Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng của chảy mái não bán cầu tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên
Vi Quốc Hoàn*, Trần Văn Tuấn**
*Bệnh viện Đa khoa Trưng ương Thái Nguyên
**Trường Đại học Y dược Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 126 bệnh nhân chảy máu não bán cầu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong thời gian từ 8/2010 đến 3/2011. Kết quả cho thấy: chảy máu trong não bán cầu khởi phát đột ngột tự phát chiếm 92,1%, chủ yếu gặp ở lứa tuổi 60, tỷ lệ nam / nữ = 2,2 (69% và 31%). các yếu tố nguy cơ thường gặp: tăng huyết áp (87,3%), rối loạn lipid máu (27,7%), nghiện rượu (26,9%) và (16,7%) lạnh đột ngột. Các triệu chứng phổ biến: 96% liệt nửa người, nhức đầu (69%), 66,7% rối loạn cơ tròn, liệt dây VII trung ương 54, 8%; buồn nôn, nôn 52,3%; rối loạn ý thức 46%, 43,6% rối loạn ngôn ngữ, 41,3% có rối loạn thần kinh thực vật, vị trí chảy máu chủ yếu là vùng đồi thị (75,4%), 47,6% chảy máu não thất thứ phát; 47,2% khối máu tụ lớn và trung bình; 56,3% có di lêch đường giữa do khối máu tụ gây ra.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch máu não nói chung và chảy máu não nói riêng vẫn luôn là vấn đề thời sự cấp thiết, đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm, nghiên cứu trong nhiều khía cạnh khác nhau vì tính phổ biến và những di chứng nặng nề của bệnh. Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch ở các nước phát triển. Do vậy, trên lâm sàng việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh một cách chính xác là một việc hết sức quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn cấp của chảy máu não bán cầu vì chiếm tỷ lệ rất cao.
Với mục đích nâng cao chất lượng chẩn đoán và tiên lượng để từ đó giúp cho công tác điều trị được tốt hơn, góp phần hạn chế những hậu quả nặng nề của tai biến mạch máu não, nhất là ở thể chảy máu não bán cầu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của chảy máu não bán cầu.
2. Xác định một số yếu tố tiên lượng của chảy máu não bán cầu.
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 165 bệnh nhân, được chẩn đoán xác định là chảy máu máu não bán cầu tự phát, không do sang chấn, được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn
– Lâm sàng: Những bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu đã được chẩn đoán xác định tai biến mạch máu máu não trên lâm sàng theo định nghĩa về TBMMN của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1990. Tuổi từ 18 trở lên, ở cả hai giới nam và nữ.
– Cận lâm sàng: Những bệnh nhân trên sau chẩn đoán lâm sàng sẽ được chụp CLVT sọ não, có hình ảnh chảy máu (tăng tỷ trọng từ 50 – 90 đơn vị Hounsfield) ở não bán cầu, đây là tiêu chuẩn vàng.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
– Những bệnh nhân có lâm sàng không phù hợp với định nghĩa về tai biến mạch máu não của Tổ chức y tế Thế giới và cận lâm sàng không có hình ảnh chảy máu não (tăng tỷ trọng) ở não bán cầu trên phim chụp CLVT sọ não.
– Bệnh nhân chảy máu não dưới lều, chảy máu dưới nhện, nhồi máu não.
– Bệnh nhân có bệnh lý về máu (xuất huyết do giảm tiểu cầu, thiếu máu do tan máu…).
– Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu.
1.3. Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
1.4. Thời gian nghiên cứu
Từ 1/8/2010 đến 31/7/2011.
2. Phương pháp nghiên cứu
– Thiết kế nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
– Cỡ mẫu nghiên cứu: toàn bộ
-Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích (chọn mẫu không xác suất),
3. Chỉ tiêu nghiên cứu
– Tuổi; giới; ngày, giờ, tháng xảy ra tai biến mạch máu não.
– Một số yếu tố nguy cơ, các triệu chứng lâm sàng thường gặp khi nhập viện
– Chụp cắt lớp vi tính sọ não (thời gian chụp, vị trí ổ tổn thương, số lượng, thể tích, độ di lệch đường giữa, phù não).
4. Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm EPI INFO 6.04 và SPSS 16.0
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Phân bố chảy máu não bán cầu theo tuổi và giới
Giới
Tuổi |
Nam (n =114 ) | Nữ (n=51) | Chung (n=165) | |||
n | % | n | % | n | % | |
20 < | 1 | 0,60 | 0 | 0,0 | 1 | 0,60 |
20 – 29 | 2 | 1,20 | 0 | 0,0 | 2 | 1,20 |
30 – 39 | 3 | 1,80 | 1 | 0,6 | 4 | 2,40 |
40 – 49 | 17 | 10,3 | 2 | 1,2 | 19 | 11,5 |
50 – 59 | 28 | 17,0 | 16 | 9,7 | 44 | 26,7 |
60 – 69 | 33 | 20,0 | 14 | 8,5 | 47 | 28,5 |
70 – 79 | 23 | 14,0 | 12 | 7,2 | 35 | 21,2 |
≥ 80 | 7 | 4,30 | 6 | 3,6 | 13 | 7,90 |
Trung bình | 62,10 ± 13,4 | |||||
Cộng | 114 | 69,2 | 51 | 30,8 | 165 | 100 |
Nhận xét: Bệnh gặp ở tuổi từ 18 đến 94. Bệnh tăng dần theo nhóm tuổi, nhóm tuổi từ 60-69 chiếm tỷ lệ cao nhất (28,5%). Tuổi trung bình của chảy máu não bán cầu là 62,10 ± 13,4. Nam (69,2%) gặp cao hơn nữ (30,8%), tỷ lệ nam/nữ là 2,2.
Bảng 2. Một số yếu tố nguy cơ của chảy máu não bán cầu
Yếu tố nguy cơ | Số lượng | Tỷ lệ % |
Tăng huyết áp | 136 | 82,4 |
Rối loạn Lipid máu | 56 | 33,9 |
Nghiện rượu | 37 | 22,4 |
Nghiện thuốc lá | 25 | 15,2 |
Gặp lạnh đột ngột | 21 | 12,7 |
Đái tháo đường | 9 | 5,4 |
Nhận xét: Có 7 YTNC thường gặp, gồm có tăng huyết áp (82,6%); rối loạn lipid máu (33,9%); nghiện rượu (22,4%); nghiện thuốc lá (15,2%); gặp lạnh đột ngột (12,7%); đái tháo đường (5,4%).
Bảng 3. Các triệu chứng lúc vào viện của chảy máu não bán cầu
Triệu chứng | Số lượng | % |
Liệt nửa người | 154 | 93,3 |
Rối loạn ý thức | 147 | 89,1 |
Rối loạn cơ tròn | 122 | 73,9 |
Liệt thần kinh sọ | 98 | 59,4 |
Đau đầu | 85 | 51,5 |
Rối loạn ngôn ngữ | 83 | 50,3 |
Rối loạn thần kinh thực vật | 65 | 39,4 |
Buồn nôn, nôn | 40 | 24,2 |
Dấu hiệu màng não | 30 | 18,2 |
Quay mắt, quay đầu nhìn bên liệt | 29 | 17,6 |
Co giật, kích thích | 21 | 12,7 |
Co cứng mất vỏ, duỗi cứng mất não | 7 | 4,2 |
Nhận xét: Triệu chứng thường gặp là liệt nửa người (93,3%); rối loạn ý thức các mức độ (89,1); rối loạn cơ tròn (73,9%); liệt dây thần kinh sọ (59,4%); đau đầu (51,5%); rối loạn ngôn ngữ (50,3%); rối loạn thần kinh thực vật (39,4%); buồn nôn và nôn (24,2%); dấu hiệu màng não (18,2%); quay mắt quay đầu nhìn bên liệt (17,6%); co giật kích thích (12,7%); co cứng mất vỏ, duỗi cứng mất não (4,2%).
Bảng 4. Vị trí chảy máu não bán cầu trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não
Vị trí chảy máu | n | Tỷ lệ (%) |
Bao trong, nhân xám TW | 124 | 75,2 |
Thùy đỉnh | 19 | 11,5 |
Thùy thái dương | 18 | 10,9 |
Thuỳ trán | 2 | 1,2 |
Thùy chẩm | 2 | 1,2 |
Chảy máu não thất thứ phát | 82 | 49,7 |
Nhận xét: Vị trí chảy máu ở vùng bao trong, nhân xám trung ương là 75,2%; chảy máu thuỳ não là 24,8% (trong đó thuỳ đỉnh là 11,5; thuỳ thái dương là 10,9%; thuỳ trán là 1,2% và thuỳ chẩm là 1,2%). Chảy máu não thất thứ phát là 49,7%.
Bảng 5. Thể tích khối máu tụ trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não (theoBroderick)
Thể tích | n | Tỷ lệ (%) |
<30 cm3 ( nhỏ) | 88 | 53,3 |
30- 60cm3 (vừa) | 40 | 24,2 |
> 60 cm3 (lớn) | 37 | 22,4 |
Tổng số | 165 | 100 |
Nhận xét: Bệnh nhân có thể tích khối máu tụ < 30cm3 là 53,3%; từ 30-60 cm3 là 24,2%; thể tích > 60 cm3 là 22,4%.
Bảng 6. Di lệch và mức độ di lệch đường giữa trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não
Độ di lệch | n | Tỷ lệ (%) |
< 5mm | 35 | 21,2 |
5- 10mm | 39 | 23,6 |
>10mm | 15 | 9,1 |
Tổng số | 89 | 53,9% |
Nhận xét: Có 53,9% bệnh nhân có hình ảnh di lệch đường giữa, trong đó di lệch <5 mm là 21,2%; di lệch từ 5-10 mm là 23,6%; di lệch >10 mm là 9,1% .
Bảng 7. Dấu hiệu phù não trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não
Phù não | n | % |
Có phù não | 80 | 48,5 |
Không phù não | 85 | 51,5 |
Tổng số | 165 | 100 |
Nhận xét: Có 48,5% bệnh nhân có hình ảnh phù não.
Bảng 8. Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và tiến triển chảy máu não bán cầu
Triệu chứng lâm sàng | Tiến triển của chảy máu não bán cầu | ||||
Tử vong(n=59) | Hồi phục(n=106) | χ 2 | p | ||
Rối loạn ý thức | Glasgow ≤ 8 | 50 | 6 | 105,74 | < 0,01 |
Glasgow > 8 | 9 | 100 | |||
Rối loạn thân nhiệt | Sốt > 38 độ C | 30 | 5 | 48,26 | < 0,01 |
Sốt ≤ 38 độ C và không sốt | 29 | 101 | |||
Tăng HA | Độ III | 25 | 25 | 6,33 | < 0,05 |
Độ I,II và HA bình thường | 34 | 81 | |||
Dấu hiệuMàng não | Có | 23 | 7 | 26,71 | < 0,01 |
Không | 36 | 99 | |||
Rối loạn cơ tròn | Có | 49 | 73 | 3,96 | < 0,05 |
Không | 10 | 33 | |||
Quay mắt, quay đầu | Có | 22 | 7 | 24,63 | < 0,01 |
Không | 37 | 99 | |||
Co cứng mất vỏ | Có | 7 | 0 | 13,13 | < 0,01 |
Không | 52 | 106 |
Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có điểm Glasgow ≤ 8 tiên lượng xấu hơn nhóm có điểm Glasgow > 8 (p<0,01). Rối loạn thân nhiệt ở nhóm có nhiệt độ >38 độ C tiên lượng xấu hơn nhóm có nhiệt độ ≤ 38 độ C và không sốt (p<0,01). Nhóm tăng huyết áp độ III có tiên lượng xấu hơn nhóm tăng huyết áp độ I,II và không tăng huyết áp (p<0,05). Bệnh nhân có cáctriệuchứng màng não, quay mắt quay đầu về một bên, co cứng mất vỏ duỗi cứng mất não có tiên lượng xấu hơn nhóm khác (p<0,01); ở nhóm có rối loạn cũng có tiên lượng xấu hơn nhóm không rối loạn (p<0,05).
Bảng 10. Mối liên quan giữa hình ảnh bệnh lý trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não và tiến triển của chảy máu não bán cầu
Đặc điểm tổn thương | Tiến triển của chảy máu não bán cầu | ||||
Tử vong(n=59) | Hồi phục(n=106) | χ 2 | p | ||
Vị trí | Bao trong-Nhân.xám | 45 | 79 | 0,06 | > 0,05 |
Thuỳ não | 14 | 27 | |||
Kích thước | >3 cm | 28 | 19 | 16,23 | <0,01 |
≤3 cm | 31 | 87 | |||
Thể tích | ≥60 cm3 | 30 | 7 | 42,65 | <0,01 |
<60 cm3 | 29 | 99 | |||
Độ di lệch | >10 mm | 13 | 2 | 18,62 | <0,01 |
≤ 10 mm | 46 | 104 | |||
Phù não | Có | 48 | 32 | 39,73 | <0,01 |
Không | 11 | 74 | |||
Máu vào não thất | Có | 43 | 39 | 19,75 | <0,01 |
Không | 16 | 67 |
Nhận xét: Ở nhóm có đường kính khối máu tụ >3 cm có tiên lượng xấu hơn nhóm có đường kính ≤3 cm (p<0,001); thể tích khối máu tụ ở nhóm có thể tích ≥60 cm3 có tiên lượng xấu hơn nhóm có thể tích < 60cm3 (p<0,01); ở nhóm có độ di lệch đường giữa >10 mm có tiên lượng xấu hơn nhóm di lệch ≤ 10 mm (p<0,01); ở nhóm phù não có tiên lượng xấu hơn nhóm không có phù não (p<0,01); ở nhóm có máu vào não thất tiên lượng xấu hơn nhóm không có máu vào não thất (p<0,01).
Bảng 11. Hồi qui logistic giữa các yếu tố tiên lượng và chảy máu não bán cầu
Biến độc lập(n=165) | Tử vong do chảy máu não | ||
OR | CI95% | p | |
Rối loạn ý thứcGlasgow =15 (TC*)
Glasgow 9-14 Glasgow ≤ 8 |
–
6,8 80,7 |
–
0,9 – 15,2 20,8 – 312,8 |
–
> 0.05 < 0,001 |
Thể tích khối máu tụ< 30 cm3 (TC)
30-60 cm3 > 60 cm3 |
–
1,1 5,1 |
–
0,5 – 2,3 1,4 – 18,8 |
–
> 0,05 < 0,05 |
Độ di lệchKhông di lệch (TC)
5-10 mm > 10 mm |
–
4,8 7,8 |
–
1,1 – 23,1 1,6 – 37,8 |
–
< 0,05 < 0,05 |
Log likelihood = -39,4 R2 = 0,606 |
(* TC: Tham chiếu)
Nhận xét: Các yếu tố như rối loạn ý thức (Glasgow ≤ 8 điểm), thể tích khối máu tụ > 60 cm3, độ di lệch > 10mm, khiđưa vàomô hình hồi quy đa biến logistic đã có đủ khả năng giải thích có ý nghĩa kết cục của chảy máu não bán cầu (p <0,05). Mô hình này đã giải thích được 60,6% sự thay đổi kết cục của chảy máu não bán cầu.
IV. BÀN LUẬN
1. Một số đặc điểm chung của chảy mãu não bán cầu
Qua nghiên cứu 165 BN chảy máu não bán cầu thấy tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ bằng 2,2. tất cả các tác giả đều thống nhất nam bị mắc nhiều hơn nữ và sự khác biệt giữa hai giới là do một số yếu tố nguy cơ ở nam có nhiều hơn nữ như tăng huyết áp, tiền sử đột quỵ, uống nhiều rượu, hút thuốc lá. Tuổi mắc bệnh trung bình của chảy máu não bán cầu là 62,1±13,4. tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng dần từ lứa tuổi 40 trở lên, nhóm tuổi từ 60-69 có tỷ lệ cao nhất (28,5%). Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả trong đó nhấn mạnh lứa tuổi từ 50 trở lên gặp cao hơn lứa tuổi <50.
Tỷ lệ tử vong chiếm 35,7% trong 30 ngày đầu. (nếu tính tử vong trong 3 ngày đầu là 55,9%, tử vong trong tuần đầu là 79,7% và chỉ có 20,3% tử vong sau một tuần đến dưới 30 ngày). Tỷ lệ này của chúng tôi cũng tương tự với kết quả của các tác giả khác.
2. Các yếu tố nguy cơ của chảy máu não bán cầu
Chúng tôi nhận thấy tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ có tỷ lệ cao nhất (82,6%), rối loạn Lipid máu (33,9%), tiếp theo nghiện rượu (22,4%), nghiện thuốc lá (15,2%), gặp lạnh đột ngột (12,7%), có tỷ lệ thấp là đái tháo đường (5,4%), stress (1,8%).
Trong 82,4% bệnh nhân khi nhập viện có tăng huyết áp, thì tăng huyết áp độ III là cao nhất (30,3%), tăng huyết áp độ II (29,7%), như vậy tăng huyết áp độ II, III đã chiếm tỷ lệ 60,0%. Tăng huyết áp độ I có tỷ lệ thấp (22,4%). Có 17,6% bệnh nhân không tăng huyết áp.
3. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân chảy máu não bán cầu
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy chảy máu não bán cầu khởi phát bệnh có tính chất đột ngột gồm 93,3% số bệnh nhân, chỉ có 6,7% khởi phát cấp tính, khởi phát từ từ tăng dần từng nấc không gặp ca nào. Kết quả này phù hợp với tất cả các nghiên cứu của các tác giả: Chảy máu não khởi phát đột ngột là chủ yếu. Hoàn cảnh khởi phát của chảy máu não bán cầu qua điều tra thấy thường gặp vào lúc nghỉ ngơi (48,5%) và trong khi làm việc bình thường thì gặp thấp hơn (30,9%), đặc biệt gặp lạnh đột ngột có 21 trường hợp (12,8%). Các hoàn cảnh khác có tỷ lệ không cao. Triệu chứng thường gặp lúc nhập viện là liệt nửa người (93,3%), rối loạn ý thức các mức độ (89,1%), rối loạn cơ tròn (73,9%), liệt dây VII TW (59,4%), đau đầu (51,5%), rối loạn thần kinh thực vật (39,4%), rối loạn thần kinh thực vật (38%).
Mức độ liệt nửa người được đánh giá theo Thang điểm của Henry (1984). Kết quả của chúng tôi có 93,3% bệnh nhân có liệt nửa người khi nhập viện ở các mức độ khác nhau, tỷ lệ này cũng phù hợp với nhận xét của các tác giả.
Rối loạn cơ tròn trong các bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu là rối loạn cơ tròn bàng quang (73,9%). Qua nghiên cứu thấy tỷ lệ đau đầu cũng khá cao (51,5%). Kết quả nghiên cứu thấy co giật kích thích chỉ chiếm 12,7%.
4. Đặc điểm cận lâm sàng chảy máu não bán cầu
Kết quả nghiên cứu cho thấy chảy máu não bán cầu có tỷ lệ cao nhất ở vùng bao trong và nhân xám trung ương (75,2%), chảy máu thuỳ não có tỷ lệ (24,8%) thấp hơn vùng bao trong, nhân xám, nhưng so với nghiên cứu của một số tác giả khác thì có cao hơn, trong đó hai thuỳ thái dương (10,9%), thuỳ đỉnh (11,5), có tỷ lệ cao hơn thuỳ trán (1,2%) và thuỳ chẩm (1,2%), chảy máu não thất thứ phát có tỷ lệ khá cao (49,7%). Nghiên cứu về thể tích khối máu tụ chúng tôi nhận thấy, có 100% bệnh nhân có tụ máu trong não, trong đó khối máu tụ có thể tích < 30cm3 là 53,3%; khối máu tụ có thể tích từ 30-60 cm3 chiếm 24,2%; khối máu tụ có thể tích >60 cm3 là 22,4%. Như vậy, kết quả nghiên cứu về thể tích khối máu tụ của chúng tôi với các tác giả tuy không tương đồng nhau về số lượng của các mức độ, nhưng xét về tổng thể thì thấy rằng thể tích khối máu tụ <30 cm3 chiếm phần đa số, trung bình là từ 30-60cm3, và chiếm tỷ lệ thấp hơn là >60 cm3.
Nghiên cứu về độ di lệch đường giữa chúng tôi nhận thấy có 53,9% số bệnh nhân có di lệch đường giữa do khối máu tụ ở trên phim CLVT sọ não, trong đó di lệch dưới <5 mm là 21,2%, di lệch từ 5-10 mm là 23,6%; di lệch >10 mm là 9,1%. Có 46,1% không có di lệch.
Tương tự như phần phân tích thể tích khối máu tụ, nhìn chung kết quả của chúng tôi về sự di lệch đường giữa của khối máu tụ gây ra cũng không tương đồng nhau nhiều về số lượng ở các mức độ với các tác giả khác, tuy nhiên các kết quả đều chỉ ra rằng độ di lệch <5 mm là chủ yếu, di lệch từ 5-10 mm ở mức trung bình, di lệch >10 mm có tỷ lệ thấp hơn.
Những trường hợp không bị di lệch trong kết quả nghiên cứu (46,1%) là do khối máu tụ có kích thước đường kính nhỏ (< 3cm), thể tích nhỏ (<30cm3), vị trí ổ tụ máu thường nằm ở các thuỳ não.
5. Đặc điểm một số yếu tố tiên lượng của chảy máu não bán cầu
Nghiên cứu về tăng huyết áp của các đối tượng nghiên cứu, kết quả cho thấy: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ có tỷ lệ cao nhất (82,4%) trong số các yếu tố nguy cơ, đồng thời là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Tăng huyết áp ở nhóm có tăng huyết áp độ III (mức độ nặng) có tiên lượng xấu hơn nhóm tăng huyết áp độ I,II và không tăng huyết áp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Ở thời điểm nhập viện mức độ rối loạn ý thức của các đối tượng nghiên cứu đã được tính theo Thang điểm hôn mê Glasgow. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm bệnh nhân có Glasgow ≤ 8 điểm thì tiên lượng xấu hơn nhóm có Glasgow > 8 điểm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,01). Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, đặc biệt là sốt cao cũng là một yếu tố tiên lượng xấu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhóm có nhiệt độ >38 độ có tiên lượng xấu hơn nhóm có nhiệt độ ≤ 38 độ và không sốt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Triệu chứng màng não có giá trị tiên lượng xấu hơn ở nhóm có triệu chứng này so với nhóm không có, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Triệu chứng rối loạn cơ tròn cũng có giá trị tiên lượng xấu hơn ở nhóm có triệu chứng này so với nhóm không có, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Triệu chứng quay mắt, quay đầu về một bên và triệu chứng co cứng mất vỏ, duỗi cứng mất não cũng có giá trị tiên lượng xấu ở nhóm có các triệu chứng này so với nhóm không có, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Chảy máu não thất thứ phát ở nhóm có máu chảy vào não thất có tiên lượng xấu hơn nhóm không có máu chảy vào não thất, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Qua kết quả nghiên cứu, chúng tối nhận thấy kích thước khối máu tụ ở nhóm có đường kính >3 cm có tiên lượng xấu hơn nhóm có đường kính ≤3 cm, sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,01). Thể tích khối máu tụ ở nhóm có thể tích ≥ 60 cm3 có tiên lượng xấu hơn nhóm có thể tích < 60 cm3, sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,01). Di lệch cấu trúc đường giữa ở nhóm có độ di lệch >10mm có tiên lượng xấu hơn nhóm di lệch ≤ 10mm, sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,01). Dấu hiệu phù não ở nhóm có phù não có tiên lượng xấu hơn nhóm không có phù não, sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,01).
Sau khi kiểm soát bởi 11 yếu tố, xây dựng được mô hình hồi qui với 3 biến có ý nghĩa là rối loạn ý thức nặng (glasgow ≤ 8 điểm), thể tích khối máu tụ > 60 cm3, độ di lệch >10mm. Mô hình này có thể giải thích được 60,6% kết cục của chảy máu não bán cầu. 30,4% còn lại sẽ được giải thích bởi sự kết hợp của những yếu tố khác.
IV. KẾT LUẬN
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của chảy máu não bán cầu
1.1. Đặc điểm lâm sàng
Tỷ lệ khởi phát đột ngột (93,3%).
- Triệu chứng toàn phát:liệt nửa người (93,3%);rối loạn ý thức (89,1%); rối loạn cơ tròn (73,9%);tăng huyết áp (82,4%); đau đầu (51,5%); rối loạn ngôn ngữ (50,3%).
1.2. Đặc điểm cận lâm sàng
- Vị trí chảy máu: bao trong, nhân xám trung ương (75,2%), các thuỳ não (24,8%), não thất thứ phát (49,7%).
- Kích thước khối máu tụ: Có đường kính < 3 cm là 26,7%; có đường kính từ 3-5 cm là 44,8%; có đường kính >5 cm là 28,5%.
- Thể tích khối máu tụ: tụ máu < 30cm3 là 53,3%; từ 30-60 cm3 là 24,2%;>60 cm3 là 22,4%.
- Di lệch đường giữa (53,9%). Trong đó di lệch dưới <5 mm là 21,2%; dilệch từ 5-10 mm là 23,6%; di lệch>10 mm là 9,1%;
- Phù não (48,5%).
2. Một số yếu tố tiên lượng của chảy máu não bán cầu
- Có 11 yếu tố tiên lượng dự báo độc lập có giá trị là: Rối loạn ý thức nặng (điểm Glasgow ≤ 8 điểm), rối loạn thần kinh thực vật (sốt cao trên 38 độ), quay mắt quay đầu một bên, co cứng mất vỏ duỗi cứng mất não, rối loạn cơ tròn, triệu chứng màng não, tăng huyết áp độ III, thể tích khối máu tụ > 60cm3, độ di lệch >10 mm, chảy máu vào não thất và có phù não.
- Có 3 yếu tố có mối liên quan chặt chẽ và có giá trị tiên lượng nhất: rối loạn ý thức nặng (điểm Glasgow ≤ 8 điểm), thể tích khối máu tụ >60cm3, độ di lệch >10 mm.
SUMMARY
Background: This is a cross-sectional descriptive study including of 126 patients with hemisphere hemorrhage in Thai Nguyen General Central hospital from 8/2010 to 3/2011. The results showed that: bleeding in the brain hemisphere onset idiopathic sudden nature accounted for 92.1%, mainly in theage of60, the rate of male/female =2,2 (69% and 31%). The common risk factors: hypertension (87.3%), dyslipidemia (27.7%), alcoholism (26.9%) and (16.7%) sudden cold. The common symptoms: 96% hemiplegia; headache (69%); 66.7% urinary disorder; VIIcentralcordparalysis 54, 8%; nausea, vomiting 52.3%; disoder of consciousness46%; 43.6% language disorder;41.3% plantneurological disorders, the location of bleeding primarily in the thalamus (75.4%), 47.6% secondary intraventricular bleeding; 47.2% hematomaislarge and medium; 56.3 % hematoma causing deviationofthe center line. NgheĐọc ngữ âm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trần Tuấn Anh, Đỗ Danh Thắng (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ não trên 244 bệnh nhân chảy máu não tại bệnh viên 110”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, (5), tr 151-155.
- Hoàng Minh Cự, Bùi Thị Huyền, Lê Hải Song Hà (2007), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính chảy máu não trên bệnh nhân tăng huyết áp”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, (2), tr 34-37.
- Phan Thanh Hải và CS (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân đột quị tại bệnh viện Quân Y 107”, Tạp chí Y học Việt Nam, (374), tr 43-48.
- Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Hoàng Ngọc, Đỗ Mai Huyền, Đinh Hải Hà (2007), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của 1378 bệnh nhân đột quị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, (2), tr 5-11.
- Qureshi A I, Mendelow AD and Hanley DF (2009), “Intracerebral haemorrhage”, Lancet (373), p 1632-44.