Nghiên cứu một số chỉ số lipid máu ở bệnh nhân đột quỵ não tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
TS.Dương Đình Chỉnh
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
TÓM TẮT
Qua nghiên cứu 168 bệnh nhân đột quỵ não điều trị tại khoa Thần kinh Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ tháng 8/2011 đến tháng 11/2012 chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét sau:
– Đột quỵ não gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi > 55, nam mắc nhiều hơn nữ.
– Tỉ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đột quỵ não nói chung là 58,6%, trong đó nhồi máu não là 65,7% cao hơn chảy máu não là 48,5% (p < 0,05).
– Nồng độ cholesterol toàn phần và riglyceride ở bệnh nhân nhồi máu não cao hơn chảy máu não. Không có sự khác biệt về nồng độ HDL – C và LDL – C giữa 2 nhóm.
– Cholesterol toàn phần ở mức độ thấp (< 3,9 mmol/l) thì tỉ lệ chảy máu não cao hơn nhồi máu não. Cholesterol toàn phần ở mức cao (> 5,2 mmol/l), riglyceride cao (> 2,3 mmol/l), LDL – C cao (> 3,4 mmol/l), HDL – C thấp (< 0,9 mmol/l) thì tỉ lệ nhồi máu não cao hơn chảy máu não.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não ( ĐQN) luôn là một vấn đề thời sự của y học bởi đây là một bệnh thường gặp, có tỷ lệ tử vong cao, thời gian nằm viện kéo dài, chi phí điều trị tốn kém, di chứng nặng nề, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trong những năm gần đây, mặc dù y học đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị ĐQN nhưng vẫn chưa có biện pháp nào được coi là đặc hiệu. Theo chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới thì ĐQN có khả năng dự phòng và quản lý tốt các yếu tố nguy cơ. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy tăng lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh lý mạch máu nói chung và ĐQN nói riêng [1], [2], [7]. Tuy nhiên một số nghiên cứu mới đây lại cho thấy có mối liên quan giữa nồng độ Cholesterol và các lipo – protein khác với từng thể ĐQN [3], [6].
Xuất phát từ những thực tế nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
– Đánh giá sự biến đổi một số chỉ số lipid máu ở bệnh nhân ĐQN.
– Tìm hiểu mối liên quan giữa sự biến đổi các chỉ số lipid máu với tỷ lệ hai thể, nhồi máu não và chảy máu não.
II.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Đối tượng nghiên cứu
– Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định là Đột quỵ não điều trị tại Khoa Thần kinh – Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
– Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân dựa vào:
+ Định nghĩa Đột quỵ não của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1990.
+ Xác định thể nhồi máu não hay chảy máu não dựa vào lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính sọ não.
– Loại trừ khỏi nghiên cứu những bệnh nhân không xác định được thể đột quỵ, bệnh nhân nhồi máu não, chảy máu não, bệnh nhân đã và đang dùng thuốc hạ Lipid máu.
2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu
– Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2011 đến tháng 11/2012
– Địa điểm nghiên cứu: Tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
– Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, cắt ngang, mô tả.
3.Kỹ thuật thu thập số liệu
– Chọn bệnh nhân, khám lâm sàng theo chỉ tiêu nghiên cứu.
– Chụp cắt lớp vi tính sọ não được tiến hành trên máy Scaner Emotion hãng Siemens.
– Xét nghiệm Lipid máu: Bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch buổi sáng, lúc chưa ăn. Tiến hành định lượng các chỉ số lipid máu trên máy AV400 Olympus (Nhật Bản).
– Đánh giá rối loạn Lipid máu dựa theo tiêu chuẩn:
– Tăng Cholesterol toàn phần: Cholesterol TP > 5,2 mmol/1.
– Tăng Triglycerid > 2,3 mmol/1
– Tăng LDL – C: LDL – C > 3,4mmol/l
– Giảm HDL – C: HDL – C < 0,9mmol/1
4. Xử lý số liệu
Theo phương pháp thống kê Y học, trên phần mềm Epiinfo 6,04
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân Đột quỵ não theo nhóm tuổi và giới
Tuổi | Nam (n = 118) | Nữ (n = 50) | Tổng (n = 168) | |||
N | % | N | % | n | % | |
<35 | 1 | 0,8 | 0 | 0 | 1 | 0,6 |
35-44 | 7 | 5,9 | 0 | 0 | 7 | 4,2 |
45-54 | 25 | 21,2 | 7 | 14 | 32 | 19,0 |
55-64 | 36 | 30,5 | 14 | 28 | 50 | 29,8 |
65-74 | 35 | 29,7 | 17 | 34 | 52 | 31,0 |
>75 | 14 | 11,9 | 12 | 24 | 26 | 15,4 |
Nhận xét:
– Đột quỵ não gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 55 – 74 tuổi.
– Nam gặp nhiều hơn, tỷ lệ nam/nữ = 2,3
Bảng 2. Phân bố thể đột quỵ não theo tuổi
Tuổi | Nhồi máu (n = 98) | Chảy máu (n = 70) | ||
N | % | N | % | |
< 35 | 0 | 0 | 1 | 1,4 |
35-44 | 4 | 4,1 | 3 | 4,3 |
45-54 | 12 | 12,2 | 20 | 28,6 |
55-64 | 25 | 25,2 | 25 | 35,7 |
65-74 | 38 | 38,8 | 14 | 20 |
>75 | 19 | 19,4 | 7 | 10 |
Nhân xét:
– Ở nhóm tuổi < 65 tuổi tỷ lệ chảy máu não cao hơn nhồi máu não.
– Ở nhóm tuổi > 65 tuổi tỷ lệ nhồi máu não cao hơn chảy máu não.
Bảng 3.Số bệnh nhân có rối loạn Lipid máu
Tuổi | Nhồi máuN=98 | Chảy máuN=70 | TổngN = 168 |
Có rối loạn Lipid | 65 | 34 | 99 |
Tỷ lệ % | 65,7 | 45,5 | 58,9 |
Nhận xét:
– Tỷ lệ bệnh nhân ĐQN có rối loạn Lipid máu là 58,9%
– Nhóm bệnh nhân nhồi máu có tỷ lệ rối loạn Lipid là 65,7%, cao hơn nhóm chảy máu não 48,5% (P < 0,5%)
Bảng 4. Nồng độ trung bình của một số chỉ số Lipid máu theo giới
Giới Nồng độ | Namn = 118 | Nữn = 50 | Chungn = 168 | P |
Cholesterol | 5,0 ± 1,3 (2,3 – 10) | 5,7 ± 1,5 (2,5 – 10,3) | 5,2 ± 1,4 (2,3 – 10,3) | <0,001 |
Triglycerid | 2,1 ± 1,5 (0,5-12,5) | 2,1 ±2,0 (0,8 – 12,5) | 2,1 ± 1,7 (0,5-12,5) | >0,05 |
HDL-C | 1,3 ±0,9 (0,5 – 10) | 1,4 ±0,5 (0,6 – 3,2) | 1,3 ±0,8 (0,5 – 10) | >0,05 |
LDL-C | 3 ±0,9(1,5-6,5) | 3,3 ± 1,2 (0,5 – 1,7) | 3,1 ± 1(0,5 – 6,5) | >0,05 |
Nhận xét:
– Nồng độ trungbình của Cholesterol ở nữcaohơn nam.
– Không có sự khác biệt vềnồng độ Triglycerid, HDL – C, LDL – C giữa nam và nữ.
Bảng 5. Nồng độ một số chỉ số Lipid máu theo thể lâm sàng (Đơn vị: mmol/l)
ThểNồng độ | Nhồi máun = 98 | Chảy máun = 70 | P |
Cholesterol | 5,4 ±1,4(3,1 – 10,3) | 5,0 ± 1,4(2,3 – 8,8) | <0,05 |
Triglycerid | 2,3 ± 1,8(0,8 – 12,5) | 1,7 ±1,3(0,5 – 9,5) | <0,01 |
HDL-C | 1,3 ± 1,0(0,5 – 10) | 1,3 ±0,5(0,6 – 3,2) | >0,05 |
LDL-C | 3,1 ± 1,0 (0,5-7,1) | 3,0 ±0,9(0,9 – 6,5) | >0,05 |
Nhân xét:
– Nồng độ trung bình của Cholesterol và Triglycerid ở nhóm nhồi máu cao hơn nhóm chảy máu (P < 0,05).
– Không có sự khác biệt về nồng độ HDL – C, LDL – C giữa nhóm nhồi máu và nhóm chảy máu (P > 0,05).
Bảng 6. Liên quan giữa nồng độ Cholesterol và thể đột quỵ não
Nồng độ | Nhồi máu | Chảy máu | Tổng | |
mmol/l | n(%) | n(%) | n (%) | P |
<3,9 | 7 (29,2) | 17(70,8) | 24 (100) | <0,001 |
3,9 – 5,2 | 49 (62,8) | 29 (37,2) | 78 (100) | |
>5,2 | 42 (63,6) | 24 (36,4) | 66(100) | <0,001 |
Nhận xét:
– Ở nồng độ Cholesterol thấp (< 3,9 mmol/l) tỷ lệ chảy máu não là
70,8%, cao hơn nhồi máu não 29,2%.
– Ở nồng độ Cholesterol cao(>5,2 mmol/l) tỷlệ nhồi máunãolà
63,6%, cao hơn chảy máu não 36,4%.
Bảng7. Liên quan giữa nồng độ Triglycerid và thể đột quỵ não
Nồng độ | Nhồi máu | Chảy máu
|
np ATông | |
mmol/I | n (%) | n (%) | n (%) | P |
<2,3 | 7 (54,3) | 59 (45,7) | 129(100) | >0,05 |
>2,3 | 28 (71,8) | 11 (28,2) | 39(100) | <0,001 |
Nhận xét:
– Ở nồng độ Triglycerid cao (> 2,3mmol/l) tỷ lệ nhồi máu não là 71,8%, cao hơn chảy máu não 28,2%.
Bảng 8. Liên quan giữa nông độ HDL – C và thể đột quỵ não
Nồng độ | Nhồi máu | Chảy máu | TổngRông
|
P |
mmol/l | n (%) | n (%) | n (%) | |
<0,9 | 20 (66,7) | 10(33,3) | 30(100) | <0,001 |
>0,9 | 78 (56,5) | 60 (43,5) | 138(100) | >0,05 |
Nhận xét:
– Ở nồng độ HDL – C < 0,9 mmol/1 tỷ lệ nhồi máu não là 66,7%, cao hơn chảy máu não 33,3%.
Bảng 9.Liên quan giữa nồng độ LDL-C và thể đột quỵ não
Nồng độ | Nhồi máu | Chảy máu | Tổng | P |
mmol/l | n (%) | n (%) | n (%) | |
<3,4 | 65 (55,6) | 52 (44,4) | 117(100) | >0,05 |
>3,4 | 33 (64,7) | 18(35,3) | 51 (100) | <0,001 |
Nhận xét:– Ở nồng độ LDL-C cao >3,4 mmol/1 tỷ lệ nhồi máu não là 64,7%, cao hơn chảy máu não (35,3%).
IV. BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 168 bệnh nhân ĐQN chúng tôi nhận thấy rằng: ĐQN gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi sau 55 tuổi, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Nhồi máu não thường gặp ở lứa tuổi sau 65 tuổi. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trong nước [2], [3]. Kết quả nghiên cứu một số chỉ số Lipid máu cho thấy có 99 bệnh nhân có rối loạn Lipid trong tổng số 168 bệnh nhân ĐQN (chiếm tỷ lệ 58,9%), trong đó có sự khác biệt về tỷ lệ rối loạn Lipid và nồng độ các chỉ sổ Lipid giữa nhóm nhồi máu não và chảy máu não. Nhóm bệnh nhân nhồi máu có tỷ lệ rối loạn Lipid là 65,7% cao hơn nhóm chảy máu não 48,5% (bảng 3). Nồng độ trung bình của Cholesterol toàn phần và Triglycerid ở nhóm nhồi máu cũng cao hơn nhóm chảy máu (bảng 5). Điều này có lẽ phản ánh một tình trạng vữa xơ động mạch, một trong những yếu tố nguy cơ của ĐQN nói chung, đặc biệt là nhồi máu não. Trần Thị Thuý Ngần (2004) khảo sát các yếu tổ nguy cơ trên 545 bệnh nhân ĐQN cũng cho thấy rối loạn Lipid máu là yếu tố nguy cơ đáng kể của ĐQN. Các thể lâm sàng của ĐQN đều bị ảnh hưởng bởi yểu tố nguy cơ này ở các mức độ khác nhau, trong đó nhồi máu não bị ảnh hưởng nhiều hơn cả [2].
Liên quan giữa nồng độ các chỉ số Lipid với tỷ lệ các thể ĐQN, chúng tôi thấy ở mức Cholesterol toàn phần thấp (< 3,9mmmol/l) thì tỷ lệ chảy mãu não cao hơn nhồi máu não. Ngược lại ở mức Cholesterol toàn phần cao (> 5,2mmol/l) thì tỷ lệ nhồi máu não cao hơn chảy máu não. Với mức Triglycerid cao, LDL – C cao, HDL – C thấp thì tỷ lệ nhồi máu não đều cao hơn chảy máu não. Zhaos (1999) so sánh mức Cholesterol và LDL – C của 90 bệnh nhân nhồi máu não, 90 bệnh nhân chảy máu não với 107 người khoẻ mạnh có cùng tuổi, giới cũng cho thấy nhóm chảy máu não có mức Cholesterol toàn phần thấp, LDL – C thấp trong khi nhóm nhồi máu não có mức Cholesterol toàn phần cao, LDL – C cao hơn so với nhóm chứng [6]. Nghiên cứu gần đây của các tác giả Nhật Bản và Hoa Kỳ cho thấy khi nồng độ Cholesterol toàn phần < 4,62 mmol/1 sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu não lên gấp 2,7 lần.Việc kết hợp giữa tăng huyết áp và giảm Cholesterol máu không làm gia tăng thêm tỷ lệ chảy máu não. Các tác giả giải thích rằng Cholesterol đóng vai trò tạo nên sự toàn vẹn của thành mạch, khi Cholesterol giảm dẫn tới rối loạn màng tể bào làm cho lóp nội mạc động mạch bị suy yếu dễ gây chảy máu não [3]. Tuy nhiên một số tác giả khác lại cho thấy có sự giảm Cholesterol trong một giai đoạn cấp của chảy máu não trong khi Triglycerid không thấy thay đổi, và điều này chưa được giải thích rõ ràng [4].
Ngược lại, các nghiên cứu về tình trạng tăng Lipid máu với ĐQN và bệnh mạch vành đã cho thấy khi nồng độ Cholesterol tăng > 5,7mmol/l đến trên 7,28mmol/l sẽ làm tăng tỷ lệ nhồi máu não lên 1,31 đến 2,57 lần [3]. Nghiên cứu của Jane D (2001) cũng cho thấy nguy cơ nhồi máu não tăng lên 1,27 lần liên quan với Triglycerid > 200mg/dl và tác giả khẳng định Triglycerid cao là yếu tổ nguy cơ độc lập của nhồi máu não và thiếu máu não thoáng qua [5]. Như vậy việc dùng thuốc hạ Lipid máu sẽ làm giảm nguy cơ nhồi máu não nhưng có làm tăng nguy cơ chảy máu não không? Điều này cần được nghiên cứu nhiều hơn trong tương lai.
V.KẾT LUẬN
– ĐQN gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi > 55 tuổi. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Chảy máu não thường gặp trước tuổi 65, nhồi máu não thường gặp sau 65 tuổi.
– Tỷ lệ rối loạn Lipid máu ở các bệnh nhân ĐQN nói chung là 58,6%; trong đó ở thể nhồi máu não là 65,7%, cao hơn chảy máu não 48,5%.
– Nồng độ Cholesterol toàn phần và Triglycerid ở bệnh nhân nhồi máu não cao hơn chảy máu não. Không có sự khác biệt về nồng độ HDL – C, LDL – Cgiữa nhóm nhồi máu và nhóm chảy máu.
– Cholesterol ở mức độ thấp (< 3,9mmol/l) thì tỷ lệ chảy máu não cao hơn nhồi máu não, ở mức Cholesterol cao (> 5,2mmol/l), Triglycerid cao (2,3mmol/l), LDL – C cao (> 3,4mmol/l), HDL – C thấp (< 0,9mmol/l) thì tỷ lệ nhồi máu não cao hơn tỷ lệ chảy máu não.