới, động kinh cục bộ phức tạp là một trong những bệnh lý hiện nay đang được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có lĩnh vực nhận thức[5;7]. Để đánh giá về tình trạng nhận thức, ngoài thăm khám lâm sàng chuyên khoa tâm thần kinh, bộ câu hỏi trắc nghiệm thần kinh tâm lý của ICD 10 là công cụ khách quan để đánh giá tính chất và mức độ rối loạn nhận thức [8]. Trong các bộ câu hỏi, Trắc nghiệm Tâm thần tối thiểu (Mini Mental State Examination:MMSE) được xem là một công cụ có giá trị sàng lọc ban đầu để đánh giá sơ bộ về những rối loạn trong lĩnh vực nhận thức gọi là nhận thức tổng quát. Với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, MMSE hiện nay trên thế giới đang được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu sàng lọc bệnh nhân rối loạn nhận thức nói chung và sa sút trí tuệ nói riêng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tần suất cơn động kinh cục bộ phức tạp cũng như sử dụng một số thuốc kháng động kinh có ảnh hưởng đáng kể đến biến đổi nhận thức tổng quát, đặc biệt là khi sử dụng nhóm Phenolbacbital (Gardenal) hay Clonazepam (Rivotril) [5;6]. Tần suất cơn càng dày nhận thức tổng quát càng giảm đã được các tác giả công nhận[4].

Nhằm đánh giá một số biến đổi nhận thức tổng quát trên bệnh nhân động kinh cục bộ phức tạp ở người trưởng thành và nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình nhận thức của người bệnh, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu một số đặc điểm về nhận thức tổng quát trên bệnh nhân động kinh cục bộ phức tạp ở người trưởng thành” với mục tiêu:

       – Mô tả đặc điểm nhận thức tổng quát trên bệnh nhân động kinh cục bộ phức tạp ở người trưởng thành.

Phân tích mối liên quan giữa điểm MMSE với tần số cơn động kinh cục bộ phức tạp và việc sử dụng Gardenal trong điều trị.

 

II.  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

30 bệnh nhân từ 20 tuổi trở lên, được chẩn đoán là động kinh cục bộ phức tạp (theo phân loại quốc tế về các cơn động kinh (1981). Các bệnh nhân được khám lâm sàng, điện não đồ theo bệnh án riêng thiết kế cho nghiên cứu. Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lâm sàng sẽ được tiến hành làm trắc nghiệm tâm thần tối thiểu (MMSE) theo mẫu.

Loại trừ các trường hợp cơn động kinh cục bộ phức tạp do các nguyên nhân cấp tính (tai biến mạch máu não giai đoạn cấp, viêm não, áp xe não, chấn thương sọ não, ngộ độc), các trường hợp động kinh không phải là động kinh cục bộ phức tạp, nghi, bệnh nhân mù chữ, khiếm thị hoặc khiếm thính.

2. Phương pháp nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu các đối tượng sẽ được tiến hành thông qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Chẩn đoán xác định động kinh [8]:

–          Chẩn đoán cơn động kinh: Căn cứ vào thăm khám lâm sàng phối hợp với điện não đồ (trong đó lâm sàng là chủ yếu).

–          Chẩn đoán động kinh: Phải có từ hai cơn động kinh trở lên cách nhau trên 24 giờ, không liên quan đến các tổn thương cấp tính, rối loạn chuyển hóa (theo tiêu chuẩn của Liên hội Quốc tế chống Động kinh), dựa vào mô tả của người làm chứng hoặc quan sát cơn động kinh của bệnh nhân động kinh.

–          Phân loại cơn động kinh : Theo phân loại 1981 của Liên hội Quốc tế chống động kinh [7].

Giai đoạn 2 : Thực hiện trắc nghiệm kiểm tra trạng thái tâm thần tối thiểu của Folstein (Mini Mental State Examination/ MMSE)[7] cho các đối tượng nghiên cứu. Điểm tối đa 30. Đánh giá theo mức độ giảm dần của thang điểm tương đương mức độ giảm dần tình trạng nhận thức tổng quát.

– Chúng tôi chia nhóm tần suất cơn dựa vào nghiên cứu Dodrill CB (2004) [5].

– Thông tin được sử lý bằng chương trình SPSS 15.0. Với một số chỉ số so sánh cặp như sau:

 + p1, p2, p3: So sánh từng cặp nhóm bệnh nhân sử dụng Gardenal với các nhóm tần suất cơn nhằm đánh giá ảnh hưởng độc lập của tần suất cơn lên nhận thức tổng quát.

 + p4, p5, p6: So sánh từng cặp nhóm sử dụng thuốc kháng động kinh không phải Gardelnal với các nhóm tần suất cơn nhằm đánh giá sự ảnh hưởng độc lập của tần suất cơn lên nhận thức tổng quát.

+ p7, p8, p9: So sánh từng cặp các nhóm tần suất cơn với 2 nhóm bệnh nhân sử dụng Gardenal và sử dụng nhóm thuốc khác nhằm đánh giá ảnh hưởng độc lập của thuốc kháng động kinh Gardenal đến nhận thức tổng quát của bệnh nhân.

 

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Screenshot 2015-11-24 14.40.02

Screenshot 2015-11-24 14.41.29

Hình 1.Liên quan giữa MMSE và thuốc điều trị động kinh.

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân động kinh có sử dụng Gardenal (n=15) điểm trung bình MMSE là 22,7± 5,84 thấp hơn so với điểm trung bình MMSE ở  bệnh nhân điều trị các nhóm kháng động kinh khác (n=15) (26,2±0,52 có ý nghĩa với p =0,013 <0,05). 

Screenshot 2015-11-24 14.44.35

Nhận xét: Tần suất cơn động kinh càng nhiều thì điểm trung bình MMSE càng thấp có ý nghĩa thống kê khi so sánh từng cặp với P1, P2, P3 <0,05 OR tương ứng 1,2; 1,4; 1,5. 

Screenshot 2015-11-24 14.46.03

Nhận xét:

–          Điểm trung bình MMSE khi so sánh từng cặp trên cùng một đối tượng (có sử dụng Gardenal hay thuốc khác) có xu hướng giảm dần khi tần suất cơn tăng dần (p1, p2, p3 <0,05 với OR lần lượt: 1,1; 1,2; 1,4 và p4, p5,6 < 0,05 với OR lần lượt: 1,1; 1,2; 1,3).

–          Trong nhóm bệnh nhân có cùng tần suất cơn, người sử dụng Gardenal có điểm trung bình MMSE thấp hơn nhóm sử dụng kháng động kinh khác (p7,p8,p9 < 0,05 với OR lần lượt là 1,4;1,3;1,3). 

IV. BÀN LUẬN

Ở Việt Nam, trong nghiên cứu của Nguyễn Đại Chiến, Ngô Văn Dũng và cộng sự sử dụng MMSE sàng lọc sa sút trí tuệ trên những người từ 60 tuổi trở lên [1;2] đã thấy kết quả biến đổi về nhận thức tổng quát ở nam giới tốt hơn nữ giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm trung bình chung bệnh nhân động kinh cục bộ phức tạp MMSE giữa hai giới  không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Dodril và nhiều tác giả khác [4]. Liên quan giữa nhận thức tổng quát với loại động kinh,Dodril và cộng sự [4] cho thấy nhận thức tổng quát giảm rõ rệt hơn ở nhóm động kinh cục bộ phức tạp so với các nhóm động kinh khác. Thuốc điều trị động kinh là một phần rất quan trọng không thể thiếu trong điều trị động kinh, tuy nhiên, một số thuốc có ảnh hưởng đến nhận thức. Nghiên cứu chúng tôi cho thấy nhận thức tổng quát của nhóm sử dụng các thuốc kháng động kinh không phải phenobarbital có xu hướng tốt hơn so với nhóm sử dụng Gardenal (phenolbacbital), nhận xét này cũng trùng hợp với giả khuyến cáo cảu nhiều tác giả trên thế giới. Tuy nhiên, do Gardenal là loại thuốc hoạt phổ rộng và giá rẻ, tại một số nước nghèo, đây vẫn là lựa chọn hàng đầu phù hợp về mặt kinh tế. Chính vì thế, cần được đánh giá chặt chẽ hơn chi phí/hiệu quả của thuốc đang là vấn đề còn bàn cãi. Liên quan giữa tần số cơn động kinh và nhận thức tổng quát:Khi tần suất cơn động kinh càng dày thì nhận thức tổng quát càng giảm, điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu về nhận thức trên bệnh nhân động kinh trên thế giới xác nhận. Các tác giả cho rằng khi lên cơn làm tổn thương tế bào não chính là yếu tố làm giảm khả năng nhận thức nói chung và nhận thức tổng quát nói riêng và kết quả nghiên cứu chúng tôi không nằm ngoài nhận định dó. Mặt khác cũng cho thấy với tất cả các so sánh từng cặp về ảnh hưởng về nhận thức tổng quát giữa sử dụng thuốc kháng động kinh với tần suất cơn có giá trị cộng hưởng nhưng lại là hai biến cố độc lập (với p<0,05). Chính vì vậy ảnh hưởng về nhận thức tổng quát của thuốc kháng động kinh cũng như về tần suất cơn là độc lập.

V. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân động kinh cục bộ phức tạp người trưởng thành về nhận thức tổng quát chúng tôi nhân thấy: Không có sự khác biệt về biến đổi nhận thức tổng quát giữa hai giới. Sử dụng Gardenal trong điều trị động kinh làm giảm khả năng nhận thức tổng quát. Tần suất cơn càng dày nhận thức tổng quát càng giảm.

 

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Nguyễn Đại Chiến (2006), Đánh giá chức năng nhận thức ở người Việt Nam từ 60 tuổi trở lên bằng một số trắc nghiệm thần kinh tâm lý, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, TP. Hà Nội.
  2. Ng« V¨n Dòng (2005), “Bư­­íc ®Çu ®¸nh gi¸ suy gi¶m nhËn thøc nhÑ vµ mét sè yÕu tè liªn quan ë ng­êi cao tuæi t¹i huyÖn Ba V×, Hµ T©y” LuËn v¨n Th¹c sÜ Y häc, Trư­êng §¹i häc Y Hµ Néi, trang 15 – 45.
  3. Pierre.jallon (2001), “Động kinh – định nghĩa, dịch tễ học, phân loại, các yếu tố nguy cơ và điều trị”, Người dịch: BS. Nguyễn Công Hoan.
  4. American Psychiatric Association (2000), Diagnostic and Statistical manual of Mental Disorders,. DSM- IV-TR, 4th ed, Washington .
  5.    Dodrill CB. Neuropsychological effects of seizures. Epilepsy Behav. 2004;5 (Suppl. 1): S21-24.
  6. Folstein M.F., Folstein S.E., McHugh P.R. (1975), “Mini- Mental State. A practical method for grading the cognitive state of patients for the clinician”, Journal of Psychiatric Research, 12: pp 189 – 198.
  7. International League Against Epilepsy (1993), Guideline for epidemiological study on epilepsy, Epilepsia, pp96 – 592.
  8. World Health Organization (1992), The ICD- 10 classification of Mental  and Behavioral Disorders, W.H.O. Geneva : 64 – 65 .