CÁC BÀI BÁO CÁO TỔNG QUAN TRONG TẠP CHÍ THẦN KINH HỌC
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THẦN KINH Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Phục hồi chức năngthần kinh – sáu từ đó chỉ sự khôi phục và nâng đỡ hoạt động thần kinh, tâm thần đồng thời giúp cho người bệnh khôi phục mối quan hệ xã hội. Do đặc điểm người cao tuổi (tuổi già, sức yếu, đa bệnh lý…) bệnh lý đặc biệt ở người cao tuổi…, phục hồi chức năng thần kinh lại càng phải chú ý hơn.
Phục hồi chức năng thần kinh đã được đề cập nghiên cứu từ lâu. Ngay từ thời Hippocrate đã không bỏ qua vấn đề xoa bóp, tiếp đó Little (1821) đã chủ động nghiên cứu…, tự chữa, tự phục hồi…Từ đó, phục hồi chức năng ngày càng phát triển về lý thuyết cũng như về thực hành: Dựa trên những hiểu biết về cơ sở giải phẫu chức năng não tủy, những tiến bộ về kỹ thuật về lý sinh, hoá sinh, phục hồi chức năng phát triển phối hợp của nhiều ngành tự nhiên và xã hội. Có thể tóm tắt mối quan hệ trên theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp là “Y tế – Xã hội – Giáo dục”.
Tuy nhiên, cũng có một số quan niệm chưa toàn diện… hoặc chỉ nhấn mạnh đến máy móc, hoặc chỉ nhấn mạnh tới một biệnpháp đơn thuần. Ví dụ quan niệm đơn thuần là lý liệu pháp với máy điện – nhiệt kích thích (trường phái Thụy Điển), quan niệm chỉ cần làm thư giãn (?), kết hợp sử dụng máy móc và tập luyện (trường phái Hà Lan).
Thực ra, quan niệm và vận dụng cần đơn giản và có sự tham gia của nhiều ngành nhiều người: “Thầy thuốc – Người bệnh – Gia đình – Xã hội”
2. Cơ sở của các phương pháp phục hồi chức năng thần kinh ở người cao tuổi
+ Dựa trên hiểu biết về đặc điểm giải phẫu chức năng thần kinh ở người cao tuổi: Ví dụ đặc điểm đường vận động hữu ý…., thực tế lâm sàng, người thầy thuốc cần theo dõi diễn biến của phản xạ gân xương, về phía người bệnh cần có quyết tâm chữa bệnh – nâng cao ý chí – và bền bỉ tập luyện. .
Đặc điểm tiếp nối các hệ thống mạch cảnh ngoài, mạch cảnh trong: ví dụ động mạch mắt, động mạch hàm dưới, sẽ giúp ta theo dõi đánh giá phục hồi vận động.
Hồi phục sự thoái triển myelin giúp đỡ cho thày thuốc theo dõi đánh giá mức độ phục hồi chức năng ở người cao tuổi.
+ Dựa trên tình trạng cơ thể người bệnh – ở người cao tuổi, với tính chất “già hoá” các bộ phận của cơ thể, với tính chất “đa bệnh lý”. Từ đó, người thầy thuốc phải rất cẩn thận khi chỉ định thuốc điều trị (thuốc tác dụng chứng bệnh này, lại có thể “đối lại” tác dụng chứng bệnh kia), đồng thời phải chú ý nâng cao thể trạng cho người bệnh.
+ Dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của trục thần kinh, của não. Ta biết hoạt động thần kinh được bình thường là nhờ toàn cơ thể đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng: ôxy, các chất điện giải, các yếu tố vi lượng… thông qua các tổ chức đặc biệt có chọn lọc… (hàng rào máu-não.., màng lưới mạch máu não…).
+ Dựa trên những tiến bộ về kỹ thuật vật lý trị liệu – từ đó tác động tới cơ quan tiếp thu và giải đáp của hệ thần kinh.
3. Nguyên tác Phục hồi chức năng thần kinh ở người cao tuổi.
Một là, tận dụng nhiều “kết hợp” trong phục hồi chức năng thần kinh.
+ Kết hợp tập luyện bằng dụng cụ với tự tập luyện của người bệnh.
+ Kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền dân tộc.
+ Kết hợp mối liên quan thày thuốc – người bệnh – xã hội (gia đình, cơ quan.
+ Kết hợp điều trị nội trú và điều trị ngoại trú.
+ Kết hợp điều trị ngay tại giường bệnh với điều trị tạo cơ sở phục hồi chức năng.
+ Kết hợp giữa cán bộ điều trị (bác sĩ, điều dưỡng) với cán bộ chuyên về phục hồi chức năng (bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên) .
+ Kết hợp giữa tập vận động – xoa bóp- dụng cụ- thuốc men.
Hai là, phát hiện đúng, kịp thời các triệu chứng thần kinh có ở người bệnh – từ đó quyết định kịp thời phục hồi chức năng thần kinh.
Trong thăm khám, chú ý tới tình trạng đáp ứng của phản xạ gân xương: Phản xạ gân xương không đáp ứng, âm tính hay dương tính (+), (++)… (++++): chú ý tới tình trạng cơ lực, trương lực, chú ý tới tình trạng tâm lý của người bệnh (lo, buồn nản, hoạt bát, quyết tâm…).
Ba là, chú ý công tác tâm lý đối với người bệnh – nhằm giúp cho người bệnh an tâm, tin tưởng và quyết tâm chữa bệnh, nhất là tự tập luyện một cách bền bỉ kiên trì, kiên trì trong tập thở và tĩnh tâm.
Bốn là, tổ chức các phương pháp xoa bóp, bấm nắn, châm cứu và cho chạy điện dẫn… Tùy theo tính chất liệt cùng đáp ứng phản xạ, cùng loại bệnh mà ta quyết định châm cứu hay chỉ xoa bóp, bấm nắn , quyết định chạy điện dòng galvanic hay faradic.
Năm là, chú ý tới một số thuốc điều trị :
+ Nâng cao thể trạng người bệnh : cần chú ý cho tăng cường đạm (ví dụ Alvesin, Moriamin..) cho người bệnh bị suy kiệt, hoặc ở bệnh đa bệnh lý,.. lao, sốt rét…
+ Thuốc tăng cường xung động thần kinh… các thuốc Vitamin nhóm B…(Vitamin B1, B6, B12…).
+ Thuốc cho tăng cường dinh dưỡng não, điều chỉnh hoạt động não, thuốc tăng cường oxy não như Sermion, Cavinton, điều chỉnh vận mạch như Pervincamin, Papaverin, tuần hoàn não như Praxilen, thuốc hoạt hoá như Centrophenoxin (Lucidril, Meclophenoxat, Analux…).
Sáu là, phục hồi chức năng là phương pháp điều trị tích cực cho tất cả các loại bệnh ở thần kinh ở giai đoạn cấp tính, ở giai đoạn mạn tính, và ở giai đoạn đã ổn định – trước hết cần chú ý:
+ Phục hồi chức năng thần kinh ở giai đoạn cấp tính (loại bệnh không có chỉ định ngoại khoa).
+ Phục hồi chức năng trong các hội chứng Liệt ở thần kinh
+ Phục hồi chức năng trong các bệnh mạch máu não
4. Một bài tập – Phục hồi chức năng
Bài tập này có tính chất chung nhằm nâng cao thể trạng, kết hợp tĩnh tâm và kích thích tang xung động của bản thân người bệnh và kích thích vùng hạ khâu não qua xoa ở vùng bụng…
+ Người bệnh ngồi ở sàn, nền nhà… lấy 2 bàn tay áp sát-xoa ở bàn chân phải từ ngón chân xoa vào gót, lên cẳng chân – đùi…Xoa nặng dần từ ngón chân vào tới gốc đùi. Xoa như vậy cho 15- 20 lần. Xoa hết chân phải rồi xoa chân trái cũng như vậy.
+ Người bệnh ngồi sắp chân bàn tròn, lấy tay phải xoa vùng bụng : xoa từ quanh vùng rốn “ly tâm”, theo chiều kim đồng hồ dần ra cả vùng bụng. Xoa chậm đều trong 15-20 lần.
+ Dùng gan tay trái, xoa suốt dọc bàn tay, cẳng tay, cánh tay phải ở mặt trước rồi ở mặt sau. Xoa chậm, cho 15-20 lần…
Tiếp đó, dùng gan bàn tay phải để xoa phía trái cũng như trên., cho 15-20 lần. Nên chú ý xoa mạnh dần tù bàn tay tới cẳng tay, cánh tay…
+ Dùng 2 bàn tay, áp vào phía sau gáy, xoa dọc lên – xuống ở phía sau gáy. Xoa như vậy cho 15-20 lần.
+ Dùng bàn tay phải, xoa ở phía trước bên cổ bên trái xoa dọc xuống theo cơ quay cổ, cơ ức đòn chũm, và dùng bàn tay trái để xoa phía bên phải. Xoa như vậy xen kẽ bên trái bên phải mỗi bên 15-20 lần.
+ Xoa ở mặt theo một “hành trình” như sau: Dùng 2 bàn tay úp vào xoa ở phía trán (ở giữa) ra phía sau song song với phía đuôi mắt tới phía trên lỗ tai. Tiếp đó, xoa ở gò má hai bên cũng ra phía lỗ tai. Cuối cùng xoa ở dọc phía hàm dưới, xoa lần ra phía sau tới lỗ tai. Tiếp tục lần xoa sau cũng như hành trình trên. Xoa ở mặt cũng lần lượt xoa 15-20 lần.
Chú ý trong bài tập này, phải có động tác đều – ấn đều cho khắp các diện và động tác càng chậmcàng tốt. Thời gian cho bài tập này thường trong khoảng 15 phút…
Bài tập này cần được chú ý ở các bước, đặc biệt ở vùng bụng (rốn) nêu lên liên hệ nội tạng –vùng gian não, vùng cổ (xoang tĩnh mạch cảnh với tuần hoàn não), vùng mặt (nơi có các nhánh tiếp thu cảm giác của dây V – liên hệ với cấu tạo lưới – chức năng cảnh giới, cảnh tỉnh…
Nguyễn Chương
Hội Thần kinh học Việt Nam
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ NGHIÊN CỨU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
PGS.TS.Nguyễn Chương
Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh, Nhà giáo ưu tú, Ủy viên chấp hành Tổng hội Y học Việt Nam, Tổng thư ký Hội Thần kinh học Việt Nam. Thành viên Hiệp hội Hàn lâm Thần kinh Hoa Kỳ (A A N), và Hiệp hội Thần kinh các nước nói tiếng Pháp
Tai biến mạch máu não là loại bệnh vừa có tính chất kinh điển, vừa có tính chất thời sự của Y học trên toàn thế giới.
Trong thực hành đa khoa, tai biến mạch máu não là chứng bệnh thường gặp, nhất là ở khoa Hồi sức cấp cứu, khoa tim mạch, khoa Nội, khoa Thần kinh, khoa Phẫu thuật thần kinh, khoa Phục hồi chức năng….
Là loại bệnh nặng, có tỷ lệ tử vong cao và có nhiều di chứng nên việc phòng bệnh là rất quan trọng. Do đó, đã có nhiều chiến lược phòng bệnh mà Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra thảo luận triển khai, nhất là cho cộng đồng.
Tai biến mạch máu não là rối loạn tuần hoàn não cấp tính, biểu hiện chung là cơn Đột quỵ điển hình “thường là do tăng huyết áp, Xơ cứng mạch não, các loại bệnh khác”.
1. Tuần hoàn não
1.1. Tưới máu não được thực hiện bởi hai nguồn động mạch não
Hệ mạch cảnh trong, tách từ động mạch cảnh gốc, tận cùng là động mạch não trước và động mạch não giữa.
Hệ sống nền, hình thành từ hai động mạch gai sống trước Thân – Nền. Động mạch thân nền cấp máu chủ yếu ở vùng thân não, tiểu não với các nhánh bên “động mạch tiểu não trên trước, động mạch tiểu não giữa và động mạch tiểu não sau” và tận cùng là động mạch não sau.
1.2. Ở vỏ não, ở não “động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch não sau đều phân các nhánh nông tưới máu ở vỏ não” và các nhánh sâu “tươi máu vào các nhân xám trung ương”. Đặc biệt, động mạch Cha rcot, động mạch đậu vân “còn gọi là động mạch chảy máu não”.
1.3 Các vòng tiếp nối đảm bảo sự tưới máu não được đều khắp, giữa hệ cảnh và hệ sống nền, giữa động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong, giữa các vùng não…
– Vòng tiếp nối giữa động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong, đồng mạch mắt.
– Tưới máu bồi phục ngoài.
– Vòng Villi s vòng tiếp nối quan trọng với các nhánh động mạch não giữa, động mạch não trước, động mạch thông trước, động mạch thông sau.
– Các tiếp nối màng mạch…
1.4. Tưới máu não đảm bảo hoạt động chức năng của não, ở ngoài nông, ở trong sâu, đặc biệt hoạt động tim mạch đảm bảo tưới máu não.
Tim mạch ——> Não
(huyết động học, độ quánh, lòng động mạch….)
1.5. Hoạt động tâm lý
Các hoạt động tâm lý bao gồm: nghề nghiệp, các yếu tố gia đình, xã hội là những tác động tâm lý ảnh hưởng tới tuần hoàn não….
- Rối loạn tuần hoàn não
Hoạt động tuần hoàn não, có thể vì nguyên nhân nào đó, bị rối loạn. Rối loạn này có thể tự hồi phục được và được gọi chung là Thiểu năng tuần hoàn não.
Thiểu năng tuần hoàn não, ban đầu có thể bù trừ được, sau chuyển sang giai đoạn mất bù với cơn Thiếu máu não thoảng qua.
Thiếu máu não thoảng qua, phát triển cùng với yếu tố nguy cơ sẵn có của người bệnh, thành Rối loạn tuần hoàn não cấp tính – bệnh cảnh Tai biến mạch máu não.
2.1.Yếu tố nguy cơ.
Các yếu tố nguy cơ có thể là nguyên nhân của tai biến, có thể là điều kiện thuận lợi cho phát bệnh, cho tiên lượng bệnh…
Có nhiều yếu tố nguy cơ. Tổ chức Y tế Thế giới (1989) đã đưa ra 26 loại yếu tố nguy cơ. Trên thực tế, cần nhận ra nhưng yếu tố nguy cơ khắc phục được và những yếu tố nguy cơ không khắc phục được.
- Yếu tố nguy cơ không khắc phục được. Đó là tuổi, giới , là thời tiết, thời sinh học…
- Yếu tố nguy cơ có thể khắc phục được. Đó là thói quen, tập quán sinh hoạt, yếu tố xã hội, là phát hiện và điều trị các bệnh lý là yếu tố nguy ách phát hiện sớm và xử trí kịp thời bệnh nhân tai biến mạch máu não cơ – bệnh tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá lipid, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh tiểu đường….
2.2. Các thay đổi về thời tiết, mưa gió, độ ẩm,… thời sinh học….
2.3. Các yếu tố xã hội – Điều kiện sống, kinh tế – xã hội…
- Vấn đề chẩn đoán và điêu trị.
Là vấn đề quan trọng nhất của bác sĩ thực hành thần kinh – là bằng mọi cách phải phát hiện sớm và xử trí kịp thời bệnh tai biến mạch máu não.
3.1. Dựa trên hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng thần kinh, nhận ra Đột quỵ của Tai biến mạch máu não.
Chú ý tới đặc điểm tai biến mạch máu não ở người cao tuổi, ở người trẻ tuổi, và ở trẻ em. Kết hợp các phương tiện thăm dò (chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, siêu âm xuyên sọ).
Để sớm nhận ra nguyên nhân – nhất là những trường hợp có chỉ định phẫu thuật. Nhận ra các thê giải phẫu – lâm sàng để có hướng điều trị nhất là khi có rối loạn tâm thần.
Nhận ra cái “hạn” 1 ngày, hạn 3 ngày.., 7 ngày.. để tiên lượng bệnh.
3.2. Chú ý vấn đề chống phù não, giảm phản ứng vận mạch cùng hồi sức cấp cứu nội khoa cho bệnh nhân tai biến mạch máu não.
3.3 Phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến mạch máu não cho người bệnh ngay từ giai đoạn đầu…
3.4 Phòng bệnh sau giai đoạn cấp cứu là rất quan trọng. Phòng chống tái phát bệnh tai biến mạch máu não, hạn chế di chứng về thần kinh và về tâm thần.
4. Cán bộ trẻ luôn luôn tự bồi dưỡng để góp phần triển khai Đơn vị điều trị Tai biến mạch máu não.
Đơn vị điều trị Tai biến mạch máu não là cơ sở quan trọng của Khoa Thần kinh mạch máu. Tại cơ sở này, sẽ có đầy đủ cán bộ của Khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Nội, khoa Tim mạch, khoa Thần kinh va khoa Phẫu thuật thần kinh, cùng các phương tiện thăm dò Hình ảnh học não và Xét nghiệm bổ trợ…, các phương tiện hồi sức… Đồng thời, qua thực tế công tác, kết hợp với những biến đổi mới về bệnh, góp phần xây dựng nên một Đồng thuận về đơn vị Tai biến mạch máu não, về xử trí Tai biến mạch máu não.
5. Kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền Trong nghiên cứu và điều trị bệnh tai biến mạch máu não. Đối với cộng đồng, nên tăng cường triển khai việc kết hợp này cho bệnh nhân tai biến mạch máu não đã ổn định. Sự kết hợp này bao gồm sử dụng thuốc Nam (hoa hoè, ngưu tất, cam thảo) xoa bóp, châm cứu (cho các trường hợp có phản xạ gân xương âm tính ), du lịch, cùng các hình thức câu lạc bộ thư giãn, khí công, du lịch, đi bộ…
6. Phòng bệnh Tai biến mạch máu não là rất quan trọng…
6.1. Phòng bệnh phải được triển khai từ cộng đồng và có tính xã hội hoá
6.2. Phòng bệnh Tai biến mạch máu não thể hiện nhiều Kết hợp
– Kết hợp giữa y tế và các Ban, Ngành ở Xã, Phường, ở cơ quan, nông trường, xí nghiệp
– Kết hợp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền..
– Kết hợp giữa Thần kinh và các chuyên khoa khác, nhất là Tim mạch, Nội…., Xét nghiệm.
6.3. Phòng bệnh Tai biến mạch máu não là phát hiện sớm, điều trị kịp thời các yếu tố nguy cơ, các bệnh lý là yếu tố nguy cơ, nhất là tăng huyếtáp, bệnh tim, bệnh thận, bệnh tiểu đường…
Ở cộng đồng dân cư, cần chú ý biết số đo huyết áp của người cao tuổi, người có độ tuổi chuyển tiếp (bốn chín chưa qua, năm ba đã tới ): cần biết được hoạt động tim mạch ở người trẻ tuổi (chú ý bệnh hẹp van tim) cần tìm những vết bớt, vết chàm ở ngoài da của trẻ thường có chứng nhức đầu, co giật (dị dạng mạch máu não).
7. Nghiên cứu Đặc điểm Dịch tễ học lâm sàng Tai biến mạch máu não tại Việt Nam là đề tài quan trọng và cấp bách, góp phần vào hội nhập của Thần kinh học Việt Nam với ASEAN, với thế giới.
8. Các bác sĩ trẻ tuổi nên sớm trang bị kiến thức, và nếu có thể tham gia vào sự phát triển Thần kinh học can thiệp, góp phần tích cực cho điều trị Tai biến mạch máu não.
13.8.2012
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG XỬ TRÍ ĐỘT QỤY NÃO Ở VIỆT NAM
Lê Đức Hinh
Hội Thần kinh học Việt Nam
TÓM TẮT
Tai biến mạch não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh tim – mạch và ung thư. Ở nước ta đã có hơn 20 Trung tâm Đột quỵ não/ Đơn vị Đột quỵ não cùng với các cơ sở chuyên khoa chăm sóc bệnh nhân. Nhưng còn rất nhiều địa phương cần được sự hỗ trợ chuyên môn của các tuyến trên theo một quy trình thống nhất. Do đó Bộ Y tế phối hợp với Hội Kinh tế Y tế Việt Nam và Viện NICE Vương quốc Anh đã thành lập một Ủy ban xây dựng tiêu chuẩn chất lượng điều trị đột quỵ não, Ủy ban gồm một số chuyên gia thuộc các ngành liên quan và đại diện Viện NICE. Ngày 16 tháng 7 năm 2014, Tiêu chuẩn chất lượng về xử trí đột quỵ não thí điểm trong các bệnh viện ở Việt Nam đã được Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh công bố. Đây là các khuyến cáo nhằm cung ứng cho các bệnh nhân mắc đột quỵ não được nhân viên y tế chăm sóc trong quá trình chẩn đoán và xử trí ban đầu, chăm sóc trong giai đoạn cấp, phục hồi chức năng và xử trí lâu dài.
- NHU CẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
Các thống kê cho thấy bệnh thần kinh đứng hàng thứ bẩy trong mười nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong thời gian gần đây. Tuy nhiên tai biến mạch não lại là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh tim – mạch và ung thư, gây tàn tật hàng đầu trong các bệnh thần kinh. Tai biến mạch não với những cơn đột qụy não trên lâm sàng khá phổ biến trên thế giới với tần suất 0,2% trong nhân dân, phần lớn gặp ở người cao tuổi. Theo Tổ chức Đột quỵ não Thế giới (World Stroke Organization/ WSO), mỗi năm có khoảng 16 triệu trường hợp đột quỵ não và 6 triệu trường hợp tử vong. Trên 80% trường hợp xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Có thể nói tai biến mạch não là một trong số các bệnh không lây truyền quan trọng trong thế kỷ này.
Ở Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua bệnh lý mạch máu – thần kinh đã và đang thu hút sự quan tâm của Thần kinh học và các chuyên khoa liên quan. Hiện đã có hơn 20 Trung tâm Đột qụy não/ Trung tâm bệnh lý mạch máu não/ Đơn vị Đột qụy não cùng với các cơ sở chuyên khoa Hồi sức Cấp cứu, Điều trị tích cực, Thần kinh, Tim mạch trong cả nước đang ngày đêm chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển hiện nay của ngành y tế, còn rất nhiều địa phương cần được sự hỗ trợ chuyên môn của các tuyến trên. Hơn nữa đột qụy não phần lớn là các trường hợp nặng cần được phát hiện sớm, chẩn đoán phù hợp và xử trí kịp thời nhằm bảo vệ bệnh nhân và hạn chế ở mức thấp nhất mọi biến chứng có thể xảy ra. Do đó các họat động tiếp nhận, chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân cần theo một quy trình thống nhất ở mọi tuyến điều trị.
II. TỔ CHỨC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
Trước nhu cầu nêu trên, Bộ Y tế phối hợp với Hội khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam và Viện Y tế Quốc gia và Ưu việt Lâm sàng Vương quốc Anh (National Institute for Health and Clinical Excellence/ NICE) đã tổ chức Hội thảo Xây dựng Tiêu chuẩn Chất lượng điều trị đột quỵ não. Bộ Y tế đã thành lập một Ủy ban xây dựng chất lượng tiêu chuẩn gồm Đại diện Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh, một số chuyên gia thuộc các ngành Thần kinh, Hồi sức Cấp cứu, Tim – mạch, Lão khoa, Phẫu thuật Thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh, Dược khoa và Đại diện Viện Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam. Trong số các cán bộ khoa học nói trên có các lãnh đạo một số Sở Y tế, Bệnh viện tỉnh, Trường Đại học Y, Hội phòng và chống tai biến mạch máu não Việt Nam và Hội Thần kinh học Việt Nam. Về phía Viện NICE, có Giáo sư Anthony Rudd, Chủ tịch Nhóm chuyên gia về Tiêu chuẩn chất lượng, Giám đốc Chương trình đột qụy não; Tiến sĩ Francoise Cluzeau, Phó Giám đốc Viện Quốc tế NICE và hai chuyên viên. Ngoài ra còn có một số quan sát viên Thái Lan cùng tham dự.
Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội thành ba đợt: 13-14/11/2013,20-21/3/2014 và 16-17/7/2014 với sự tài trợ của Rockefeller Foundation. Chủ trì Hội thảo có các Giáo sư Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế; Giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, Chữa bệnh; Giáo sư Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam; Giáo sư Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội phòng và chống Tai biến mạch não Việt Nam; Giáo sư Nguyễn Văn Thông, Chuyên viên đầu ngành Thần kinh Quân đội; và Giáo sư Anthony Rudd, Đại diện Viện NICE.
Trong quá trình làm việc, Hội thảo đã được nghe các báo cáo, thuyết trình đề cập đến tình hình đột qụy não ở thế giới và Việt Nam, nhu cầu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, và đề xuất các tiêu chuẩn chất lượng xử trí đột qụy não trong bệnh viện. Các thành viên đã tham gia thảo luận sôi nổi và sau cùng đã nhất trí đề xuất các tiêu chuẩn đệ trình lên Bộ để xin phê duyệt.
Sáng ngày 16 tháng 7 năm 2014, “Tiêu chuẩn chất lượng về xử trí đột qụy não thí điểm trong các bệnh viện ở Việt Nam” đã được Giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh thay mặt Bộ Y tế công bố trước sự chứng kiến của các đại diện Viện NICE, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc.
III. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG XỬ TRÍ ĐỘT QỤY NÃO Ở VIỆT NAM
Dưới đây là tóm tắt các khuyến cáo về chất lượng xử trí đột qụy não trên lâm sàng nhằm cung ứng cho các bệnh nhân trưởng thành mắc đột qụy não được nhân viên y tế chăm sóc trong quá trình chẩn đoán và xử trí ban đầu, chăm sóc trong giai đoạn cấp, phục hồi chức năng và xử trí lâu dài.
1. Tiêu chuẩn lâm sàng
– Tiêu chuẩn 1: Người mắc đột qụy não và người có cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua được chăm sóc y tế do các nhân viên y tế đã được huấn luyện về xử trí đột qụy não.
– Tiêu chuẩn 2: Người bệnh nghi mắc đột qụy não được chụp cắt lớp vi tính sọ não trong vòng 1 giờ sau khi tới bệnh viện nếu tình trạng cần phải chỉ định chụp ngay, hoặc trong vòng 24 giờ nếu không cần phải chỉ định chụp ngay.
– Tiêu chuẩn 3: Người có con thiếu máu não cục bộ thoáng qua với triệu chứng điển hình được coi là cấp cứu y khoa, được bác sĩ chuyên khoa về các bệnh thần kinh – mạch máu chẩn đoán và điều trị trong vòng 24 giờ, được điều trị ngay bằng aspirin.
– Tiêu chuẩn 4: Người bệnh nghi mắc đột qụy não được đánh giá tình trạng và xử trí tại Đơn vị đột quỵ não do một bác sĩ chuyên khoa đột quỵ não và nhân viên y tế khác đã được huấn luyện phù hợp trong vòng 24 giờ sau nhập viện và do tất cả đội ngũ nhân viên phục hồi chức năng đa chuyên khoa trong vòng 72 giờ với kế hoạch chăm sóc đa chuyên khoa theo mục tiêu trong vòng 5 ngày cụ thể hóa bằng văn bản.
– Tiêu chuẩn 5: Người bệnh mắc đột qụy não được điều trị với sự tôn trọng nhân phẩm và sự riêng tư bao gồm bảo đảm vệ sinh, chăm sóc chu đáo để dự phòng và xử trí loét do tỳ đè.
– Tiêu chuẩn 6: Người bệnh nghi mắc đột qụy não khi tới bệnh viện nơi có phương tiện để điều trị tiêu huyết khối được chuyển thẳng ngay vào Đơn vị đột quỵ não chuyên khoa, được đánh giá và được điều trị tiêu huyết khối trong vòng 4,3 giờ sau khởi phát đột quỵ não nếu có chỉ định.
– Tiêu chuẩn 7: Người bệnh mắc đột qụy não cấp được vận động sớm và giúp đỡ ngồi dậy ngay khi họ tỉnh, trừ trường hợp tình trạng bệnh lý không ổn định, được hỗ trợ để đứng dậy, đi lại càng sớm càng tốt.
– Tiêu chuẩn 8: Người bệnh mắc đột qụy não được chuyên gia đánh giá chức năng nuốt trong vòng 4 giờ sau khi nhập viện, trước khi chỉ định cho ăn qua đường miệng, truyền dịch, hoặc dùng thuốc và có kế hoạch cung cấp đủ dinh dưỡng .
– Tiêu chuẩn 9: Người có nguy cơ mắc đột qụy não cao gồm những người có tiền sử đột qụy não được đánh giá và cung cấp thông tin về các yếu tố nguy cơ do nếp sống (ít vận động, hút thuốc lá, chế độ ăn, thừa cân nặng và lạm dụng rượu bia); những người này và thân nhân của họ cần được cung cấp thông tin, tư vấn và hỗ trợ thay đổi thói quen sinh hoạt và các yếu tố nguy cơ.
– Tiểu chuẩn 10: Người bệnh sau đột qụy não được kê thuốc phù hợp để giảm nguy cơ đột qụy não sau này.
2. Tiêu chuẩn dịch vụ
– Tiêu chuẩn 11: Hỗ trợ chuyên môn từ xa (telemedicine) tại một Đơn vị đột qụy não nơi không có chuyên gia về đột quỵ não phải có: một đường kết nối hình ảnh giúp chuyên gia về đột qụy não quan sát được việc khám lâm sàng, thảo luận trường hợp bệnh với bác sĩ khám tại chỗ, nhìn thấy và nói chuyện với người bệnh và trực tiếp hướng dẫn họ; một đường kết nối giúp chuyên gia đột quỵ não đánh giá các kết quả hình ảnh sọ não từ xa.
– Tiêu chuẩn 12: Các bệnh viện trung ương với cơ sở đào tạo chuyên gia về điều trị đột qụy não chỉ đạo chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tỉnh và tổ chức giao ban thường xuyên; các bệnh viện tỉnh chỉ đạo chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện khác trong tỉnh và tổ chức các buổi trao đổi chuyên môn định kỳ.
– Tiêu chuẩn 13: Cán bộ chăm sóc cấp cứu có khả năng đánh giá đột quỵ não và cơn thiếu máu não thoáng qua bằng công cụ được kiểm chứng và biết xử trí những trường hợp cấp cứu này.
– Tiêu chuẩn 14: Người dân có thể nhận biết được các dấu hiệu chính của đột qụy não và cơn thiếu máu não thoáng qua và biết xử trí sơ bộ những trường hợp cấp cứu này.
– Tiêu chuẩn 15: Người bệnh mắc đột qụy não phải được theo dõi chất lượng chăm sóc tại cơ sở điều trị, cơ sở đó phải có hệ thống hỗ trợ để giải quyết các vấn đề về chất lượng chăm sóc được xác định.
3. Định nghĩa và phân loại
Đối với toàn bộ các tiêu chuẩn nêu trên, văn bản chính của Bộ đã có chỉ dẫn rõ về các từ ngữ dùng mô tả các khái niệm, vai trò của các bên liên quan với tiêu chuẩn chất lượng về xử trí đột quỵ não cũng như cách thức đo lường chất lượng theo các dữ liệu thu thập tại cơ sở. Ngoài ra các Đơn vị đột quỵ não còn được phân loại theo các tiêu chí “Vàng”, “ Bạc”, “Đồng” căn cứ vào các điều kiện về tổ chức cơ sở, cán bộ chuyên môn và chương trình hoạt động.
IV. KẾT LUẬN
Như vậy, đây là lần đầu tiên việc chăm sóc, xử trí bệnh nhân mắc đột qụy não được đưa vào theo các Tiêu chuẩn chất lượng. Tuy có rất nhiều loại bệnh tật khác nhau nhưng trong các bệnh lý mạch máu – thần kinh, đột quỵ não được Bộ Y tế quan tâm đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. Đó cũng là đường lối tạo thuận lợi cho sự phát triển ngành y tế nói chung, chuyên khoa Thần kinh học nói riêng. Hy vọng ngoài việc phổ biến các tài liệu hướng dẫn điều trị các bệnh thần kinh, chúng ta sẽ có thêm các Tiểu chuẩn chất lượng đối với các bệnh thường gặp khác trong thực hành lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Y tế. Quyết định số 86/QĐ-KCB ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Cục Quản lý Khám Chữa bệnh.
- Lê Đức Hinh. Xử trí bệnh mạch não ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị khoa học thường niên lần thứ Nhất. Tổng hội Y học Việt Nam, 2012; 4-11.
- Lê Đức Hinh. Một số nhận xét về bệnh thần kinh ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị khoa học thường niên lần thứ Nhì. Tổng hội Y học Việt Nam, 2013; 15.
- Lê Văn Thính, Trần Viết Lực, Nguyễn Thị Xuyên và cs. Tình hình và thực trạng chăm sóc đột quỵ trong các Bệnh viện Đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên ở Việt Nam. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108 (số đặc biệt) 2010, 5: 38-42.
- MacDonald BK, Cockrell OC, Sander JWAS, Shorvon SD. The incidence and lifetime prevalence of neurological disorders in a prospective community – based study in the UK.Brain 2000; 123:655-676.
- Royal College of Physicians. National clinical guideline for stroke, 4rd ed; 2012.
SUMMARY
QUALITY STANDARDS FOR MANAGEMENT OF STROKE IN VIETNAM
LE DUC HINH
Vietnamese Association of Neurology
Stroke is the third leading cause of mortality after cardio – vascular diseases and cancer. In our country, more than 20 Stroke Centers/Stroke Units have been taking care of stroke patients together with other specialized departments. However various areas still need the technical assistance from higher level according to unified guidelines. Therefore, the Ministry of Health in partnership with the Vietnam Health Economics Association and NICE International organized a Quality Standards Committee for hospital care of acute stroke. This Committee included some experts from relevant specialities and Representatives of NICE. The Quality Standards was promulgued by the Medical Services Administration on July 16, 2014. These Quality Standards will provide care to people with stroke by healthcare staff during the course of diagnosis and initial management, acute phase care, rehabilitation and long – term management.