5 cách dùng quả la hán chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả
Quả la hán từ lâu được dùng như một bài thuốc chữa mất ngủ cùng với những lợi ích khác đối với sức khỏe tổng thể. Theo dõi bài viết sau đây để biết được quả la hán chữa mất ngủ như thế nào và các cách dùng quả la hán đơn giản, dễ thực hiện tại nhà qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về quả la hán
La hán còn được gọi là Swingle fruit/Siraitia grosvenorii hoặc luo han guo thuộc họ bầu mọc nhiều ở Trung Quốc và vùng Bắc Thái Lan. Thân cây dạng dây leo, có tua cuốn và được trồng thành giàn. Quả có vị ngọt tự nhiên rất, tùy thuộc vào hàm lượng mogroside, có thể ngọt gấp 100 – 250 lần so với đường. Độ ngọt này xuất phát từ các chất chống oxy hóa tự nhiên có trong quả. Quả tươi màu vàng nâu hoặc xanh nâu, khi khô có màu nâu đặc trưng.
Theo Đông y, quả la hán vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, nhuận tràng và thông tiện, thường được dùng trị cảm sốt, viêm khí quản, ho gà, lao phổi gây ho, viêm họng, mất tiếng, ho nhiều đờm, táo bón và tiểu đường.
Quả la hán có màu vàng nâu hoặc xanh nâu, mọc nhiều ở Trung Quốc và miền Bắc Thái Lan.
Quả la hán chữa mất ngủ như thế nào?
Quả la hán có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, chủ yếu là hỗ trợ cải thiện tình trạng những vấn đề về hô hấp. Tuy vậy, vẫn có nhiều người sử dụng quả la hán chữa mất ngủ cũng như thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ. Tác dụng chữa mất ngủ của quả la hán hiện tại chưa được chứng minh rõ ràng. Hầu hết khi sử dụng quả la hán đều cần kết hợp với các loại thảo dược khác như hoa cúc, tâm sen, lá vông nem,…
Mặc dù vậy, tác động chữa mất ngủ của quả la hán là gián tiếp hơn, cụ thể:
- Chất tạo ngọt tự nhiên mogroside trong quả la hán có thể kiểm soát được tâm trạng và giảm stress. Do đó người dùng sẽ cảm thấy dễ chịu, giảm căng thẳng và dễ đi vào giấc ngủ khi uống nước quả la hán. Đối với người thừa cân, béo phì, tiểu đường khi dùng quả la hán để thay thế cho đường hay chất tạo ngọt nhân tạo cũng có các tác động tích cực đến giấc ngủ.
- Các chất béo, vitamin, hóa chất và các axit amin trong quả la hán đều là những chất cần thiết cho cơ thể, góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Quả la hán chứa triterpenoid, có tác dụng ức chế quá trình dị hóa (phân hủy) chất dẫn truyền thần kinh GABA – một chất dẫn truyền thần kinh ức chế chính trong hệ thần kinh trung ương. Nó có tác dụng giảm hoạt động của các tế bào thần kinh, giúp cân bằng và ổn định các tín hiệu thần kinh, từ đó làm dịu thần kinh, an thần và duy trì giấc ngủ ổn định.
Cách dùng quả la hán chữa mất ngủ đơn giản
Cùng ECO Pharma tham khảo các cách dùng quả la hán chữa mất ngủ đơn giản, dễ thực hiện tại nhà:
1. Trà hoa cúc với quả la hán
Hoa cúc và quả la hán có thể kết hợp với nhau thành một thức uống giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả. Thêm vào đó, loại trà này còn giúp loại bỏ mỡ thừa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 1 quả la hán khô, 20gr hoa cúc khô, 2 lít nước.
- Rửa sạch quả la hán, sau đó bổ thành 4 phần.
- Ngâm hoa cúc với nước ấm cho mềm. Rửa sạch với nước và để ráo.
- Cho phần thịt quả la hán vào nồi nước, đun sôi cùng với 2 lít nước.
- Cho hoa cúc vào nồi nước, đun thêm 5 phút và tắt bếp.
- Để nước nguội bớt và có thể dùng hàng ngày.
Vị của trà hoa cúc với quả la hán ngọt thanh, dễ uống. Người dùng nên nấu và dùng trong ngày.
2. Nước quả la hán
Nước quả la hán trị mất ngủ có vị ngọt thanh, thơm mát và dễ uống. Bạn có thể đun lấy nước quả la hán và uống mỗi ngày để giảm tần suất ngủ trằn trọc, ngủ không sâu giấc, thức giấc giữa đêm và cải thiện tinh thần.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả la hán khô.
- Rửa sạch và loại bỏ phần lông bám trên vỏ quả.
- Đun khoảng 1 – 1,5 lít nước sôi, sau đó bóp nhỏ quả la hán và đun trong khoảng 10 – 20 phút.
- Lọc bỏ bã quả la hán. Bạn có thể uống khi còn ấm hoặc uống lạnh tùy theo sở thích.
- Mỗi lần uống 1 cốc, nên uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
Lưu ý, bạn nên đun nước quả la hán mỗi ngày và dùng trong ngày. Thời tiết nắng nóng có thể khiến nước quả la hán bị hỏng. Vì thế bạn nên bảo quản lạnh và hâm lại khi muốn uống.
Nước quả la hán có vị ngọt thanh, thơm mát và dễ uống.
3. Trà la hán táo đỏ
Để tăng hiệu quả chữa mất ngủ của quả la hán, bạn có thể kết hợp quả la hán với táo đỏ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 30gr táo đỏ, 1 quả la hán.
- Rửa sạch và cạo bỏ lớp lông trên quả la hán. Sau đó bóp nhỏ quả la hán.
- Đun 1 – 1,5 lít nước, sau đó cho thêm quả la hán và táo đỏ và đun tiếp trong 30 phút.
Trà la hán táo đỏ có vị ngọt thanh, thơm dịu. Bạn nên uống ngay khi còn ấm và uống trong ngày. Trước khi đi ngủ, bạn nên uống một cốc để cải thiện tình trạng mất ngủ.
4. Ngâm rượu với quả la hán
Rượu quả la hán có tác dụng dễ ngủ, cải thiện hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, giảm tình trạng họ và hen suyễn. Tuy vậy, người dùng chỉ dùng một lượng nhỏ để tránh bị say và nghiện.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 7 – 10 quả la hán và 4 lít rượu.
- Rửa sạch quả la hán, loại bỏ lớp lông bên ngoài và để ráo nước.
- Bóp đôi quả hoặc tách ruột và cho vào bình thủy tinh.
- Ngâm la hán với 4 lít rượu. Đậy kín bình và bảo quản ở nơi có nhiệt độ ổn định, khô ráo và thoáng mát.
Sau 9 – 10 tháng bạn có thể lấy ra uống. Rượu quả la hán có vị ngọt, hơi đắng nhẹ và khá nồng. Bạn chỉ nên uống từ 1 – 2 chén rượu.
5. Nước quả la hán long nhãn
Long nhãn là một vị thuốc Đông y thường được dùng để thư giãn tinh thần và chữa mất ngủ, hay quên, thần kinh kém, hồi hộp đánh trống ngực, lo lắng, ăn uống kém, mồ hôi trộm, thiếu máu và suy nhược cơ thể. Kết hợp với la hán có thể giúp cơ thể thanh nhiệt và cải thiện chứng mất ngủ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 1 quả la hán, 30gr long nhãn khô.
- Rửa sạch quả la hán, loại bỏ phần lông. Sau đó đun sôi với nước.
- Khi nước đã sôi thì cho long nhãn khô vào. Đun thêm 30 phút và tắt bếp.
Nước quả la hán long nhãn có vị ngọt thanh, sau khi uống hết nước bạn có thể ăn cả long nhãn.
Nước quả la hán long nhãn có vị ngọt thanh, dễ uống.
Những tác dụng khác của quả la hán đối với sức khỏe
Ngoài tác dụng chữa mất ngủ, quả la hán còn có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe người bệnh. Một số tác dụng khác có thể kể đến như:
1. Chống gốc tự do
Các nghiên cứu trên chuột và chuột nhắt đã cho thấy chất chống oxy hóa từ quả la hán có tác dụng bảo vệ. Quả la hán chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và mogroside giúp ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do – các ion có hại có thể gây tổn thương cho tế bào. Các chất chống oxy hóa này cũng loại bỏ các gốc tự do hiện có và ngăn ngừa tổn thương oxy hóa cho tế bào, đặc biệt là ở các cơ quan như gan.
2. Giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường
Chiết xuất quả la hán giúp giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường nhờ vào các thành phần flavonoid và mogroside. Các nghiên cứu cho thấy mogroside giúp cải thiện hoạt động của enzyme phân giải chất béo, giảm cholesterol và hỗ trợ giảm cân ở chuột béo phì. Đồng thời, flavonoid và mogroside trong quả la hán giúp giảm viêm, cải thiện chức năng của insulin và hạ đường huyết, đồng thời phục hồi các tế bào tuyến tụy bị tổn thương. Nhờ các tác dụng này, chiết xuất quả la hán có thể hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường và béo phì một cách tự nhiên.
3. Hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp, tim mạch
Nước quả la hán có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý liên quan đến hô hấp như viêm phế quản, viêm thanh quan, amindan và ho. Các trường hợp bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch có thể dùng nước la hán để cải thiện các triệu chứng trên.
4. Thanh nhiệt, trị táo bón và kháng viêm
Trong dân gian, quả la hán được dùng để nấu nước nhằm làm mát cơ thể khi có biểu hiện nóng trong người, táo bón. Ngoài ra, quả la hán còn có đặc tính kháng viêm tốt, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể và giảm sưng ở vùng bị tổn thương.
5. Phòng ngừa ung thư
Các chất chống oxy hóa trong quả la hán có khả năng ức chế sự tăng sinh của khối u, ngăn chặn không cho khối u phát triển và lan rộng. Vị ngọt của quả la hán là đường tự nhiên, không ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh ung thư như các loại đường nhân tạo khác.
6. Giảm các triệu chứng dị ứng
Các hoạt chất có trong quả la hán có khả năng ức chế histamine – một chất tồn tại sẵn trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh một số phản ứng của cơ thể như dị ứng, sốc phản vệ, tăng bài tiết nước mắt, nước mũi… Điều này giúp giảm ngứa và hỗ trợ kiểm soát viêm nhiễm do dị ứng gây ra.
7. Một số tác dụng khác
Ngoài những tác dụng trên, quả la hán còn có những tác dụng khác như:
- Tăng cường sức khỏe đường ruột: Nghiên cứu ban đầu cho thấy hoạt chất mogroside từ quả la hán có thể hoạt động như prebiotic, thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Trong một nghiên cứu trong ống nghiệm, các vi khuẩn đường ruột đã có khả năng phân hủy mogroside V thành các mogroside thứ cấp có tính chất chống oxy hóa. Những mogroside thứ cấp này thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi như Bifidobacterium và Lactobacillus, đồng thời làm giảm vi khuẩn gây bệnh như Clostridium XIVa. Nghiên cứu còn cho thấy mogroside V có thể giúp tăng cường sản xuất các axit béo chuỗi ngắn (SCFAs) như acetate, propionate và butyrate, là các sản phẩm phụ của quá trình lên men prebiotic. SCFAs là nguồn năng lượng cho các tế bào lót đại tràng (colonocytes) và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như duy trì tính toàn vẹn của hàng rào ruột và điều hòa viêm nhiễm.
- Bảo vệ gan: Quả la hán có khả năng bảo vệ gan và giúp phục hồi tổn thương gan. Trong các nghiên cứu trên chuột bị tổn thương gan, mogroside V đã giúp giảm thiểu tổn thương oxy hóa trong các tế bào gan. Nghiên cứu cũng cho thấy mogroside có thể ức chế hoạt động của các enzyme gây tổn thương oxy hóa cho tế bào gan. Ngoài ra, chúng còn giúp loại bỏ axit lactic trong máu và cải thiện khả năng chống oxy hóa của gan, góp phần bảo vệ gan hiệu quả hơn.
- Tiêu diệt vi khuẩn và nấm: Quả la hán có khả kháng khuẩn mạnh mẽ. Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất quả la hán có thể làm suy yếu hoặc tiêu diệt các vi sinh vật như pseudomonas aeruginosa, escherichia coli, candida albicans và streptococcus mutans.
Uống nước quả la hán hàng ngày có tốt không?
Quả la hán chữa mất ngủ có thể uống hàng ngày với liều lượng phù hợp, khoảng 1 – 2 quả la hán nấu với 1 – 1,5 lít nước. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc liều dùng và cách dùng.
Có thể uống nước quả la hán mỗi ngày với liều lượng phù hợp.
Một số tác dụng phụ của quả la hán
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã xác nhận quả la hán là loại quả được công nhận an toàn (GRAS – Generally Recognized As Safe). Cơ quan này đã xem xét cả lợi ích và tác hại của quả la hán và kết luận rằng đây là một lựa chọn thay thế đường an toàn, được quản lý dựa trên hàm lượng mogroside.
Các nghiên cứu đã xác định rằng không có tác dụng phụ tiềm ẩn nào liên quan đến việc tiêu thụ chất tạo ngọt từ quả la hán, và sản phẩm này cũng an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, do độ phổ biến của quả la hán tương đối mới và các nghiên cứu trên người còn hạn chế, nên tính an toàn khi sử dụng lâu dài vẫn chưa được khẳng định.
Tuy vậy quả la hán vẫn có thể gây ra những phản ứng, cụ thể:
- Khó chịu do vị đắng hậu của quả la hán.
- Phản ứng dị ứng như: Nổi mề đay, phát ban, khó thở, mạch nhanh hoặc chậm, chóng mặt, lưỡi sưng, đau dạ dày hoặc nôn mửa, thở khò khè.
- Các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng do có chứa cồn đường.
Những lưu ý khi dùng quả la hán chữa mất ngủ
Khi dùng quả la hán chữa mất ngủ, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Ưu tiên lựa chọn các quả to, tròn đều, lắc lên không bị kêu nhằm đảm bảo quả la hán đó chắc ruột. Nếu tiếng kêu to khi lắc, quả la hán đó có thể bị ruột rỗng hoặc ruột bị khô, hỏng, ít tinh chất. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn quả khi bị sâu, thủng, màu nhợt nhạt, đen mốc. Quả la hán thông thường có màu nâu đen, bóng. Không lựa chọn nếu quả la hán có những mảng mốc trắng.
- Dùng quả la hán chữa mất ngủ kiên trì trong 1 tháng để cảm nhận hiệu quả. Nếu không đạt được hiệu quả, bạn cần cân nhắc đổi sang phương pháp chữa mất ngủ khác.
- Không sử dụng quả la hán nếu mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong quả.
- Thận trọng khi sử dụng quả la hán chữa mất ngủ cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ trước khi dùng cho đối tượng này.
- Quả la hán có tác dụng chữa mất ngủ đối với người bị mất ngủ cấp tính do các yếu tố như ho nhiều, stress, thay đổi môi trường,… Đối với người mất ngủ mãn tính cần được thăm khám để có phương án điều trị phù hợp.
- Khi dùng quả la hán cần kết hợp chế độ dinh dưỡng với các loại thực phẩm chữa mất ngủ và lối sinh hoạt khoa học.
Phụ nữ mang thai không uống nước quả la hán khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
Một số biện pháp chữa mất ngủ khác
Kết hợp các biện pháp chữa mất ngủ khác khi dùng quả la hán giúp nâng cao hiệu quả cải thiện tình trạng mất ngủ cũng như tăng cường sức khỏe tâm thần và tổng thể. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp chữa mất ngủ sau đây:
- Thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách tắm nước nóng, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng. Hoặc có thể thực hiện thiền chánh niệm để thả lỏng cơ thể, giúp dễ vào giấc ngủ hơn.
- Tạo môi trường ngủ đủ yên tĩnh, mát mẻ, tối và hạn chế tiếng ồn dễ đi vào giấc ngủ.
- Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy trong một khung giờ, kể cả ngày nghỉ hay cuối tuần. Việc này giúp cơ thể làm quen với chu kỳ giấc ngủ. Ngoài ra, bạn nên hạn chế ngủ trưa quá nhiều hoặc ngủ vào lúc chiều muộn. Không sử dụng các thiết bị di động trước giờ đi ngủ.
- Tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước gần giờ đi ngủ để đảm bảo không bị gián đoạn giấc ngủ do cơ thể đang tiêu hóa thức ăn hoặc phải đi vệ sinh. Ngoài ra, tránh sử dụng các chất kích thích như caffeine, nicotine, rượu bia vì có thể gây mất ngủ.
- Tập thể dục thường xuyên để giải phóng năng lượng dư thừa, mang đến cảm giác thư giãn và dễ ngủ hơn. Ngoài ra, tập thể dục còn hỗ trợ tăng cường sản xuất hormone melatonin, từ đó giảm bớt các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, bồn chồn hoặc ngưng thở khi ngủ.
- Luyện tập các bài tập thở giúp dễ ngủ nếu bạn thường xuyên bị khó thở, ngưng thở khi ngủ.
- Ngâm chân, bấm huyệt hoặc massage nhẹ nhàng trước khi đi để thư giãn tinh thần, tăng cường lưu thông máu và giúp cơ thể dễ vào giấc hơn.
- Sử dụng thêm các tinh dầu có chiết xuất từ hoa, lá hoặc bộ phận khác của cây mà bạn ưa thích trước khi đi ngủ. Việc này giúp bạn thư giãn đầu óc và tinh thần, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết để ngăn ngừa tình trạng mất ngủ. Thiếu hụt các dưỡng chất khiến cơ thể suy nhược, làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ lành mạnh.
Ngoài những biện pháp trên, bạn cũng có thể cân nhắc bổ sung thêm các tinh chất thiên nhiên có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa sự phát triển và hình thành stress oxy hóa để cải thiện sức khỏe tinh thần và nâng cao chất lượng giấc ngủ của mình. Hai tinh chất thiên nhiên là tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Cụ thể, tinh chất Blueberry chưa các hoạt chất sinh học thiên nhiên anthocyanin và pterostilbene; trong khi đó Ginkgo Biloba chứa hàm lượng flavonoid và terpenoid cao. Các hoạt chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường lưu thông máu lên não, bảo vệ tế bào, tăng cường trí nhớ và cải thiện giấc ngủ một cách an toàn.
Các cách dùng quả la hán chữa mất ngủ được nhiều người truyền tai nhau nhờ hiệu quả cải thiện giấc ngủ với những người bị mất ngủ do các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, bạn không được lạm dụng lại quả này vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh mất ngủ nên kết hợp dùng quả la hán với chế độ ăn uống lành mạnh đủ dưỡng chất, lối sống khoa học, thường xuyên tập thể dục để cải thiện triệu chứng.