Uống trà sâm dứa có mất ngủ không? Uống đúng cách ra sao?
Trà sâm dứa vị ngọt thanh, tác dụng thanh nhiệt, giải độc và thư giãn tinh thần. Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng loại trà này đối với giấc ngủ như thế nào, uống trà sâm dứa có mất ngủ không? Cùng ECO Pharma tìm hiểu ngay sau đây.
Uống trà sâm dứa có mất ngủ không?
Trà sâm dứa là gì?
Trà sâm dứa là một loại đồ uống được chế biến từ lá và quả của cây sâm dứa (lá dứa). Sâm dứa là cây bụi lá xanh thuộc chi Pandanus, có tên khoa học Pandanus amaryllifolius. Loài thực vật nhiệt đới thân thảo này có thể cao tới gần 2m, thân tròn, lá màu xanh hẹp và thẳng như lưỡi kiếm. Quả sâm dứa nhỏ, giống với hình nón, khi chín có màu cam hoặc màu đỏ.
Cây sâm dứa thường được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines. Lá dứa tươi khi cắt có mùi thơm đặc trưng nên được gọi là “vani” của ẩm thực Đông Nam Á. Đây là một thành phần phổ biến trong nhiều món ăn của Sri Lanka, Thái Lan và Nam Á. Ngoài dùng để làm nguyên liệu tạo mùi thơm cho các món ăn và đồ uống, lá sâm dứa cũng được sử dụng làm màu tự nhiên và sản xuất mỹ phẩm.
Sau khi thu hái lá và quả của cây sâm dứa, người ta sẽ đem đi phơi và sấy khô, bảo quản thành phẩm trà trong túi zip hoặc lọ thủy tinh để dùng trong thời gian dài. Với hương thơm dịu nhẹ, ngọt ngào và màu sắc xanh nhạt đặc trưng, trà sâm dứa được nhiều người yêu thích. Khi thưởng thức tách trà sâm dứa ấm, bạn sẽ cảm nhận được vị trà thơm ngát và ngọt nhẹ, tạo nên cảm giác dễ chịu và thư thái.
Cây sâm dứa là nguyên liệu chính của trà sâm dứa. Nó cũng được dùng làm nguyên liệu phổ biến trong nền ẩm thực Đông Nam Á và Nam Á.
Thành phần của trà sâm dứa
Trà sâm dứa thường được làm từ lá, quả của cây sâm dứa, trà tiên, hoa ngây, hoa lài, hoa sói và búp trà xanh. Những thành phần này chứa một số hoạt chất như:
- Polyphenol: Trà sâm dứa chứa hợp chất polyphenol có khả năng chống oxy hóa tự nhiên, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do, giảm viêm và góp phần ngăn ngừa một số bệnh mãn tính.
- Flavonoid: Flavonoid trong trà sâm dứa có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và bảo vệ tim mạch.
- Carbohydrate: Tùy thuộc vào cách chế biến, trà sâm dứa có thể chứa một lượng nhỏ carbohydrate, bao gồm tinh bột, đường và chất xơ.
- Vitamin và khoáng chất: Mặc dù hàm lượng không quá cao, nhưng trà sâm dứa vẫn cung cấp một lượng nhỏ các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể như vitamin C, vitamin A và vitamin E.
- Caffeine: Búp trà xanh (thành phần của trà sâm dứa) chứa caffein – một chất kích thích hệ thần kinh, mang đến sự tỉnh táo.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào quá trình chế biến và nguồn gốc của sản phẩm mà thành phần có trong trà sâm dứa sẽ khác nhau. Do đó, để biết rõ hơn về bảng thành phần cụ thể của trà sâm dứa, bạn nên đọc kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm.
Uống trà sâm dứa có mất ngủ không?
Uống trà sâm dứa có mất ngủ không? Sự kết hợp của một số thành phần tự nhiên như hoa lài, trà tiên, hoa ngây trong trà sâm dứa có tác dụng an thần, giúp thư giãn và làm dịu căng thẳng. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng uống trà lá dứa giúp giảm sản xuất hormone căng thẳng cortisol. Uống ít nhất nửa cốc trà lá dứa mỗi ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và mất trí nhớ. Ngoài ra, trà lá dứa còn giúp hỗ trợ ngủ ngon hơn, ngăn rụng tóc và giải độc gan. Mặc dù vậy, loại trà này cũng có thể gây mất ngủ cho những người quá nhạy cảm với caffeine. Búp trà chứa caffeine có thể gây khó ngủ nếu nguyên liệu này chiếm tỷ lệ đáng kể trong trà sâm dứa, nhất là khi bạn tiêu thụ quá nhiều trong ngày.
Ngoài ra, tác dụng lợi tiểu của trà sâm dứa có thể làm tăng tần suất tiểu đêm, gây gián đoạn giấc ngủ và khó ngủ lại. Vì vậy, bạn không nên uống loại trà này vào buổi tối.
Uống trà sâm dứa có mất ngủ không? Uống trà sâm dứa thường không gây mất ngủ. Mặc dù vậy, những người nhạy cảm caffeine hoặc uống quá nhiều vào buổi tối có thể gặp phải tình trạng này.
Cách uống trà sâm dứa tránh mất ngủ
Nếu uống trà sâm dứa bị mất ngủ, một số cách sau có thể giúp bạn tránh được tình trạng này:
- Uống trà sâm dứa vào buổi sáng hoặc chiều: Bạn nên uống trà sâm dứa vào buổi sáng hoặc chiều để cơ thể có thời gian đào thải caffeine.
- Pha trà vừa phải: Pha trà quá đặc làm tăng nồng độ caffeine, gây kích thích hệ thần kinh và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Không uống quá nhiều: Uống nhiều trà sâm dứa, đặc biệt uống quá gần giờ đi ngủ có thể gây đầy bụng, đi tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ.
Uống trà sâm dứa còn có tác dụng gì khác?
Uống trà sâm dứa có mất ngủ không? Uống trà sâm dứa đúng cách không chỉ không gây mất ngủ mà còn đem đến nhiều lợi ích tốt cho cơ thể như tăng cường hệ miễn dịch, thanh lọc cơ thể. Cùng ECO Pharma tìm hiểu một số lợi ích của trà sâm dứa đối với sức khỏe sau đây:
Tốt cho hệ tiêu hóa
Búp trà xanh trong trà sâm dứa chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp kích thích quá trình tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và giảm các triệu chứng khó tiêu như đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, trà sâm dứa chứa men, có tác dụng làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm viêm loét và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây hại. Đối với những ai có dạ dày không tốt hoặc gặp các vấn đề về đường ruột có thể cân nhắc uống trà sâm dứa để cải thiện hệ tiêu hóa.
Ngăn ngừa các mầm bệnh từ bên ngoài môi trường sống
Trà sâm dứa chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất kháng khuẩn tự nhiên. Uống loại trà này giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh từ bên ngoài môi trường sống như viêm họng, cảm cúm.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trà sâm dứa chứa vitamin và khoáng chất thiết yếu cho hệ miễn dịch như vitamin C, vitamin E và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch.
Thanh lọc cơ thể
Trà sâm dứa có tác dụng lợi tiểu nhẹ, giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong trà còn có tác dụng trung hòa gốc tự do, bảo vệ tế bào gan và tăng cường khả năng giải độc của gan. Đối với những người thường xuyên uống bia rượu, ăn đồ cay nóng uống trà sâm dứa sẽ hỗ trợ ổn định men gan.
Trà sâm dứa có hương vị thơm ngon giúp loại bỏ độc tố và thanh lọc cơ thể.
Một số tác dụng phụ của trà sâm dứa
Mặc dù đem đến một số lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng nếu uống trà sâm dứa quá nhiều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Mất cân bằng điện giải: Tác dụng lợi tiểu của trà sâm dứa có thể gây mất cân bằng kali và canxi. Đây là các chất điện giải quan trọng, nếu bị mất cân bằng có thể gây ra mất nước, mệt mỏi, yếu cơ, rối loạn nhịp tim và nguy cơ loãng xương.
- Tương tác thuốc: Nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, uống trà sâm dứa có thể gây tương tác thuốc dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị.
- Không phù hợp với người tỳ vị hư hàn: Theo Đông y, những người có cơ địa lạnh, tỳ vị hư yếu, uống trà sâm dứa thường xuyên có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Trà sâm dứa có tính hàn, có thể gây ra các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, lạnh bụng và làm suy giảm chức năng tiêu hóa.
Những lưu ý khi uống trà sâm dứa
Khi uống trà sâm dứa, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chỉ nên sử dụng khoảng 30gr trà sâm dứa mỗi ngày và pha cùng với nước ấm.
- Uống trà sâm dứa trước bữa ăn khoảng 20 phút – 25 phút để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Không uống trà sâm dứa để qua đêm.
- Hạn chế uống trà sâm dứa vào buổi tối.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.
- Trẻ em dưới 10 tuổi có hệ tiêu hóa và miễn dịch suy yếu không nên uống trà sâm dứa.
- Những người bị huyết áp thấp nên thận trọng khi sử dụng trà sâm dứa.
- Người mắc các bệnh mãn tính hoặc đang sử dụng thuốc điều trị nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trà sâm dứa.
- Bảo quản trà ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
- Không dùng trà đã hết hạn sử dụng hoặc bị ẩm mốc, có mùi bất thường.
Uống trà sâm dứa có mất ngủ không? Uống trà sâm dứa có thể gây mất ngủ, đặc biệt nếu uống vào buổi tối.
Khi uống trà sâm dứa bị mất ngủ phải làm sao?
Uống trà sâm dứa có mất ngủ không? Trường hợp nếu uống trà sâm dứa bị mất ngủ về đêm bạn hãy đổi sang loại trà sâm dứa có chứa ít búp trà xanh, uống với một lượng vừa phải trước 3 giờ chiều. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng mất ngủ khi uống trà, bạn có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp sau:
- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần để điều chỉnh đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể.
- Phòng ngủ nên tối, yên tĩnh, thoáng mát và có nhiệt độ lý tưởng khoảng 25 độ C – 27 độ C. Sử dụng đệm, gối và chăn thoải mái sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.
- Không nên ngủ trưa quá nhiều, chỉ nên ngủ từ 15 phút – 20 phút.
- Tập thể dục thường xuyên ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày, nhưng tránh tập quá gần giờ ngủ.
- Tránh uống cà phê, trà đen, nước ngọt có ga và rượu bia trước khi ngủ 6 tiếng.
- Giữ cho tinh thần vui vẻ, tránh suy nghĩ tiêu cực trước giờ đi ngủ.
- Tập yoga, thiền chánh niệm, ngâm mình trong bồn tắm nước ấm hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu magie như chuối, rau chân vịt, hạnh nhân, hạt óc chó, cá hồi, sữa, trứng, yến mạch, gà tây, rong biển, chuối, kiwi. Không ăn quá no hoặc ăn đồ cay nóng, dầu mỡ vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Uống một số loại trà thảo dược có tác dụng an thần như hoa cúc, oải hương, tâm sen, lạc tiên, sả chanh, trà gừng mật ong.
- Nếu đã nằm trên giường hơn 20 phút mà không ngủ được, hãy đứng dậy và đi đọc sách, hít thở sâu hoặc nghe nhạc cho đến khi buồn ngủ.
Uống trà sâm dứa có mất ngủ không? Uống trà sâm dứa thường không gây mất ngủ, tuy nhiên hàm lượng caffeine nhỏ trong búp trà có thể gây mất ngủ đối với những người nhạy cảm với caffeine. Để thưởng thức trà sâm dứa không mất ngủ, bạn hãy uống với liều lượng vừa phải, uống trước thời gian đi ngủ ít nhất 6 tiếng. Ngoài tác dụng hỗ trợ giảm căng thẳng, uống trà sâm dứa đúng cách còn còn đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.