Tuần hoàn máu kém – chủ quan dễ gây hậu quả nặng nề

Tuần hoàn máu (lưu thông máu) có vai trò quyết định đến mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể con người. Nếu tuần hoàn máu kém, lưu lượng máu sẽ bị giảm sút, các cơ quan bị thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng sẽ giảm chức năng và bị suy thoái dần, khiến sức khỏe sụt giảm nghiêm trọng. Để gìn giữ sức khỏe tốt, chúng ta cần nắm rõ các dấu hiệu và cách điều trị tuần hoàn máu kém.

10 dấu hiệu cảnh báo tuần hoàn máu kém

  • Chuột rút và đau cơ bắp:Tuần hoàn máu kém sẽ khiến cơ bắp không nhận đủ oxy, chất dinh dưỡng, có thể giảm chức năng và gây cảm giác cứng cơ, bó cơ, đau nhức cơ bắp chân tay, chuột rút khi vận động
  • Tê, yếu và sưng phù chân tay:Là triệu chứng tuần hoàn máu kém điển hình nhất. Lượng máu đến các khu vực xa tim như bàn tay, bàn chân thiếu bụt sẽ khiến tay chân yếu, không có sức lực, tê ngứa râm ran. Ngoài ra, lượng máu đến thận giảm, khiến hoạt động của thận cũng kém đi, gây tích dịch và làm phù bàn chân, mắt cá chân.
  • Lạnh chân tay, cảm giác ớn lạnh toàn thân:Máu ngoài nhiệm vụ nuôi dưỡng thì cũng mang một phần nhiệt lượng để giữ ấm cơ thể. Khi tuần hoàn máu kém, các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là chân tay bị thiếu máu nên sẽ có biểu hiện lạnh.
  • Da xanh xao: Khi tuần hoàn lưu thông máu tốt, sắc thái da sẽ hồng hào, khỏe mạnh và ngược lại, nếu tuần hoán máu kém, da bị thiếu máu hoặc máu giàu CO2 (sậm màu) bị ứ đọng sẽ khiến da dẻ chuyển xanh xao, tím tái, đặc biệt là bàn tay, bàn chân, tai, mũi, môi…
  • Giãn tĩnh mạch:Tuần hoàn máu kém sẽ khiến máu khó luân chuyển và dễ ứ đọng trong tĩnh mạch, lâu ngày gây giãn tĩnh mạch, khiến người bệnh bị sưng đau ở chân, tĩnh mạch chân nổi mất thẩm mỹ,…
  • Mệt mỏi, kiệt sức:Khi thiếu máu luân chuyển tới các cơ quan, quá trình chuyển hóa của cơ thể sẽ bị hạn chế, gây cản trở mọi hoạt động thể chất. Đây là lý do mà những người tuần hoàn máu kém sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi, kiệt sức.

Mệt mỏi, kiệt sức thường xuyên là biểu hiện của tuần hoàn máu kém

  • Suy giảm nhận thức:Tuần hoàn máu lên não kém sẽ làm giảm dần các chức năng của não bộ, phải kể đến là khả năng tập trung, ghi nhớ, khiến người bệnh hay quên, dễ nhầm lẫn, đau nhức đầu, suy nghĩ chậm chạp và dễ bị phân tâm.
  • Giảm miễn dịch:Các kháng thể chống nhiễm trùng được vận chuyển trong máu. Do vậy nếu tuần hoàn máu kém thì khả năng miễn dịch sẽ giảm sút, chúng ta sẽ dễ mắc phải các chứng viêm hô hấp, nhiễm trùng hơn.
  • Rối loạn tiêu hóa:Sau khi ăn uống, hệ tiêu hóa cần được tập trung một lượng máu lớn để đủ năng lượng cho hoạt động chuyển hóa, hấp thu thức ăn. Lúc này nếu tuần hoàn máu kém sẽ gây tình trạng đầy bụng, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón…
  • Đau thắt ngực:Tuần hoàn máu kém sẽ làm giảm cả lượng máu nuôi tim. Tim bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng sẽ gây biểu hiện nặng ngực, đau tức ngực, khó thở. Cơn đau có thể lan ra vùng cổ, hàm, lưng và cánh tay trái.

Nếu bạn thấy dù chỉ một trong số những biểu hiện tuần hoàn máu kém kể trên, đừng chủ quan bởi để càng lâu, sức khỏe sẽ càng giảm sút nghiêm trọng. Hãy liên hệ ngay qua tổng đài 0987.45.49.48 để được tư vấn giải pháp cải thiện hiệu quả.

Nguyên nhân gây tuần hoàn máu kém

  • Huyết áp thấp (tụt huyết áp):Áp lực tống đẩy máu giảm nên lưu lượng máu tuần hoàn tới các cơ quan đều giảm (đặc biệt là các cơ quan xa tim).
  • Thiếu máu: Khi thể tích máu trong cơ thể bị thiếu hụt, hiển nhiên lượng máu tuần hoàn đến các cơ quan sẽ bị giảm sút.
  • Xơ vữa động mạch:Bình thường lòng mạch ở trạng thái thông thoáng giúp máu di chuyển qua dễ dàng, tuy nhiên khi động mạch xuất hiện các mảng xơ vữa gây hẹp/ tắc sẽ cản trở dòng máu và dẫn tới tuần hoàn máu kém.
  • Bệnh tiểu đường:Lượng đường trong máu cao sẽ làm tăng độ quánh nhớt của máu, một mặt khiến máu di chuyển khó khăn hơn, một mặt sẽ tổn thương mạch máu, kích hoạt các mảng xơ vữa hình thành và phát triển.
  • Cục máu đông (huyết khối):Khi trong lòng mạch xuất hiện các cục máu đông, chúng sẽ cản trở đường đi của máu và gây tuần hoàn máu kém. Tình trạng này sẽ đặc biệt nghiêm trọng nếu cục máu đông xuất hiện và gây tắc mạch máu não, tắc mạch vành, dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim, tai biến, đột quỵ.
  • Mỡ máu cao, thừa cân:Mỡ máu cao cũng sẽ khiến máu đặc và quánh nên khó di chuyển hơn. Đồng thời, mỡ máu cao, thừa cân cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tác động xấu đến tuần hoàn máu.
  • Hội chứng Raynaud:Hội chứng này xảy ra khi thời tiết lạnh hoặc cơ thể ở trạng thái căng thẳng, các mạch máu ngoại vi sẽ co thắt lại, làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến các mô.

Huyết áp thấp, thiếu máu là nguyên nhân phổ biến gây tuần hoàn máu kém

Chữa bệnh tuần hoàn máu kém, lưu thông máu kém

Điều trị tuần hoàn máu kém bằng thuốc

Tùy vào nguyên nhân gây tuần hoàn máu kém, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc làm loãng máu, làm giảm độ nhớt của máu, cho phép máu chảy dễ dàng hơn và từ đó cải thiện tuần hoàn máu, tiêu biểu như wafarin.
  • Thuốc chống cục máu đông, được dùng cho các tình trạng nghiêm trọng như tắc mạch phổi.
  • Thuốc chẹn alpha – một loại thuốc hạ huyết áp có tác dụng ngăn ngừa tình trạng co thắt tĩnh mạch.
  • Thuốc chẹn kênh canxi, giúp hạ huyết áp, hỗ trợ tăng tuần hoàn máu
  • Thuốc ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường (insulin), gián tiếp làm giảm độ nhớt đặc của máu, ngăn tổn thương mạch máu.
  • Thuốc hạ mỡ máu (tiêu biểu như nhóm Statin) làm giảm mức cholesterol trong máu và bảo vệ động mạch.
  • Chất chống oxy hóa và đa khoáng chất làm tăng cường sức bền thành mạch và nâng cao thể trạng

Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện tuần hoàn máu kém tự nhiên

Song song với thuốc tây y, từ xa xưa trong Y học cổ truyền vốn đã có rất nhiều vị thuốc từ thảo dược có công dụng rất tốt trong việc bổ máu, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, tiêu biểu nhất phải kể đến Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân.

Ngày nay, các nghiên cứu khoa học cũng đã làm sáng tỏ những lợi ích thiết thực của bộ ba thảo dược này đối với người tuần hoàn máu kém, cụ thể là:

  • Bổ máu, kích thích quá trình tạo máu của tủy xương, làm tăng thể tích máu tuần hoàn
  • Thúc đẩy tim mạch hoạt động tốt hơn để bơm máu đến toàn cơ thể tốt hơn
  • Ổn định thụ thể cảm áp, ổn định huyết áp

Qua đó, khi sử dụng bộ ba thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân, người bệnh sẽ tăng được tuần hoàn máu toàn thân, nhanh chóng giảm và loại bỏ được các biểu hiện chân tay tê lạnh, da xanh xao, đau đầu, đau nhức, sưng phù, mệt mỏi, khó ngủ…

Hiện nay, để thuận tiện và đảm bảo hiệu quả lâu dài, an toàn, thay vì đun sắc thảo dược truyền thống, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm được bào chế theo công nghệ hiện đại, tuân thủ GMP của Bộ Y tế và được Cục ATTP – Bộ Y tế cấp phép như Hồng Mạch Khang.

Hồng Mạch Khang – Giải pháp cải thiện tuần hoàn máu kém hiệu quả từ thảo dược

Hồng Mạch Khang là sản phẩm đã có uy tín trên thị trường hơn 15 năm, được nhiều chuyên gia, người bệnh phản hồi tốt về khả năng làm tăng tuần hoàn máu. Sản phẩm cũng đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội khi chỉ sau 60 ngày dùng đã giúp người bệnh cải thiện hẳn tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng ngất, mệt mỏi, lạnh chân tay, da xanh xao, mất ngủ, buồn nôn, hụt hơi; từ đó có cuộc sống khỏe mạnh.

Xem thêm: Hồng Mạch Khang – Sản phẩm thảo dược giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn

Lối sống tốt cho người tuần hoàn máu kém

  • Kiểm soát huyết áp:Huyết áp thấp và huyết áp cao đều tác động xấu đến tuần hoàn máu. Do vậy, chúng ta cần đo huyết áp thường xuyên và tích cực áp dụng các biện pháp ổn định huyết áp ở mức thường là 120/80 mmHg.
  • Giảm cân (nếu thừa cân): bằng việc ăn uống đủ lượng năng lượng cần thiết kết hợp vận động thường xuyên. 
  • Tập thể dục đều đặn:vận động cơ thể (đứng lên ngồi xuống, đi lại sau mỗi giờ làm việc); đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,… tối thiểu 30 phút/ ngày sẽ giúp tim khỏe hơn và cải thiện tuần hoàn lưu thông máu hiệu quả
  • Ăn uống khoa học:Uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ ngày; ăn đủ các nhóm chất, chú ý tăng cường rau xanh, củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản; hạn chế mỡ động vật, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán; bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu và các chất kích thích thần kinh khác.
  • Tắm nước ấm:Nước ấm làm thư giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu đến các cơ quan, tuy nhiên nếu bạn bị huyết áp thấp thì không áp dụng biện pháp này.
  • Sử dụng tất/ vớ nén:Tất/vớ nén giúp giảm ứ máu ở chân, hỗ trợ đẩy máu về phía trên cơ thể, giảm tình trạng đau, sưng phù chân do tuần hoàn máu kém.

Tuần hoàn máu kém tác động đến mọi cơ quan trong cơ thể, khiến người bệnh làm gì cũng khó khăn hơn. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về tuần hoàn máu kém, từ đó có biện pháp đúng để sớm cải thiện tình trạng này và có cuộc sống vui khỏe.

Dược sĩ Trần Huyền

Nguồn tham khảo:

https://guysandstthomasspecialistcare.co.uk/news/10-warning-signs-of-poor-circulation/

https://www.kistnerveinclinic.com/improve-poor-blood-circulation/