Châm cứu chữa mất ngủ có hiệu quả không? An toàn hay không?

Châm cứu chữa mất ngủ là phương pháp trị liệu bằng y học cổ truyền sử dụng kim tác động vào huyệt đạo, giúp tăng cường lưu thông máu, đả thông kinh mạch, từ đó giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được độ hiệu quả khi chữa mất ngủ bằng châm cứu.

Châm cứu là gì?

Châm cứu là phương pháp sử dụng các chiếc kim cực mỏng đâm xuyên qua da, tác động đến các huyệt đạo trên cơ thể. Đây là phương pháp điều trị truyền thống của người Trung Quốc, xuất hiện cách đây 3000 năm.

Đến thế kỷ 19, kỹ thuật chữa bệnh này được áp dụng khắp châu Âu và châu Mỹ. Từ đó, các nghiên cứu xác định loại huyệt và đường dẫn năng lượng khắp cơ thể (hay còn được gọi là kinh tuyến) có thể kích thích để giảm các triệu chứng do rối loạn sức khỏe gây ra.

Ngoài giải phóng các chất hóa học và kích thích cơ bắp, châm cứu còn tập trung vào việc điều tiết năng lượng, đả thông kinh mạch.

Châm cứu sử dụng một loại kim châm chuyên dụng để tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể

Châm cứu chữa mất ngủ là như thế nào?

Châm cứu chữa mất ngủ bằng cách kích thích các điểm cụ thể trên cơ thể nhằm điều chỉnh dòng năng lượng hoặc khí huyết. Theo y học cổ truyền, chứng mất ngủ xảy ra do mất cân bằng khí huyết trong cơ thể.

Châm cứu có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng bằng cách điều chỉnh dòng khí và thúc đẩy thư giãn. Châm cứu cũng kích thích cơ thể sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, hormone endorphin và melatonin, giúp thúc đẩy giấc ngủ. Endorphin là thuốc giảm đau tự nhiên có thể làm giảm đau và thúc đẩy thư giãn. Melatonin là một loại hormone giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức và rất cần thiết cho giấc ngủ ngon.

Châm cứu có chữa được bệnh mất ngủ không?

Châm cứu có thể làm giảm những triệu chứng mất ngủ mặc dù các cơ chế thật sự của liệu pháp này vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Đối với một số người bệnh mất ngủ, việc châm cứu thường xuyên trong thời gian từ 1-2 tháng có thể cải thiện một số tình trạng như:

 

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Giảm tình trạng thức giấc vào ban đêm.
  • Tăng tổng thời gian ngủ.
  • Giảm căng thẳng, lo âu.
  • Giảm đau.

Những người bị mất ngủ do trầm cảm, giai đoạn tiền mãn kinh hoặc do các cơn đau mãn tính có thể sử dụng liệu pháp châm cứu chữa mất ngủ hiệu quả.

Những ưu điểm của phương pháp châm cứu trị mất ngủ

Châm cứu chữa mất ngủ được nhiều người lựa chọn vì có những ưu điểm sau đây:

  • Hiệu quả và an toàn: Châm cứu chữa mất ngủ là phương pháp điều trị ít xâm lấn và tác dụng phụ nhưng có hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ sâu và giảm thời gian đi vào giấc ngủ.
  • Tính linh hoạt: Châm cứu chữa mất ngủ hiện tại có thể thực hiện tại các bệnh viện, các phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền. Thêm vào đó, liệu trình châm cứu được điều chỉnh phù hợp với tình trạng mất ngủ và cơ địa của mỗi người. Bạn hoàn toàn có thể chủ động trong khi châm cứu chữa mất ngủ.
  • Tác động toàn diện: Châm cứu trị mất ngủ không chỉ cải thiện giấc ngủ mà còn giảm các triệu chứng đi kèm khác như đau đầu, chóng mặt, hay quên. Đặc biệt, giúp giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện lưu thông máu, nâng cao sức khỏe toàn diện.

Phác đồ châm cứu điều trị mất ngủ

Theo y học cổ truyền, mất ngủ đến từ nhiều nguyên nhân như suy giảm các tạng trong cơ thể hoặc do tinh khí của các tạng này suy giảm. Tùy vào từng nguyên nhân và thể bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ châm cứu điều trị mất ngủ khác nhau, cụ thể như sau:

1.   Mất ngủ do Tâm Tỳ hư

Mất ngủ do Tâm Tỳ hư có thể khiến người bệnh trắng đêm không ngủ được, mộng mị nhiều kèm với đánh trống ngực. Nguyên nhân do lao lực hoặc suy nghĩ quá nhiều, khiến người bệnh mệt mỏi, ăn uống kém, sắc mặt nhợt nhạt, chân tay rã rời,…

Phác đồ điều trị: Châm vào các huyệt Cách du, Tâm du, Tỳ du, Tam âm giao, Thần môn, Túc tam lý, Công tôn.

2.   Mất ngủ do Thận âm suy kém

Người bị mất ngủ do Thận âm suy kém thường xuyên thức giấc giữa đêm, cảm giác bồn chồn, khó chịu, đánh trống ngực, ngũ tâm phiền nhiệt (nóng bứt ở ngực, lòng bàn tay và lòng bàn chân), đổ mồ hôi đêm, buồn bực, ù tai, đau lưng, ở nam giới có di tinh và ở phụ nữ kèm bạch đới.

Phác đồ điều trị: Châm vào các huyệt Thận du, Thái khê (châm bổ hoặc cứu), Tâm du, Đại lăng (tả nhẹ), Bách hội, Tứ thần thông, Thông lý, Tam âm giao, Phi dương…

3.   Mất ngủ do Can đởm hỏa vượng

Mất ngủ do Can đởm hỏa vượng với những biểu hiện như khó vào giấc, căng thẳng, hay cáu giận kèm với tức ngực sườn, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chu kỳ kinh nguyệt không đều,…

Phác đồ điều trị: Châm vào các huyệt Can du, Đởm du, Thái xung (châm tả), Đại lăng (Châm tả), Nội quan, Hợp cốc, Quang minh, Bách hội, Tứ thần thông.

4.   Mất ngủ do vị khí không điều hoà

Mất ngủ do vị khí không điều hòa đi kèm với tinh thần uất ức, dễ bị kích động; vùng thượng vị trướng đầy hoặc hai bên sườn đau căng; sau nôn thì giảm đau; ợ hơi liên tục, nôn chua hôi hoặc hơi thở hôi.

Phác đồ điều trị: Châm vào các huyệt Trung quản, Túc tam lý, Nội quan,Vị du, Lương khâu, Công tôn, Thái bạch, Phong long (châm bổ ), Tỳ du (châm bổ).

Châm cứu chữa mất ngủ bằng những huyệt đạo nào?

Để châm cứu chữa mất ngủ đạt hiệu quả cần tác động cùng lúc nhiều huyệt đạo có liên quan đến hệ thần kinh và các tạng phủ Tâm, Can, Ty,… Một số huyệt đạo cần tác động để điều trị mất ngủ bao gồm:

  • Huyệt Tam âm: Từ vị trí chính giữa lồi cao mắt cá trong xương chày đo thẳng lên 3 thốn (khoảng 4 ngón tay khép chặt của người bệnh), huyệt nằm sát bờ xương chày.
  • Huyệt Thái xung: Từ vị trí khe giữa ngón chân cái với ngón thứ 2 đo lên khoảng 1,5 thốn, huyệt sẽ nằm ở vùng lõm của 2 đầu xương ngón chân.
  • Huyệt Thái khê: Huyệt nằm ở vị trí trung điểm giữa đường nối điểm cao nhất mắt cá trong và mép trong gân gót.
  • Huyệt Bách hội: Tại chính giữa xoáy tóc, huyệt nằm ở vị trí giao điểm giữa đường dọc giữa cơ thể với đường đi qua 2 vành tai.
  • Huyệt Nội quan: Ở mặt trước cẳng tay, từ chính giữa lằn chỉ cổ tay đo lên 2 thốn, huyệt nằm ở giữa hai cơ gan tay lớn và cơ gan tay bé.
  • Huyệt Thần môn: Ở vị trí đầu trong nếp lằn chỉ cổ tay, huyệt nằm ở khe giữa đầu dưới xương trụ và xương đậu.
  • Huyệt An miên: Huyệt nằm ở phía sau tai, ngay giữa dái tai và chỗ lõm sâu nhất của đường chân tóc phía sau cổ.
  • Huyệt Dũng tuyền: Huyệt nằm chỗ lõm sâu nhất của lòng bàn chân khi gấp các ngón chân giữa 2 khối cơ gan chân trong và gan chân ngoài, hoặc ⅓ trước ⅔ sau đường nối từ kẽ ngón chân 2 và 3 đến gót.

Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân và tình trạng mất ngủ, bác sĩ y học cổ truyền có thể chỉ định và tác động thêm một số huyệt đạo khác như: Thái dương, Hợp cốc, Đại chu, Kinh môn, Phong trì, Hành gian,…

Tác động lên một số huyệt đạo giúp cải thiện tình trạng mất ngủ.

Quy trình châm cứu chữa mất ngủ

Quy trình châm cứu chữa mất ngủ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thầy thuốc sẽ tư vấn cho người bệnh về các phương pháp châm cứu và những điều cần chuẩn bị trước khi châm cứu.

Bước 2: Thăm khám, đánh giá mức độ mất ngủ để tìm kiếm nguyên nhân và xây dựng liệu trình phù hợp.

Bước 3: Tiến hành châm cứu như sau:

  • Xác định vị trí chính xác cần châm, ấn ngón trỏ và ngón cái để làm căng da và dùng tay phải để châm, đâm nhanh vào vùng da tại huyệt đạo.
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh sẽ được kích thích huyệt bằng máy điện châm, thời gian điện châm từ 20-30 phút.

Bước 4: Từ từ rút kim châm ra khỏi huyệt. Lau sạch và sát trùng vị trí vừa châm.

Bước 5: Theo dõi phản ứng sau khi châm. Người bệnh nên ở lại thêm 30 phút sau khi hoàn thành buổi châm cứu để theo dõi tình trạng cơ thể. Nếu người bệnh cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt tái nhợt, đau đầu, vã mồ hôi như tắm, mạch đập nhanh sẽ được hỗ trợ lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước đường nóng, kết hợp xoa huyệt, theo dõi chỉ số huyết áp và nghỉ ngơi tại chỗ

Lưu ý rằng, thời gian châm cứu điều trị mất ngủ kéo dài từ 20-30 phút. Một liệu trình châm cứu có thể từ 2-3 lần hoặc trên 10 lần tùy vào tình trạng mất ngủ.

Quy trình châm cứu chữa mất ngủ có thể kéo dài từ 20-30 phút

Chỉ định và chống chỉ định

Châm cứu chữa mất ngủ chỉ định và chống chỉ định với những trường hợp sau:

Chỉ định:

  • Dành cho người có tình trạng mất ngủ không có tổn thương thực thể hoặc không rõ nguyên nhân.
  • Người bị mất ngủ do hội chứng suy nhược mạn.
  • Người bệnh mất ngủ do rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu.
  • Người bệnh hóa trị liệu ung thư, đột quỵ não,… có triệu chứng mất ngủ.

Chống chỉ định:

  • Châm cứu tại vùng da bị viêm nhiễm, lở loét.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Người đang mắc bệnh ngoại khoa cần được cấp cứu.
  • Người có cơ thể trong trạng thái không ổn định như vừa lao động xong, mệt mỏi, đói hoặc sau khi sử dụng chất kích thích.

Những lưu ý khi sử dụng châm cứu trị mất ngủ

Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất khi sử dụng châm cứu trị mất ngủ, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Phác đồ điều trị mất ngủ bằng châm cứu của mỗi người bệnh sẽ khác nhau. Do đó, chỉ nên châm cứu khi đã được thăm khám, chẩn đoán của bác sĩ.
  • Tuân thủ liệu trình điều trị, không bỏ ngang giữa chừng để đạt được hiệu quả cao nhất.
  • Tuân thủ chỉ định và chống chỉ định châm cứu trong quá trình điều trị mất ngủ.
  • Không tự châm cứu tại nhà.
  • Có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác của y học cổ truyền như xoa bóp bấm huyệt, sử dụng thảo mộc,…
  • Kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học và thói quen sinh hoạt lành mạnh. Chăm chỉ vận động rèn luyện thể chất và duy trì trạng thái tinh thần tích cực để thư giãn đầu óc và nâng cao thể trạng, từ đó đẩy lùi và ngăn ngừa mất ngủ tái phát.

Một số biện pháp cải thiện mất ngủ khác

Bên cạnh phương pháp châm cứu chữa mất ngủ, bạn cũng có thể kết hợp với các phương pháp dưới đây:

  • Xoa bóp bấm huyệt: Bấm huyệt giúp thư giãn cơ thể và dễ đi vào giấc ngủ. Phương pháp này đòi hỏi sự kiên nhẫn và yêu cầu người bệnh hạn chế sử dụng các chất kích thích để giữa tinh thần thoải mái.
  • Ngâm chân với thảo dược: Ngâm chân thảo dược với nước ấm trước khi đi ngủ giúp làm dịu hệ thần kinh, tạo cảm giác thoải mái và giảm căng thẳng. Những thảo dược dùng để ngâm chân như quế, sả, gừng,…
  • Trà uống: Các loại trà thảo dược như trà hoa cúc, trà tâm sen, trà gừng, trà Atiso có tác dụng thông mạch, dưỡng tâm và an thần. Nhiều người lựa chọn uống trà thảo dược vì thường khá an toàn và ít gây tác dụng phụ.
  • Tập yoga: Các tư thế yoga giúp giải phóng cảm xúc tiêu cực và căng thẳng, thúc đẩy giải phóng hormone endorphin tạo cảm giác dễ chịu.

Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, các gốc do hình thành trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và tăng sinh quá mức khi chịu tác động bởi các yếu tố như stress, ô nhiễm môi trường, hóa chất,… sẽ tấn công vào mạch máu, gây co mạch và hình thành các mảng xơ vữa động mạch, giảm lượng oxy và máu lưu thông đến não, gây mất ngủ, khó ngủ. Theo đó, để điều trị và cải thiện mất ngủ một cách hiệu quả cần có biện pháp chống gốc tự do.

Sử dụng các tinh chất thiên nhiên đã được khoa học chứng minh có hiệu quả trong việc kiểm soát các gốc tự do, kích thích hoạt động của não bộ, hoạt huyết như Blueberry (việt quất), Ginkgo Biloba (bạch quả) sẽ mang đến hiệu quả cải thiện mất ngủ, giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn. Hiện tại, bạn có thể dễ dàng bổ sung những tinh chất trên qua viên uống OTiV để cải thiện tình trạng mất ngủ và tăng cường sức khỏe não bộ.

Tinh chất thiên nhiên Blueberry và Ginkgo có tác dụng ngăn chặn hoạt động của gốc tự do và hỗ trợ điều trị mất ngủ.

Câu hỏi liên quan

1.   Châm cứu có an toàn hay không?

Châm cứu là phương pháp điều trị ít xâm lấn và khá an toàn. Tuy nhiên, vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Đau và chảy máu ở vùng kim đâm.
  • Buồn nôn.
  • Nhiễm trùng.
  • Phát ban trên da.
  • Phản ứng dị ứng xuất hiện.
  • Bầm tím vùng kim đâm.
  • Chóng mặt.

Thậm chí, châm cứu không đúng cách có thể làm tổn thương các vùng khác của cơ thể như não, tủy sống, dây thần kinh, mạch máu.

Để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa tác dụng phụ xảy ra, bạn nên đến những cơ sở y tế chuyên về y học cổ truyền, có đội ngũ thầy thuốc dày dặn kinh nghiệm để thực hiện phương pháp điều trị này.

2.   Châm cứu mất ngủ cần thực hiện bao nhiêu lần?

Số lần châm cứu trị mất ngủ tùy thuộc vào tình trạng người bệnh đang mắc phải. Đối với người bị mất ngủ cấp tính thường chỉ thực hiện dưới 10 buổi. Với người mất ngủ mãn tính có thể cần điều trị liên tục trong một khoảng thời gian nhất định.

3.   Châm cứu có đau không?

Tùy vào trải nghiệm của mỗi người mà phương pháp trị mất ngủ này có gây khó chịu hoặc đau đớn không. Thông thường, người bệnh sẽ không cảm nhận được cơn đau, do kim châm cứu rất mỏng và được đưa vào nhẹ nhàng. Khi kim đạt đến độ sâu nhất định, bạn có thể cảm thấy đau hoặc ngứa ran nhẹ. Bạn hoàn toàn yên tâm vì đây là dấu hiệu cho thấy điều trị đang có hiệu quả và huyệt đạo được kích hoạt.

Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội hoặc đau nhói hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Các cơn đau hầu hết sẽ chỉ kéo dài trong vài giây.

4.   Châm cứu có thể chữa khỏi mất ngủ hoàn toàn không?

Châm cứu chỉ có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ mà không điều trị dứt điểm được bệnh. Để chữa khỏi mất ngủ hoàn toàn, bạn cần thăm khám, xác định nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh, từ đó có phác đồ điều trị cụ thể. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục đều đặn, dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, để tăng hiệu quả chữa mất ngủ và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Châm cứu chữa mất ngủ vẫn được sử dụng đến ngày nay vì độ hiệu quả và an toàn. Tùy thuộc vào thể bệnh mà phác đồ và liệu trình chữa mất ngủ bằng châm cứu sẽ khác nhau. Do đó, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền để đạt được hiệu quả cao nhất.