Thiếu canxi có bị mất ngủ không? Cách cải thiện ra sao?

Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng vi chất dinh dưỡng có thể tác động đến các hóa chất truyền tín hiệu thần kinh hoặc chất dẫn truyền thần kinh điều hòa giấc ngủ, bao gồm serotonin, N-methyl. -d-aspartate (NDMA) glutamate và bài tiết melatonin. Tình trạng thiếu hụt vi chất canxi liệu có ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ? Cùng tìm hiểu xem thiếu canxi có bị mất ngủ không trong bài viết đây.

Thiếu canxi là gì?

Thiếu canxi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết để thực hiện các chức năng quan trọng. Khi thiếu canxi, cơ thể sẽ phải lấy canxi từ xương để bù vào lượng thiếu hụt, dẫn đến tình trạng loãng xương, xương yếu, giòn và dễ gãy.

Canxi là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng, chiếm 1% – 2% trọng lượng trong cơ thể người. Hơn 99% tổng lượng canxi được lưu trữ trong răng, xương, mạch máu, cơ và dịch giữa các tế bào. Theo ước tính, khoảng 3.5 tỷ người trên toàn cầu, chủ yếu ở Châu Á và Châu Phi đang đối mặt với nguy cơ cao bị thiếu canxi do chế độ ăn uống không cân đối. Tại Việt Nam, số liệu thống kê của Tổ chức Loãng xương Quốc tế năm 2018 cho thấy khẩu phần ăn hằng ngày của người Việt Nam đứng trong nhóm các quốc gia bị thiếu hụt canxi nghiêm trọng nhất toàn cầu.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khẩu phần ăn của người dân chỉ đạt khoảng 50% – 60% hàm lượng canxi khuyến cáo, tương đương khoảng 400mg – 600mg canxi mỗi ngày. Do đó, chiều cao trung bình của người Việt Nam trong hơn 50 năm qua chỉ tăng khoảng 2cm ở cả nam và nữ, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến vóc dáng của người trẻ. 

Thiếu hụt canxi có thể gây ra nhiều triệu chứng như đau nhức xương khớp; chuột rút; ngứa ran quanh miệng, tay, chân; tê bì tay chân; co thắt cơ; mất xương; dễ gãy xương, loãng xương; móng tay yếu và dễ gãy. Một số triệu chứng thiếu canxi nghiêm trọng hơn bao gồm xuất hiện ảo giác, hôn mê, vôi hóa hoặc chấn thương thận, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, đục thủy tinh thể, suy tim sung huyết, dị cảm và co giật. Thiếu canxi cũng có thể gây còi xương ở trẻ em và các rối loạn xương khác ở người lớn, mặc dù các rối loạn này thường do thiếu vitamin D gây ra.

Nguyên nhân gây thiếu canxi là do chế độ ăn uống nghèo canxi, tuổi cao, suy tuyến cận giáp, bệnh giả tuyến cận giáp, hạ magie máu, tăng magie máu, di căn xơ cứng và hội chứng Fanconi. Ngoài ra, hàm lượng vitamin D thấp, viêm tụy, tăng phosphat huyết, suy thận hoặc sử dụng một số loại thuốc nhất định (ví dụ như bisphosphonates, cisplatin hoặc thuốc ức chế bơm proton) cũng là yếu tố nguy cơ gây thiếu canxi. 

Để phòng ngừa tình trạng thiếu canxi, chúng ta cần bổ sung đầy đủ lượng canxi hằng ngày qua chế độ ăn uống, các loại thực phẩm giàu canxi như  sữa, rau xanh đậm, tôm, cua, cá, sò, trứng và các loại hạt. Đồng thời, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, hấp thụ vitamin D bằng cách tắm nắng vào sáng sớm và duy trì tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức cơ và khối cơ xương. Trong một số trường hợp, việc bổ sung canxi thông qua thực phẩm chức năng cũng được khuyến cáo.

Bệnh thiếu canxi hay còn gọi hạ canxi xảy ra khi nồng độ canxi trong máu thấp hơn bình thường.

Thiếu canxi có bị mất ngủ không?

Thiếu canxi có bị mất ngủ không? Thiếu canxi gây mất ngủ vì canxi đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động thần kinh, cơ bắp và tim. Khi cơ thể thiếu hụt canxi, các xung thần kinh sẽ bị ức chế và luôn ở trong trạng thái không ổn định dẫn đến việc khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ sâu.

Thiếu canxi sẽ làm cản trở hoạt động co bóp của cơ tim, làm cho khả năng vận động của cơ bắp bị yếu đi. Nếu tình trạng thiếu canxi kéo dài, người bệnh sẽ bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc giấc ngủ bị gián đoạn. Bên cạnh đó, thiếu canxi còn có thể dẫn đến tăng tiết axit dạ dày, gây trào ngược dạ dày thực quản và kèm theo các biểu hiện khác như buồn nôn, ợ chua và căng thẳng vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Canxi có liên quan trực tiếp đến chu kỳ giấc ngủ. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thần kinh Châu Âu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nồng độ canxi trong cơ thể cao trong đoạn chuyển động mắt nhanh (REM). Nghiên cứu kết luận rằng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là không có giấc ngủ sâu REM hoặc giấc ngủ REM bị xáo trộn, có liên quan đến tình trạng thiếu canxi. Triệu chứng mất ngủ sẽ được cải thiện khi mức canxi trong máu trở về mức bình thường.

Thiếu canxi có bị mất ngủ không? Mất ngủ là biểu hiện hàng đầu cho thấy bạn đang bị thiếu canxi.

Những dạng mất ngủ phổ biến do thiếu canxi

Thiếu canxi có thể gây mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính.

  • Mất ngủ cấp tính: Thiếu canxi trong thời gian ngắn có thể gây mất ngủ cấp tính. Người bệnh thường gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ trong vài ngày hoặc vài tuần.
  • Mất ngủ mãn tính: Thiếu hụt một lượng canxi quá lớn trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến mất ngủ mãn tính. Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, ngủ ít hơn 3 giờ – 4 giờ mỗi đêm, phải mất ít nhất khoảng 30 phút – 60 phút mới có thể chìm vào giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng đáng kể do bạn thường xuyên giật mình hoặc thức giấc giữa đêm.

Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể thiếu canxi

Những người bị thiếu canxi nhẹ thường không có triệu chứng, triệu chứng của thiếu canxi phụ thuộc vào mức độ nhẹ hoặc nặng của bệnh. Các triệu chứng của tình trạng thiếu canxi nhẹ bao gồm chuột rút cơ ở lưng và chân; da khô và có vảy; tóc xơ rối, chẻ ngọn, rụng tóc nhiều; móng tay giòn; mệt mỏi; răng ố vàng, dễ lung lay và chảy máu; dễ mắc các bệnh vặt như sốt, cảm cúm; nhịp tim không đều.

Nếu không được điều trị, theo thời gian tình trạng thiếu canxi có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến thần kinh hoặc tâm lý, bao gồm lờ đờ, suy giảm trí nhớ, bồn chồn hoặc dễ cáu kỉnh, trầm cảm, ảo giác. Khi nồng độ canxi trong máu rất thấp có thể gây ra triệu chứng đau nhức cơ bắp; cảm giác ngứa ran ở môi, lưỡi, ngón tay hoặc bàn chân; co thắt thanh quản; co cứng và co thắt cơ; động kinh, loạn nhịp tim và suy tim sung huyết.

Thiếu canxi mãn tính có thể dẫn đến còi xương, loãng xương, giảm mật độ xương, cũng như làm gián đoạn tốc độ trao đổi chất và chức năng bình thường của các quá trình khác trong cơ thể. Người bệnh có thể biết mình có bị thiếu canxi hoặc hạ canxi máu hay không bằng cách xét nghiệm máu. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm máu khác để kiểm tra nồng độ magie, phospho, hormone tuyến cận giáp (PTH) hoặc vitamin D, đo điện tâm đồ (EKG) hoặc xét nghiệm hình ảnh xương.

Khi cơ thể thiếu canxi sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ như chuột rút, da khô, tóc xơ rối và rụng nhiều, dễ bị sốt và cảm cúm.

Những tác hại khác của thiếu canxi đối với sức khỏe

Thiếu canxi không chỉ gây mất ngủ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể, cùng ECO Pharma tìm hiểu qua như:

Đau nhức mỏi cơ

Chuột rút, đau nhức cơ và co thắt cơ là những dấu hiệu điển hình của việc thiếu hụt canxi. Những ai bị thiếu canxi sẽ cảm thấy đau nhức ở phần cánh tay và bắp đùi, đặc biệt là vùng dưới nách hoặc cánh tay. Bên cạnh đó, thiếu canxi cũng gây ngứa gan và tê ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, cẳng chân, vai gáy và quanh miệng.

Loãng xương

Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương. Khi không cung cấp đủ canxi, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương để sử dụng trong máu, điều này làm cho mật độ xương giảm dần khiến xương trở nên xốp và dễ gãy hơn. Tình trạng loãng xương thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh và người có chế độ ăn uống thiếu canxi kéo dài.

Thiếu canxi mãn tính có thể dẫn đến loãng xương và giảm mật độ xương.

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có nồng độ canxi và vitamin D thấp trong giai đoạn sau kinh nguyệt khả năng cao gặp phải các triệu chứng của PMS. Thiếu canxi có thể làm tăng sự nhạy cảm của cơ thể với hormone estrogen và progesterone, gây ra các triệu chứng PMS như cáu gắt, trầm cảm, đau đầu, chuột rút, đau nhức, thèm ăn và mệt mỏi. Để giảm triệu chứng PMS, phụ nữ nên xây dựng chế độ ăn uống giàu canxi hoặc bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hạ canxi máu

Hạ canxi máu là tình trạng lượng canxi trong máu thấp hơn mức bình thường. Điều này có thể gây ra nhiều triệu chứng như tê bì chân tay, co giật, rối loạn nhịp tim, co giật cơ mặt, cảm giác đau nhức ở lòng bàn tay, bàn chân và toàn bộ cơ thể. Thiếu canxi có thể gây loãng xương, ảnh hưởng đến chức năng vận động, thậm chí nếu không điều trị kịp thời, các biến chứng của hạ canxi máu có thể dẫn đến tử vong. 

Vấn đề về răng miệng

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì men răng. Thiếu canxi khiến men răng yếu đi, răng nhanh ngả vàng, dễ bị sâu và các bệnh về răng miệng khác. Sâu răng không chỉ gây khó khăn khi ăn nhai, đau nhức và khó chịu mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Đối với trẻ sơ sinh, thiếu canxi có thể làm chậm quá trình mọc răng.

Thiếu canxi sẽ làm cho răng yếu hơn, dễ bị gãy và sâu răng.

Cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng yếu

Thiếu canxi làm suy giảm chức năng của các tế bào miễn dịch, khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh, dễ bị nhiễm trùng. Đồng thời, cảm giác mệt mỏi, uể oải, hoa mắt, chóng mặt và sương mù não (bao gồm hay quên, lú lẫn và thiếu tập trung) cũng là một trong những biểu hiện thường gặp của việc thiếu canxi. Những người thiếu canxi có thể gặp phải tình trạng mất ngủ hoặc lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ.

Ảnh hưởng da, móng tay và tóc

Da, móng tay và tóc sẽ trở nên khô xơ dễ gãy rụng hơn nếu cơ thể bị thiếu hụt canxi. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạ canxi máu có mối liên hệ với bệnh chàm và vảy nến. Tình trạng này có thể gây ra triệu chứng mẩn đỏ, ngứa, đau và xuất hiện mụn nước trên da.

Thay đổi tâm trạng

Canxi tham gia vào quá trình sản xuất và điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine và norepinephrine. Những hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cảm xúc, tâm trạng và giấc ngủ. Khi thiếu canxi, sự cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh bị rối loạn, dẫn đến các triệu chứng như lo âu, trầm cảm dễ cáu gắt, khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

Hạ canxi máu kéo dài sẽ làm cho người bệnh bị trầm cảm, sa sút trí tuệ hoặc rối loạn tâm thần.

Phòng ngừa tình trạng mất ngủ do thiếu canxi

Để tránh tình trạng mất ngủ do thiếu canxi, bạn có thể chủ động phòng ngừa bằng các cách sau đây:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giàu canxi

Ưu tiên các loại thực phẩm giàu canxi như sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai), hải sản (tôm, cua, cá), rau xanh đậm lá (cải xoăn, cải bắp, bông cải xanh, rau diếp) và các loại đậu. Những loại rau xanh đậm chứa rất nhiều vitamin K – yếu tố hình thành osteocalcin giúp canxi tích tụ vào xương.

Bổ sung thực phẩm chức năng có chứa canxi

Những người bị hạ canxi mãn tính có thể dùng viên uống canxi, thực phẩm bổ sung canxi hoặc thực phẩm bổ sung vitamin D kết hợp cùng với viên canxi để cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn.

Thực phẩm chức năng bổ sung canxi hiện nay có bốn loại là canxi cacbonat (40% canxi nguyên tố), canxi citrate (21% canxi nguyên tố), canxi gluconat (9% canxi nguyên tố) và canxi lactat (13% canxi nguyên tố). Trong đó, hai dạng chính của chất bổ sung canxi là cacbonat và citrat.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về liều lượng và loại sản phẩm phù hợp.

Tăng cường tập luyện thể dục thể thao

Luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội, đạp xe giúp tăng cường mật độ xương, giảm căng thẳng, kích thích cơ thể sản xuất hormone endorphin, đem đến tinh thần thoải mái, thư thái và ngủ ngon hơn. Bạn nên duy trì thói quen tập luyện đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Hấp thụ vitamin D

Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên tốt nhất. Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 10 phút – 20 phút tắm nắng vào sáng sớm từ 8 giờ – 9 giờ để cơ thể hấp thu vitamin D một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý không phơi nắng quá lâu để tránh gây hại cho da.

Phòng ngừa thiếu canxi gây mất ngủ bằng cách hấp thụ vitamin D vào sáng sớm từ 8 giờ – 9 giờ.

Một số cách giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn

Theo thống kê của WHO, hiện nay có khoảng 30% – 35% dân số trên toàn thế giới gặp phải hội chứng rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tâm thần của con người, vì thế để có được giấc ngủ ngon và sâu bạn có thể tham khảo một số cách giúp dễ ngủ hữu ích sau:

  • Duy trì thời gian ngủ và thức dậy vào cùng thời điểm mỗi ngày.
  • Thực hành hít thở sâu giúp thư giãn tâm trí và cơ thể, làm giảm nhịp tim và huyết áp, hỗ trợ ngủ ngon và sâu hơn.
  • Tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng ít nhất 1 giờ trước khi ngủ.
  • Hạn chế ăn quá no, ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc sử dụng caffeine và rượu vào buổi tối vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Thực hiện các bài tập thư giãn cơ nhẹ nhàng như thiền định, tập yoga và hít thở sâu để giảm căng thẳng, đem lại tinh thần thoải mái, dễ chịu.
  • Tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen trước khi đi ngủ từ 1 giờ – 2 giờ sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
  • Uống đủ nước trong ngày nhưng hạn chế uống quá nhiều nước trước khi ngủ.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể và kích thích cơ thể tiết ra endorphin giúp giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, tránh tập luyện quá gần giờ đi ngủ.
  • Chỉ dành giường cho việc ngủ và quan hệ tình dục, xem điện thoại hoặc tivi trên giường có thể làm phiền đến giấc ngủ của bạn.
  • Nếu bạn không thể chìm vào giấc ngủ sau 15 phút – 20 phút, hãy ra khỏi giường và làm điều gì đó thư giãn cho đến khi buồn ngủ.
  • Phòng ngủ nên tối, yên tĩnh, nhiệt độ phù hợp, chọn giường, gối và chăn thoải mái, nâng đỡ cơ thể để ngủ ngon hơn.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ như hạnh nhân, sữa, chuối, quả óc chó, kiwi, gà tây, trứng, khoai lang, yến mạch, cá hồi.
  • Một số loại trà thảo mộc như trà lạc tiên, hoa cúc, bạc hà, trà tâm sen có tác dụng an thần, giảm lo âu, cải thiện tiêu hóa giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Sử dụng tinh dầu hoa oải hương, hoa cam, hoa nhài giúp làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư thái, hỗ trợ chìm vào giấc ngủ nhanh.

Thiếu canxi có bị mất ngủ không? Thiếu canxi gây mất ngủ, cơ thể nếu không được cung cấp đủ canxi sẽ làm cho thần kinh bị ức chế, gây ra tình trạng loạn thần khiến người bệnh bị căng thẳng, khó chìm vào giấc ngủ và ngủ không ngon giấc. Tình trạng mất ngủ cũng như thiếu canxi đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể con người. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt canxi, bạn cần phải xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh, bổ sung thực phẩm chức năng có chứa canxi và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Mất ngủ do thiếu canxi có thể phòng ngừa và điều trị, tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân gây mất ngủ và có phác đồ điều trị phù hợp, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.