Lịch sử Hội Thần kinh học Việt Nam
Lịch sử Hội Thần kinh học Việt Nam
GS.TS. Lê Đức Hinh, PGS.TS. Nguyễn Chương
Hội Thần kinh học Việt Nam
Lịch sử của Thần kinh học Việt Nam bắt đầu từ sau khi miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng tháng 10 năm 1954. Theo quyết định của Bộ Y tế nước Việt Nam Dõn chủ Cộng hũa, ngày 2 thỏng 12 năm 1956, Khoa Thần kinh và Tinh thần đầu tiên, gọi tắt là Khoa Tinh Thần kinh được thành lập tại Bệnh viện Bạch Mai đồng thời với sự khai giảng Bộ môn Tinh Thần kinh ở Trường Đại học Y Dược khoa Hà Nội. Bác sĩ Nguyễn Quốc Ánh, một thầy thuốc chuyờn khoa Thần kinh và Tinh thần, nguyên Trưởng khoa lâm sàng tại Đại học Y khoa Paris ở Pháp về, được giao phụ trách Trưởng khoa và Trưởng Bộ môn. Từ đầu năm 1957, các hoạt động khám chữa bệnh, giảng dạy sinh viên và đào tạo cỏn bộ chuyờn khoa Tinh Thần kinh được song song triển khai. Khoa là cơ sở thực hành của Bộ môn và được Bộ Y tế giao nhiệm vụ giúp Bộ chỉ đạo ngành Tinh Thần kinh.
TIỀN ĐỀ CỦA SỰ THÀNH LẬP HỘI
Từ khi khai trương Khoa Thần kinh và Tinh thần thường xuyên liên hệ với các khoa trong Bệnh viện Bạch Mai và các khoa Phẫu thuật Thần kinh, Chấn thương chỉnh hỡnh tại cỏc Bệnh viện Phủ Doón (nay là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) và Viện Quân y 108 (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108). Với sự cộng tác như vậy, công trình đầu tay của Khoa và Bộ môn về “Hội chứng thần kinh của u độc nền sọ” được báo cáo tại Tổng hội Y Dược học Việt Nam vào tháng 3 năm 1957. Một chương trình giảng dạy về Thần kinh học và Tâm thần học hoàn toàn bằng tiếng Việt cùng với việc áp dụng các phương pháp kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị ngày đó đó tạo một thế vững cho chuyên khoa trong nền y học của nước nhà.
Từ 1956 đến 1960 là giai đoạn xây dựng Khoa Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện Việt Đức và Khoa Thần kinh Bệnh viện Hữu nghị Việt Xụ, phỏt triển Khoa Phẫu thuật Thần kinh Viện Quõn y 108 và Khoa Thần kinh – Tâm thần Viện Quân y 103. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để các thầy thuốc chuyên khoa quân dân y cùng nhau gặp gỡ, tập trung trí tuệ và khả năng chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân. Sự hội tụ của các cánh chim đầu đàn như các thầy Nguyễn Quốc Ánh, Phạm Gia Triệu, Nguyễn Thường Xuân, Lê Văn Chánh, Đặng Đình Huấn cùng đội ngũ tiên phong như các thầy Nguyễn Văn Đăng, Nguyễn Chương, Phan Chúc Lâm, Lê Xuân Trung, Nguyễn Viết, Trần Đình Xiêm và các chuyên gia nước ngoài như các Bác sĩ Komaromy Lỏszlo, Kolek, Kenarov, Boszormynội.đã góp phần từng bước đẩy mạnh sự phát triển các chuyên khoa Thần kinh, Tâm thần và Phẫu thuật Thần kinh ở Việt Nam.
THÀNH LẬP HỘI THẦN KINH, TÂM THẦN và PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM
Trong bối cảnh nêu trên, việc tập hợp lực lượng của ba chuyên khoa là một yêu cầu thiết yếu. Công tác chuẩn bị tổ chức và nhân sự được xúc tiến trong tháng 8 năm 1962 với sự tham gia của đại diện ba chuyên khoa.
Ngày 1 tháng 9 năm 1962, Đại hội lần thứ Nhất của ba chuyên khoa được tổ chức trọng thể tại Giảng đường C Bệnh viện Bạch Mai. Một số công trỡnh nghiờn cứu khoa học đó được báo cáo tại Hội nghị. Ban trù bị thành lập Hội đó xin ý kiến của cỏc đại biểu trong Đại hội về cơ cấu của các cấp lónh đạo và được sự nhất trớ toàn thể Đại hội. Ngày 3 tháng 9 năm 1962, Hội Thần kinh, Tâm thần và Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam chính thức ra đời dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và Đại diện Chủ tịch Tổng hội Y Dược học Việt Nam.
Ban Chấp hành gồm: Bỏc sĩ Đặng Đỡnh Huấn, Chủ tịch Hội; đồng Phó Chủ tịch là Bác sĩ Nguyễn Quốc Ánh và Bỏc sĩ Phạm Gia Triệu. Tổng Thư ký là Bỏc sĩ Nguyễn Thường Xuân. Tham gia Ban Thường vụ có các Bác sĩ Nguyễn Văn Đăng, Lê Văn Chánh, Nguyễn Việt, Trần Đình Xiêm, Nguyễn Chương , Lê Đức Hinh và một số đại biểu khác. Trụ sở của Hội đặt tại Khoa Thần kinh và Tinh thần Bệnh viện Bạch Mai.
Đại hội lần thứ Hai của Hội được tổ chức ngày 15 tháng 9 năm 1964 tại Hội trường lớn của Khoa Thần kinh và Tinh thần Bệnh viện Bạch Mai. Nhiều đề tài khoa học phản ánh quá trình hoạt động và phát triển của ba chuyên khoa đã được trình bày.
Đây cũng là giai đoạn cả nước đang vào cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nên các sinh hoạt thường kỳ của Hội tạm thời bị gián đoạn để tập trung mọi nguồn lực vào việc bảo vệ bệnh nhân và chăm sóc sức khỏe nhân dân tại mọi địa phương. Trong lúc này, một số công trình nghiên cứu liên quan đến cả ba chuyên khoa vẫn được tiến hành tại Hà Nội cũng như trong các vùng khói lửa chiến tranh.
Theo xu hướng chung trên thế giới, ngày 15 tháng 8 năm 1969, dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Thần kinh học và Tâm thần học được tách thành hai chuyên ngành riêng biệt. Trong tình hình mới, các sinh hoạt khoa học của Hội vẫn được duy trì nhưng dần dần đã có xu hướng thu hẹp trong phạm vi liên ngành Thần kinh học và Tâm thần học hoặc Thần kinh học và Phẫu thuật Thần kinh.
SAU NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
Sau ngày thống nhất đất nước, cùng với sự chuyển đổi công tác từ Bắc vào Nam của một số hội viên, hoạt động của Hội cũng có một số chuyển biến. Các cán bộ tu nghiệp ở nước ngoài trở về đã kịp thời giới thiệu tình hình phát triển chuyên khoa trên thế giới với các đồng nghiệp của mình. Ngoài ra quan hệ giao lưu khoa học với các nước phương Tây cũng giúp nắm bắt các thành tựu khoa học mới liên quan đến các chuyên ngành của Hội. Do đó chủ đề các buổi sinh hoạt khoa học của Hội ngày càng đi sâu vào Thần kinh học, Phẫu thuật Thần kinh hoặc Tâm thần học cùng với sự phát triển của ba chuyên ngành tại các trung tâm lớn từ Bắc vào Nam.
Một hình thức phổ biến là triển khai các sinh hoạt khoa học định kỳ nhằm bồi dưỡng kiến thức chuyên khoa theo từng chuyên ngành kết hợp với các Bộ môn liên quan thuộc Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh hoặc Trường Đại học Y Dược khoa Huế.
Nơi gặp gỡ giao lưu phần lớn tại Khoa Thần kinh của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy với sự tham gia của các đồng nghiệp quân dân y trong khu vực. Đó cũng là tiền đề cho việc thành lập các Chi hội chuyên khoa sau này. Trong các cuộc sinh hoạt khoa học, chúng ta đã mời một số chuyên gia nước ngoài tới trao đổi chuyên môn tại một số cơ sở Viện – Trường ở Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh. Đáp lại tình hữu nghị của chúng ta, một số nước trên thế giới đã đề nghị một số đại diện của Hội tới báo cáo khoa học tại châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi. Trong giai đoạn hai mươi năm sau năm 1975 và từ khi đất nước đổi mới, hoạt động của Hội Thần kinh, Tâm thần và Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam được thể hiện một cách linh hoạt sinh động qua các hoạt động của ba thành viên của Hội .
Đối với chuyên ngành Thần kinh học, trọng tâm cơ bản là phát triển chuyên khoa tại các tỉnh và thành phố lớn, các bệnh viện trung ương quân y và dân y cũng như trong một số bệnh viện của ngành Giao thông Vận tải, Bưu chính Viễn thông. Nhiều cuộc tập huấn, hội thảo, hội nghị về Thần kinh học được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hải Phòng và Hà Nội với sự tham gia của một số chuyên gia quốc tế. Có thể nói các hoạt động khám, chữa bệnh và dự phòng, giảng dạy và đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, tư vấn và phản biện, hợp tác quốc tế luôn được duy trì. Mối quan hệ chuyên môn với Hoa Kỳ, Pháp, Bỉ, Nhật Bản, Ôxtrâylia và các nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á được tăng cường đã củng cố vị thế của Thần kinh học Việt Nam.
Sự kiện đáng ghi nhớ là ngày 27 tháng 7 năm 1997, Hội Thần kinh học Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của Hiệp hội Thần kinh học các nước Đông Nam Á (ASEAN Neurological Association/ASNA) tại Singapore. Từ đó đến nay, trong các cuộc Hội thảo chuyên đề cũng như Hội nghị thường kỳ hai năm của Hiệp hội, chúng ta đều tham gia báo cáo với các công trình nghiên cứu khoa học của các đồng nghiệp trong cả nước.
Về phía chuyên ngành Phẫu thuật Thần kinh đã khai trương nhiều khoa Phẫu thuật Thần kinh mới ở nhiều tỉnh và thành phố lớn trong nước. Chuyên ngành đã quan tâm tổ chức một số cuộc hội thảo, hội nghị với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế.
Đối với chuyên ngành Tâm thần học, một mạng lưới các cơ sở điều trị được hình thành tại hầu hết các tỉnh và thành phố trong cả nước. Ngày 8 tháng 8 năm 1991, Bộ Y Tế đã ban hành Quyết định thành lập Viện Sức khỏe Tâm thần kết hợp Khoa Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai với Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội. Bệnh viện Tâm thần Trung ương đặt cơ sở I tại Thường Tín và cơ sở II tại Biên Hòa. Nhiều cuộc tập huấn, hội thảo, hội nghị trên quy mô quốc tế nhằm bồi dưỡng chuyên môn cho các hội viên chuyên khoa Tâm thần học đã được tổ chức thành công.
SỰ THÀNH LẬP HỘI THẦN KINH HỌC VIỆT NAM
Tình hình hoạt động tích cực của ba chuyên ngành trong Hội Thần kinh, Tâm thần và Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam như mô tả trên là điều kiện để phát triển Hội thành ba Hội độc lập. Do đó theo Quyết định số 998/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã giải thể Hội Thần kinh, Tâm thần và Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam và cho phép thành lập Hội Thần kinh học Việt Nam.
Ban chấp hành Hội Thần kinh học Việt Nam
Thực hiện Quyết định trên, Đại hội Đại biểu toàn quốc đã thành lập Hội Thần kinh học Việt Nam ngày 20 tháng 5 năm 1998 tại Hà Nội. Ban Thường vụ Hội với đại diện các đơn vị chuyên khoa Thần kinh học quân dân y trong cả nước đã nhất trí bầu Ban Chấp hành và các chức danh sau: Chủ tịch Giáo sư Phan Chúc Lâm; Phó Chủ tịch Giáo sư Lê Văn Thành và Giáo sư Lê Đức Hinh, Tổng thư ký Phó giáo sư Nguyễn Chương. Đại hội cũng quyết định cho xuất bản Nội san Thần kinh học và dự kiến triệu tập Đại hội Đại biểu toàn quốc cách bốn năm một lần; mặt khác khuyến khích thành lập các Chi hội Thần kinh học tại các địa phương trong nước.
Từ đó, các hội nghị chuyên đề được tổ chức thường xuyên theo các chủ đề như tai biến mạch não, động kinh, nhiễm khuẩn thần kinh, thoái hóa thần kinh, v.v… Ngày 25 và 26 tháng 4 năm 2000, Hội nghị Quốc tế về Động kinh lần thứ nhất đã diễn ra tại Bệnh viện Bạch Mai dưới sự bảo trợ của Liên hội Quốc tế Chống Động kinh ( ILAE), Hiệp hội Thần kinh học các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Hội Thần kinh học Việt Nam. Tiếp theo cũng tại Bệnh viện Bạch Mai, Hội Thần kinh học Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Quốc tế đầu tiên về Tai biến mạch não ngày 25 tháng 1 năm 2002 với sự tham gia của các đại biểu Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Hồng Kông, Đài Loan, singapore và Malaixia.
Trong phong trào phát triển các Chi hội, Chi hội Thần kinh học khu vực Tp. Hồ Chí Minh được thành lập đầu tiên vào ngày 20 tháng 9 năm 1995. Sau đó, Chi hội Thần kinh học khu vực Hà Nội chính thức ra mắt ngày 24 tháng 7 năm 2002. Chi hội Thần kinh học ở các khu vực khác lần lượt đi vào hoạt động: tại Cần Thơ ngày 19 tháng 11 năm 1998; tại Thái Nguyên ngày 27 tháng 10 năm 1999; tại Thanh Hóa ngày 12 tháng 12 năm 2000.
Một vinh dự lớn cho Hội Thần kinh học Việt Nam là được chủ trì Hội nghị Quốc tế về bệnh xơ cứng rải rác tại châu Á và Trung Đông lần thứ Hai tại Tp. Hồ Chí Minh vào hai ngày 19 và 20 tháng 11 năm 2004. Sự hội nhập quốc tế quan trọng nhất là Hội Thần kinh học Việt Nam được gia nhập vào Liên đoàn Thần kinh học Thế giới (World Federation of Neurology /WFN) nhân dịp Đại hội Thần kinh học Thế giới lần thứ XVIII tổ chức tại Xitni, Ôxtrâylia vào tháng 11 năm 2005. Đồng thời Hội Thần kinh học Việt Nam cũng trở thành thành viên của Hiệp hội Thần kinh học châu Á và châu Đại dương (The Asian and Oceanian Association of Neurology/AOAN).
Là một đại biểu trong Ban Tư vấn Tai biến mạch não châu Á (Asian Stroke Advisory Panel/ASAP) từ năm 1996, Hội Thần kinh học Việt Nam đã cùng với Ban Tư vấn tổ chức Hội nghị chuyên đề về Tai biến mạch não ngày 6 tháng 12 năm 2008 trong dịp Hội nghị lần thứ 25 của Ban Tư vấn tại Hà Nội. Tiếp theo là Hội nghị mùa Xuân về Động kinh do Hội tổ chức tại Hà Nội ngày 17 tháng 4 năm 2010 với sự tham dự của đại diện các nước Thái Lan, Singapore, Philippin, Hàn Quốc, Hồng Kông, Inđônêxia, Malaixia và Ôxtrâylia. Đây cũng là một chương trình Đào tạo Y học liên tục (CME) của Ban cố vấn Động kinh châu Á hợp tác với Hội Thần kinh học Việt Nam.
Trong lĩnh vực chuyên khoa, nhiều năm qua Hội đều có thành viên tham gia các Hội đồng Giám định Y khoa Trung ương và Ban Tư vấn Viện Pháp Y Quốc gia. Bộ Y Tế cũng đã chỉ định một số chuyên gia của Hội tham dự các Ban soạn thảo và xây dựng các Tiêu chuẩn giám định bệnh tật và thương tật, Tiêu chuẩn chết não phục vụ cho công tác ghép tạng, Tiêu chuẩn Chẩn đoán di chứng nhiễm chất độc hóa học/dioxin. Một số Hội đồng chuyên môn ngành hoặc liên ngành cấp Viện và cấp Bộ cũng đã yêu cầu sự tham gia của một số cán bộ chuyên khoa của Hội. Bộ Y tế đã tổ chức Hội đồng chuyên môn chỉ đạo công tác chăm sóc tai biến mạch não, chỉ định một số chuyên gia của Hội kết hợp với Tổ chức Đột quỵ não Thế giới (World Stroke Organization/WSO) xuống hỗ trợ các cơ sở y tế trong cả nước từ tháng 4 năm 2008 đến cuối năm 2009.
Hoạt động quan trọng nhất của Hội là các Hội nghị khoa học kỹ thuật. Từ sau Đại hội lần thứ I năm 1998, cách hai năm một lần đã tổ chức các Hội nghị luân phiên tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội do các Chi hội hai khu vực nói trên phụ trách
Một hội nghị được tổ chức tại Hà Nội nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập chuyên khoa Thần kinh học Việt Nam (2/12/1956 – 12/12/2006). Một Hội nghị diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh đánh dấu giai đoạn mười năm Hội Thần kinh học Việt Nam gia nhập Hiệp hội Thần kinh học các nước Đông Nam Á (1997 – 2007). Kỷ niệm 55 năm ngày thành lập chuyên ngành Thần kinh học Quân đội, Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 16 đã được tổ chức tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào tháng 12 năm 2012.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V được sự chỉ đạo của Chính phủ và Tổng hội Y học Việt Nam đã bầu lại Ban Chấp hành và Ban Thường vụ vào ngày 2 tháng 12 năm 2009. Trong nhiệm kỳ này, Đại hội đã giao nhiệm vụ như sau: Giáo sư Lê Đức Hinh, Chủ tịch; các Giáo sư Hoàng Văn Thuận, Vũ Anh Nhị, Lê Văn Thính là Phó Chủ tịch; Phó giáo sư Nguyễn Chương, Tổng Thư ký. Ban Thường vụ có 7 ủy viên. Ban Chấp hành gồm 24 ủy viên trong đó có 16 đại biểu phía Bắc, 8 đại biểu phía Nam; 3 đại biểu nữ, 21 đại biểu nam, 5 đại biểu quân y và 19 đại biểu dân y. Đại hội đã nhất trí tôn vinh Giáo sư Phan Chúc Lâm là Chủ tịch danh dự của Hội.
Trên bước đường phát triển chuyên khoa, nhiều thành viên của Hội đã đứng ra xây dựng thêm các Hội chống Động kinh, Hội phòng và chống Tai biến mạch máu não, Hội chống Đau. Một số hội viên của Hội Thần kinh học Việt Nam đã được công nhận là thành viên của Viện Hàn lâm Thần kinh học Mỹ (AAN), Hội Thần kinh học Pháp (SFN), Hội Tai biến mạch não Hoàng gia Thái Lan (RTSS) và một số hội quốc tế khác. Tổ chức Đột quỵ não Thế giới (WSO) đã đồng ý cho xuất bản Tạp chí Quốc tế Tai biến mạch não (International journal of Stroke) phiên bản tiếng Việt từ năm 2009 do Giáo sư Lê Văn Thính, Phó Chủ tịch Hội làm chủ biên.
Năm 2011 Hội tham gia biên soạn cuốn Từ điển Bách khoa Y học Việt Nam và đã xuất bản cuốn Từ điển Thuật ngữ Thần kinh học. Nội san Thần kinh học của Hội và hai Tập san của hai Chi hội ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội được xuất bản đều đặn. Từ tháng 1 năm 2013, Nội san của Hội được nâng lên thành Đặc san rồi được chính thức mang tên Tạp chí Thần kinh học, cơ quan ngôn luận của Hội Thần kinh học Việt Nam, xuất bản mỗi năm bốn số.
Ngoài ra Hội thường xuyên liên hệ chặt chẽ với Tổng hội Y học Việt Nam kết hợp thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước và các nhiệm vụ công tác của Tổng hội. Qua hai kỳ Hội nghị thường niên của Tổng hội tổ chức tại Hà Nội (2012) và Tp. Hồ Chí Minh (2013), Hội Thần kinh học Việt Nam đều có báo cáo tham dự.
Tóm lại, Hội Thần kinh học Việt Nam, từ thuở ban đầu là một thành viên trong Hội Thần kinh, Tâm thần và Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam, đến nay tiếp tục phát triển độc lập, đã trải nghiệm nhiều bước thăng trầm. Trên chặng đường hơn năm mươi năm qua, có thể nói Hội đã đạt được những thành tích nhất định đối với chuyên ngành Thần kinh học ở nước ta. Trong thiên niên kỷ này, đứng trước nhiều thách thức và cơ hội, Hội Thần kinh học Việt Nam quyết tâm tiếp tục tiến lên trên con đường khoa học để góp phần vào sự nghiệp vinh quang của Tổng hội Y học Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
Bộ Y Tế. Sơ lược lịch sử Y tế Việt Nam, tập I. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1996.
- Lê Đức Hinh. Nhìn lại chặng đường phát triển Hội Thần kinh học Việt Nam. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành Thần kinh. Hội Thần kinh học khu vực Hà Nội, 2006;3-10.
- Lê Đức Hinh. Nửa thế kỷ hoạt động của Hội Thần kinh học Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc tế Thần kinh học Việt Nam lần thứ 15. Hội Thần kinh học khu vực Hà Nội, 2011; 9-11.
- Lê Đức Hinh, Nguyễn Chương. Lược sử Hội Thần kinh học Việt Nam. Y học Việt Nam, 2013, tập 408;1- 6.