Dùng củ bình vôi chữa mất ngủ có hiệu quả không? Cần lưu ý gì?
Đông Y dùng củ bình vôi để điều trị chứng mất ngủ. Loại củ này cũng được cho là mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Củ bình vôi chữa mất ngủ như thế nào, có hiệu quả không?
Dùng củ bình vôi chữa mất ngủ có hiệu quả không
Tìm hiểu về cây bình vôi
Cây bình vôi có tên khoa học là Stephania rotunda Lour, một loài thực vật thuộc họ tiết dê Menispermaceae. Trong tiếng Việt, cây bình vôi còn gọi là củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên. Đây là một dạng cây leo, có một đoạn thân tiếp giáp với mặt đất phình to ra. Bởi vì đoạn phình to của cây rất giống với bình đựng vôi ăn trầu ngày xưa nên nó có tên gọi là cây bình vôi. Ở nước ta, chúng thường được tìm thấy ở các tỉnh vùng núi đá vôi phía Bắc như Lai Châu, Ninh Bình, Hòa Bình.
Loại cây này có một số đặc điểm như sau:
- Có đặc tính ưa sáng.
- Thân dây leo, có độ dài khoảng 6m.
- Lá hình trái tim, mọc đối xứng nhau.
- Hoa nhỏ có màu xanh nhạt, mọc thành chùm.
- Quả hình cầu, dẹt, màu đỏ. Hạt cứng, hình móng ngựa.
- Phần củ nằm dưới đất, có màu nâu sẫm, bên trong có màu trắng xám, mọng nước và có vị đắng. Phần củ có thể được thu hoạch quanh năm và đây cùng là bộ phận được dùng để chữa bệnh.
Theo nghiên cứu khoa học, các bộ phận khác nhau của cây bình vôi được dùng trong Y học Cổ truyền có thể điều trị khoảng 20 chứng bệnh. Các phân tích hóa thực vật đã xác định được 40 ancaloit. Rễ chứa chủ yếu l-tetrahydropalmatine (l-THP), trong khi củ chứa xylopinine và cepharanthine. Một trong số các hợp chất này có khả năng chống co thắt, ung thư, điều hòa miễn dịch.
Hình dáng của cây bình vôi.
Củ bình vôi chữa mất ngủ có hiệu quả hay không?
Cả Y học Cổ truyền và Y học hiện đại đều cho thấy tính hiệu quả của củ bình vôi chữa mất ngủ:
- Theo các nghiên cứu hiện đại, củ bình vôi có chứa một lượng lớn L-tetrahydropalmatin (hay còn gọi là rotundin). Đây là một hoạt chất giúp kích thích an thần, gây ngủ phổ biến trong thuốc Tây. Điều này có thể cho thấy tác dụng của củ bình vôi trong việc hỗ trợ thư giãn và giấc ngủ.
- Theo Y học Cổ truyền, củ bình vôi vị đắng, tình bình, có tác dụng hỗ trợ xoa dịu thần kinh, chứng suy nhược sức khỏe, cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Bài thuốc từ củ bình vôi thường kết hợp với các vị dược thảo khác giúp làm tăng hiệu quả điều hòa giấc ngủ tốt hơn.
Cách dùng củ bình vôi chữa mất ngủ
Y học Cổ truyền có nhiều bài thuốc dùng bình vôi trị mất ngủ khác nhau. Cùng ECO Pharma tìm hiểu ba bài thuốc được sử dụng phổ biến, hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả.
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: Chuẩn bị một thang thuốc bao gồm 8g củ bình vôi, 10g – 15g các loại bao gồm long nhãn, hạt sen, hạt táo chua, 12g lá vông
- Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu nêu trên vào nồi, đổ nước vừa ngập dược liệu. Đun đến khi sôi, sau đó đun lửa nhỏ, nước sắc lại vừa đủ dùng một lần.
- Cách dùng: Uống một thang thuốc/ ngày, dùng trước khi đi ngủ 30 phút.
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: Một thang thuốc gồm 12g mỗi loại củ bình vôi, lạc tiên, vông nem và 6g mỗi loại cam thảo, liên tâm.
- Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu đun sôi với lượng nước vừa đủ ngập dược liệu. Đun sôi với lửa vừa đến khi nước sắc lại đủ dùng một lần.
- Cách dùng: Sử dụng một thang thuốc/ ngày, uống trước khi ngủ 30 phút.
Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: 1kg củ bình vôi đã phơi khô, 5 lít rượu trắng.
- Cách thực hiện: Ngâm củ 1kg củ bình vôi đã được sắt lát phơi khô cùng 5 lít rượu trắng trong 4 tuần là dùng được.
- Cách dùng: Dùng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần từ 20ml – 30ml rượu.
Các bài thuốc sử dụng củ bình vôi trị mất ngủ. – Ảnh: Internet
Lưu ý khi sử dụng củ bình vôi chữa mất ngủ
Mặc dù đem đến nhiều lợi ích trong điều trị chứng mất ngủ, nhưng khi sử dụng củ bình vôi bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuyệt đối không làm dụng củ bình vôi vì có thể kích thích hệ thần kinh trung ương gây co giật.
- Không dùng kết hợp củ bình vôi với các vị thảo dược khác không có trong bài thuốc.
- Làm sạch củ bình vôi trước khi dùng sắt thuốc.
- Sử dụng nguyên liệu chất lượng từ các cửa hàng dược liệu uy tín hoặc từ thầy thuốc Y học Cổ truyền.
- Tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước khi sử dụng để tránh bị ngộ độc thuốc.
- Thường xuyên thăm khám và theo dõi sức khỏe từ chuyên gia khi dùng củ bình vôi trị mất ngủ. Khi gặp bất cứ triệu chứng bất thường nào, hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Tác dụng khác của củ bình vôi đối với sức khỏe
Bên cạnh tác dụng an thần, điều trị chứng mất ngủ, củ bình vôi còn có một số tác dụng đối với sức khỏe khác như:
- Ngăn ngừa rối loạn tiêu hoá: Củ bình vôi còn được dùng trong các bài thuốc ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, vì chứa hàm lượng dược tính khá cao nên các bài thuốc tiêu hóa từ củ bình vôi cần được dùng đúng liều lượng như sau: dùng 3g – 6g cho người lớn và khoảng 0,02g – 0,003g cho trẻ nhỏ. Bài thuốc tham khảo: ngâm rượu (không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, người mắc bệnh tim, gan, thận) hoặc sắc lấy nước củ bình vôi.
- Hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh gout: Theo nhiều báo cáo, thành phần L-tetrahydropalmatin (hay còn gọi là rotundin) có trong củ bình vôi đã được minh chứng có tác dụng giảm các triệu chứng sưng viêm của bệnh gout. Do vậy sử dụng bài thuốc từ củ bình vôi cũng góp phần cải thiện bệnh gout hiệu quả. Nghiền nhỏ củ bình vôi đã được sấy khô thành bột mịn, rồi bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi lần dùng từ 3g – 6g bột pha cùng nước sôi và dùng để uống.
- Điều trị viêm nhiễm đường hô hấp: Trong Đông y, củ bình vôi còn được xem là một dược liệu quý để điều trị viêm hô hấp đặc biệt là viêm phế quản. Bài thuốc sắc từ củ bình vôi kết hợp với huyền sâm, cát cánh và trần bì được cho là đem lại hiệu quả tốt.
Hoạt chất rotundin có trong củ bình vôi làm giảm sưng viêm ở người bệnh gout.
Một số biện pháp chữa mất ngủ khác
Bên cạnh cách dùng củ bình vôi chữa mất ngủ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chữa mất ngủ khác như:
- Tăng cường tiếp xúc ánh sáng vào ban ngày: Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày sẽ giúp duy trì nhịp sinh học của bạn, cải thiện năng lượng ban ngày cũng như chất lượng và thời gian ngủ ban đêm.
- Hạn chế tối đa ánh sáng xanh vào ban đêm: Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử sẽ làm giảm nồng độ hormone melatonin khiến bạn khó ngủ hơn.
- Tránh sử dụng caffeine vào buổi tối: Việc tiêu thụ caffeine tối muộn sẽ làm giảm thời gian ngủ và ngủ không ngon giấc.
- Giảm thời gian ngủ trưa: Bạn chỉ nên ngủ trưa trong khoảng từ 30 – 45 phút. Giấc ngủ trưa kéo dài sẽ gây khó ngủ vào ban đêm.
- Cân bằng nhịp sinh học: Ngủ đúng giờ, thức dậy nhất quán theo vòng lặp cố định sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ lâu dài.
- Tránh xa rượu bia: Những loại thức uống này có thể gây tiêu cực đến giấc ngủ và mức độ hormone của bạn.
- Không gian ngủ thoải mái: Không gian ngủ thông thoáng, hạn chế ánh sáng, tiếng ồn và bộ chăn nệm vừa ý cũng là yếu tố giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Tránh ăn tối muộn: Bạn nên ăn tối ít nhất vài giờ trước khi ngủ hoặc chỉ nên dùng bữa ăn nhẹ. Bởi vì việc dung nạp nhiều thực phẩm giàu carbohydrate sẽ gây tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.
- Thư giãn trước khi ngủ: Một số phương pháp được áp dụng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ phổ biến như thiền, nghe nhạc, đọc sáng, hít thở sâu.
- Tập luyện thể dục thường xuyên: Tập thể dục hàng ngày có thể giúp cải thiện giấc ngủ nói riêng và sức khỏe tổng thể. Lưu ý không tập trước khi đi ngủ.
Tập luyện thể thao, tiếp xúc ánh sáng tự nhiên là yếu tố giúp cải thiện chứng mất ngủ tốt.
Một số câu hỏi liên quan
Một số khúc mắc xoay quanh vấn đề dùng củ bình vôi trị mất ngủ. Cụ thể như sau:
Liều lượng sử dụng củ bình vôi chữa mất ngủ như thế nào?
Liều dùng củ bình vôi trị mất ngủ được lưu ý như sau:
- Trong Đông y: Sử dụng không quá 3g – 6g/ ngày dạng bột.
- Trong Tây y: Thường là 0,005g/ngày – 0,1g/ngày dưới dạng viên nén.
Sử dụng củ bình vôi chữa mất ngủ đúng liều lượng sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Tránh làm dụng dẫn đến ngộ độc, choáng váng, buồn nôn,….
Sử dụng củ bình vôi chữa mất ngủ có tác dụng phụ gì không?
Dùng củ bình vôi trị mất ngủ có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Củ bình vôi có tính an thần rất dễ gây ngủ, do vậy cần cẩn trọng khi lái xe, làm việc trên cao, những công việc máy móc cần sự tỉnh táo.
- Hoạt chất roemerin có trong củ bình vôi, sử dụng quá nhiều sẽ gây tê niêm mạc, giảm nhịp tim. Do vậy, nếu bệnh nhân có tiền sử về bệnh tim cần lưu ý khi dùng.
- Củ bình vôi có chứa số ít độc tố do vậy người bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. Liều dùng tối đa là 6g bình vôi/ ngày, sử dụng quá liều sẽ gây ngộ độc.
- Người cao tuổi mất ngủ kinh niên, phụ nữ mang thai và cho con bú cần cân nhắc trước khi dùng.
Cả Y học Cổ truyền và Y học hiện đại đều ghi nhận tác dụng củ bình vôi chữa mất ngủ. Mặc dù vậy, nếu mất ngủ mãn tính đã chữa bằng củ bình vôi nhưng không cải thiện, bạn nên đến bệnh viện thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị với bác sĩ.