4 cách chữa mất ngủ bằng tỏi vô cùng đơn giản, dễ thực hiện
Các hoạt chất sinh học trong tỏi đã được nghiên cứu và ứng dụng cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, từ bồi bổ cho đến chữa một số loại bệnh. Y học dân tộc dùng tỏi làm vị thuốc chữa mất ngủ từ hàng nghìn năm về trước. Hãy cùng tìm hiểu 4 cách chữa mất ngủ bằng tỏi dưới đây.
Chữa mất ngủ bằng tỏi đơn giản, dễ thực hiện tại nhà
Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng mất ngủ
Mất ngủ là một chứng rối loạn phổ biến khiến bạn khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ sâu. Nó khiến bạn thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại hoặc cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Tình trạng mất ngủ có thể làm cạn kiệt năng lượng và ảnh hưởng đến tâm trạng. Khoảng 10% dân số thế giới bị chứng mất ngủ được coi là một tình trạng bệnh lý.
Nguyên nhân mất ngủ bao gồm:
- Căng thẳng: Nỗi lo về công việc, học hành, sức khỏe, tiền bạc hoặc gia đình có thể khiến bạn bận tâm vào ban đêm và gây khó ngủ. Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống như cái chết, bệnh tật của người thân, ly hôn hoặc mất việc cũng có thể dẫn đến chứng mất ngủ.
- Rối loạn sức khỏe tâm thần: Các chuyên gia cho biết mất ngủ thường xảy ra cùng với các tình trạng sức khỏe tâm thần khác như rối loạn lo âu, trầm cảm.
- Sử dụng thuốc: Nhiều loại thuốc kê toa có thể cản trở giấc ngủ gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc trị hen suyễn hoặc huyết áp. Các loại thuốc không kê đơn như thuốc giảm đau, thuốc dị ứng, các sản phẩm giảm cân cũng làm gián đoạn giấc ngủ.
- Tình trạng bệnh lý: Người mắc các bệnh lý bao gồm ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, hen suyễn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer đều gặp phải tình trạng mất ngủ.
- Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Chứng ngưng thở khi ngủ đôi sẽ làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, hội chứng chân không yên gây ra sự khó chịu lớn khi cố gắng chìm vào giấc ngủ.
- Lịch trình du lịch hoặc công tác: Đồng hồ sinh học tác động đến chu kỳ ngủ – thức, trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể. Các nguyên nhân bao gồm đi đến nước lệch múi giờ, làm việc theo ca muộn hoặc sớm có thể làm gián đoạn nhịp điệu này và dẫn đến mất ngủ.
- Thói quen ngủ kém: Thói quen ngủ kém như sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, chỗ ngủ không thoải mái, thời gian đi ngủ không đồng nhất mỗi ngày có thể gây chất lượng giấc ngủ kém.
- Ăn quá nhiều vào buổi tối muộn: Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ có thể khiến axit dạ dày trào ngược vào thực quản gây khó chịu khi nằm và dễ bị ợ nóng. Điều này khiến mọi người khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu.
- Caffeine, nicotin và rượu: Uống cà phê, trà và các đồ uống khác có chứa caffeine vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối có thể khiến bạn khó ngủ vào ban đêm.
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi bạn càng trở nên khó ngủ hơn vì thường nhạy cảm với tiếng ồn xung quanh, ít hoạt hoạt động thể chất và phải chịu những cơn đau dai dẳng như viêm khớp, đau lưng.
Uống cafe vào buổi tối gây tình trạng mất ngủ.
Tìm hiểu về tỏi
Tỏi có tên khoa học là Allium sativum, là một loại cây thân thảo lâu năm thuộc họ hành, Alliaceae. Tỏi được biết đến có mùi hăng và hương vị riêng biệt, khiến nó trở thành một thành phần phổ biến trong các món ăn khác nhau trên khắp thế giới. Củ là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất của cây .
Tỏi đã được sử dụng hàng ngàn năm cho mục đích y học. Các ghi chép tiếng Phạn cho thấy dược tính của tỏi được sử dụng khoảng 5.000 năm trước và nó đã được sử dụng ít nhất 3.000 năm trong y học Trung Quốc. Người Ai Cập, Babylon, Hy Lạp và La Mã đã sử dụng tỏi với mục đích chữa bệnh. Năm 1858, Pasteur ghi nhận hoạt tính kháng khuẩn của tỏi và nó được sử dụng như một chất khử trùng để ngăn ngừa chứng chứng hoại tử trong Thế chiến I và Thế chiến II.
Các chuyên gia đã nghiên cứu về tác dụng tích cực của tỏi đối với các bệnh lý như ung thư, tiểu đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, bệnh gan, viêm xương khớp cùng với các tình trạng khác. Nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh được việc sử dụng tỏi giúp điều trị rối loạn lipid máu và tăng huyết áp.
Chữa mất ngủ bằng tỏi có hiệu quả không?
Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng tỏi là nguyên liệu đem lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là điều trị mất ngủ. Những thành phần dược tính có trong tỏi hỗ trợ làm giảm căng thẳng thần kinh, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Việc trị mất ngủ bằng tỏi được đánh giá an toàn, hiệu quả cao và đã được nhiều người áp dụng từ rất lâu.
Hướng dẫn cách chữa mất ngủ bằng tỏi ngay tại nhà
Sử dụng một lượng tỏi hợp lý hàng ngày giúp cải thiện giấc ngủ, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Các bạn có thể áp dụng một số cách dùng tỏi chữa mất ngủ sau đây.
Đặt tỏi dưới gối
Đặt tỏi dưới gối để chữa mất ngủ là phương pháp dân gian được ông bà ta thường xuyên sử dụng vì đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Bạn chỉ cần đặt một nhánh hoặc một củ tỏi dưới gối.
Mùi tỏi sống sẽ thanh lọc không khí giúp hệ hô hấp bạn hoạt động thông suốt trong thời gian ngủ và máu lên não tốt. Nhờ vậy, bạn sẽ có được giấc ngủ sâu chất lượng.
Lưu ý: Không được lạm dụng quá nhiều (không quá 10g tỏi/ngày); Không nên gối quá dày bởi có thể làm giảm tác dụng của tỏi.
Đắp tỏi vào lòng bàn chân
Theo các chuyên gia, lòng bàn chân có một huyệt dũng tuyền có tác dụng giúp thần kinh thư giãn, chữa mất ngủ và hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp như viêm phế quản mãn tính, bệnh ho kéo dài. Theo nghiên cứu, các hợp chất trong tỏi sẽ tác dụng vào huyệt dũng tuyền ngay dưới lòng bàn chân, giúp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa chân sạch bằng xà phòng
- Dùng 3 – 5 tép tỏi đem bóc vỏ và giã nát rồi đắp lên lòng bàn chân
- Dùng băng gạc cố định
Lưu ý: Tránh sử dụng số lượng lớn tỏi gây kích ứng da như phồng rộp, bong tróc; Tần suất sử dụng khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần để đảm bảo an toàn, tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Sữa tỏi chữa mất ngủ
Sữa tỏi không chỉ giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp cải thiện giấc ngủ. Uống 1 – 2 ly sữa tỏi trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày có thể giúp cải thiện giấc ngủ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 củ tỏi, 250ml sữa, 2 muỗng (khoảng 50gr) mật ong nguyên chất
- Bóc vỏ tỏi, rửa sạch và nghiền nát
- Cho tỏi vào sữa và đun sôi trên lửa nhỏ trong vòng 15 phút
- Sữa nguội bớt hòa tan mật ong
Bạn cũng có thể chế biến sữa tỏi bằng cách đập dập hoặc thái lát mỏng và cho vào sữa tươi, sau đó ngâm khoảng 2 tiếng trước khi sử dụng.
Sữa tỏi chữa mất ngủ
Tỏi đen chữa mất ngủ
Tỏi đen được làm từ tỏi trắng lên men với công nghệ Nhật Bản, ủ ở nhiệt độ 80 – 90 độ C trong khoảng thời gian 80 ngày. Tỏi đen có tác dụng sinh học mạnh mẽ hơn tỏi trắng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng không chỉ kích thích cảm giác ăn ngon miệng mà còn hỗ trợ điều trị mất ngủ, cải thiện hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư.
Cách thực hiện :
- Ăn 2 – 4 củ tỏi đen hàng ngày chia làm 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước bữa ăn chính khoảng 30 phút.
- Uống một ly nước lọc sau khi ăn giúp cơ thể hấp thụ tỏi tốt hơn.
Ngoài việc ăn trực tiếp, bạn cũng có thể uống rượu tỏi đen để chữa mất ngủ. Cách làm đơn giản chỉ cần ngâm 250gr tỏi đen trong 1 lít rượu trắng (độ cồn 40) trong khoảng 10 ngày. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10ml.
Tỏi đen giúp kích thích vị giác và điều trị mất ngủ.
Những lưu ý khi dùng tỏi chữa mất ngủ
Tỏi là một thực phẩm thiên nhiên, an toàn và lành. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng tỏi để chữa chứng mất ngủ, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Người mắc bệnh tiêu chảy không nên ăn tỏi do thành phần allicin có trong tỏi có thể kích thích ruột và làm trầm trọng tiêu chảy.
- Người bị viêm loét dạ dày hoặc bệnh gan cần tránh vì tỏi có tính nóng, vị cay có thể làm tổn thương gan và làm tăng nguy cơ tổn thương vết loét.
- Tránh sử dụng tỏi khi đang đói.
- Không sử dụng tỏi khi đang dùng các loại thuốc chống đông máu.
- Ngừng sử dụng tỏi và tìm gặp bác sĩ nếu bạn gặp tình trạng đỏ, sưng, phồng rộp sau khi bôi lên da hoặc cơ thể dễ bị bầm tím, chảy máu cam, chảy máu nướu răng.
Tác dụng khác của tỏi đối với sức khỏe
Bên cạnh việc chữa mất ngủ, tỏi đã được các chuyên gia nghiên cứu và kết luận có nhiều tác dụng tích cực khác đối với sức khỏe. Cụ thể:
- Bảo vệ tim mạch: Tỏi có thể làm giảm LDL giúp kiểm soát cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, theo Tổ chức Tim mạch Anh, chiết xuất tỏi và bột tỏi có thể giúp hạ huyết áp. Một phân tích tổng hợp năm 2016 gồm 20 nghiên cứu cũng cho thấy tỏi làm giảm huyết áp ở những người tham gia bị huyết áp cao từ trước.
- Ngăn ngừa các vấn đề về trí nhớ: Vì tỏi có chất chống oxy hóa nên giúp chống lại chứng trí nhớ và làm chậm bệnh Alzheimer.
- Cải thiện sức khỏe xương: Các chuyên gia chia sẻ rằng tỏi có thể cải thiện sự hấp thụ canxi. Điều này hữu ích trong việc điều trị các tình trạng như loãng xương.
- Chống ung thư: Tỏi chứa nhiều hợp chất chống ung thư bao gồm: allicin diallyl disulfide diallyl sulfide diallyl trisulfide S-allyl mercapto cysteine S-allylcysteine. Áp dụng chế độ ăn có chứa tỏi giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư đường tiêu hóa
- Tăng cường khả năng miễn dịch: Theo một nghiên cứu với 41.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 55 đến 69, những người thường xuyên ăn tỏi, trái cây và rau quả có nguy cơ ung thư ruột kết thấp hơn 35%.
- Điều trị bệnh nấm chân: Nếu bạn bị nấm bàn chân, hãy ngâm chân trong nước tỏi hoặc chà tỏi sống lên chân để tiêu diệt nấm gây ngứa
- Quản lý cân nặng: Dùng tỏi sống nghiền nát hai lần mỗi ngày trong 4 tuần giúp giảm chu vi vòng eo ở những người mắc hội chứng chuyển hóa.
Tỏi đem lại nhiều tác dụng tích cực đến sức khỏe tim mạch
Phương pháp cải thiện mất ngủ khác
Ngoài sử dụng tỏi trị mất ngủ, bạn có thể kết hợp với các phương pháp khác để đạt hiệu quả tối ưu. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện mất ngủ đem lại hiệu quả cao:
- Sử dụng thảo dược thiên nhiên: Có thể dùng dưới dạng thực phẩm chức năng hoặc dạng trà. Hoa cúc là một loại thảo mộc khác thường được sử dụng để có giấc ngủ tốt. Lưu ý một số loại thảo dược có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng nên cần thận trọng.
- Châm cứu: Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong Đông y, kim sẽ được đưa vào da ở những vùng cụ thể và kích thích điện hoặc nhiệt. Các chuyên gia tin rằng châm cứu có thể giúp bạn thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ và đạt được chất lượng giấc ngủ tốt.
- Melatonin: Melatonin là một loại hormone do não tiết ra ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ – thức trong 24 giờ của cơ thể. Lượng melatonin tăng lên khi trời tối giúp thúc đẩy giấc ngủ. Bạn có thể bổ sung melatonin qua các thực phẩm chức năng để điều trị rối loạn giấc ngủ.
- Tập thể dục: Hoạt động thể chất giúp mọi người cải thiện chất lượng giấc ngủ rất tốt. Người lớn tuổi có thể chọn lựa thái cực quyền hoặc yoga để nâng cao chất lượng giấc ngủ. Bạn nên tập thể dục ít nhất 3 – 4 giờ trước khi đi ngủ để tránh bị tăng năng lượng vào đêm khuya.
- Thư giãn và Thiền: Thư giãn và thiền được sử dụng để thư giãn cơ bắp và làm dịu tâm trí giúp điều trị chứng mất ngủ. Bạn sẽ thấy hiệu quả cải thiện giấc ngủ khi luyện tập thường xuyên.
- Liệu pháp mùi hương: Sử dụng một số loại tinh dầu như tinh dầu hoa hồng, dầu oải hương và dầu cam quýt có thể giúp ngăn ngừa căng thẳng và hỗ trợ điều trị mất ngủ. Liệu pháp mùi hương có thể sử dụng qua các hình thức massage, xông, tắm, chườm.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống rất quan trọng để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trước khi đi ngủ, bạn nên tránh ăn quá nhiều, tiêu thụ những thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn cay, uống rượu, caffeine và hút thuốc. Những thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi đi ngủ là hạnh nhân, gà tây, kiwi, quả óc chó. Ngoài ra, bạn có thể uống một ít sữa trước khi ngủ.
Chế độ ăn uống tốt rất quan trọng để cải thiện giấc ngủ.
Một số câu hỏi liên quan
Các câu hỏi liên quan đến việc chữa mất ngủ bằng tỏi
Liều lượng tỏi phù hợp cho người mất ngủ là bao nhiêu?
Liều sử dụng tỏi tươi trung bình hàng ngày cho người mất ngủ được đề xuất từ 2 đến 5 g.
Sử dụng tỏi có thể gây ra tác dụng phụ gì?
Tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng tỏi cũng có thể mang tới các tác dụng phụ thường gặp (đặc biệt khi ăn tỏi sống) có thể bao gồm:
- Hơi thở khó chịu, mùi cơ thể
- Ợ nóng, rát miệng hoặc cổ họng
- Buồn nôn, nôn, đầy hơi hoặc tiêu chảy
Đặc biệt, tác dụng phụ chính khi sử dụng tỏi là làm loãng máu và xuất huyết. Bạn nên ngừng ăn tỏi từ 7 đến 10 ngày trước khi thực hiện phẫu thuật.
Tương tác giữa tỏi và các loại thuốc khác?
Tránh dùng tỏi nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu, chẳng hạn như Coumadin (warfarin) hoặc Heparin, vì tỏi làm tăng tác dụng loãng máu của thuốc
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy tỏi có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị nhiễm HIV là saquinavir.
Mất ngủ gây tác động tiêu cực rất lớn đến chất lượng cuộc sống của mọi người. Bạn có thể chữa mất ngủ bằng tỏi bằng những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Hy vọng qua bài viết trên của ECO Pharma bạn sẽ có được một giấc ngủ chất lượng, cải thiện tâm trạng và sức khỏe.