8 cách dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ đơn giản dễ thực hiện
Bài thuốc cổ truyền lá đinh lăng chữa mất ngủ được dân gian cho là an toàn, hiệu quả, không có tác dụng phụ và mang đến giấc ngủ ngon. Cùng ECO Pharma tìm hiểu các cách chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng được biết đến rộng rãi ngay sau đây.
Các cách dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ, hiệu quả cao
Tìm hiểu về đinh lăng
Cây đinh lăng có tên khoa học là polyscias fruticosa (L.) harms, là loại thực vật thuộc họ Araliaceae và được sử dụng làm cây thuốc. Đây là loại cây không cần nhiều ánh sáng thường được trồng dưới tán của các loại cây công nghiệp khác hoặc trồng làm cây cảnh.
Lá đinh lăng có một số tác dụng dược lý tương tự như một số loài Panax, chẳng hạn tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng sinh sản nam giới, chống mệt mỏi, tăng cảm giác thèm ăn, giải độc và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Thành phần trong lá đinh lăng bao gồm hơn 8 loại saponin và khoảng 20 loại axit amin alkaloid, polyphenol, flavonoid, tannin và nhóm vitamin B như B1, B2, B6,.. và C thực vật, có tác dụng chống oxy hóa.
Các nghiên cứu dược lý chỉ ra rằng lá đinh lăng còn có tác dụng chống trầm cảm, căn thẳng, cải thiện trí nhớ, chống oxy hóa, hạ đường huyết, bảo vệ gan, hạ lipid máu, kháng nấm và kháng khuẩn. Trong y học cổ truyền Việt Nam, lá đinh lăng còn được sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer. Các nghiên cứu cũng phát hiện một số hợp chất trong đinh lăng có thể làm giảm các triệu chứng run, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, căng thẳng và suy nhược thần kinh.
Lá đinh lăng có nhiều tác dụng an thần, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Tác dụng của lá đinh lăng trong trị bệnh mất ngủ
Thành phần hóa học trong lá đinh lăng có nhiều tác dụng với hệ thần kinh và sức khỏe.
- Ức chế men monoamine oxidase và kích thích quá trình truyền thông tin tại xung thần kinh diễn ra mạnh mẽ, mang đến cảm giác thoải mái và thư giãn.
- Thành phần chống oxy hóa saponin trong lá đinh lăng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị những bệnh liên quan đến thần kinh.
- Y học cổ truyền Việt Nam dùng lá đinh lăng điều trị các triệu chứng run, mất thăng bằng, giảm trí nhớ, căng thẳng và suy nhược thần kinh ở các bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson, Alzheimer.
- Tăng cường sức khỏe và sức đề kháng do lá đinh lăng chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú. Vitamin như vitamin B1, B13 và axit amin thiết yếu cho cơ thể như cysteine, methionine và lysine. Các chất này đều có lợi cho giấc ngủ.
- Ngoài ra, mùi thơm của lá đinh lăng có tác dụng an thần, ổn định thần kinh mang đến cảm giác dễ chịu và ngủ ngon hơn.
Ưu điểm và nhược điểm khi dùng lá đinh lăng trị mất ngủ
Ưu điểm khi dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ:
- Lá đinh lăng là thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính và không gây ra tác dụng phụ nếu dùng đúng liều lượng.
- Có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon và sâu giấc.
- Bồi bổ sức khỏe, tăng cường đề kháng và giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
- Dùng lá của cây đinh lăng chữa mất ngủ không tốn kém và dễ thực hiện tại nhà.
Nhược điểm khi dùng lá đinh lăng:
- Hiệu quả trị mất ngủ của lá đinh lăng tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
- Đối với các trường hợp mất ngủ có căn nguyên từ bệnh lý mãn tính, dùng lá đinh lăng có thể không hiệu quả.
- Có thể gây tương tác thuốc nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị.
- Lá đinh lăng trị mất ngủ chỉ mang tính chất hỗ trợ cải thiện giấc ngủ và không thể thay thế thuốc điều trị.
Hướng dẫn dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ ngay tại nhà
Bạn có thể tham khảo các cách dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ dễ dàng thực hiện tại nhà dưới đây:
1. Cách nấu nước lá đinh lăng chữa mất ngủ
Một trong những cách hiệu quả được nhiều người sử dụng để cải thiện giấc ngủ là uống nước lá đinh lăng chữa mất ngủ. Bạn có thể tham khảo cách nấu nước lá đinh lăng chữa mất ngủ dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 200g lá đinh lăng tươi
- 1 lít nước
Cách thực hiện:
- Nhặt bỏ các lá đinh lăng bị sâu bệnh trước khi rửa sạch.
- Cho lá đinh lăng vào nồi, đổ nước ngập lá.
- Đun tới khi sôi, sau đó hạ nhỏ lửa và đun thêm khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
- Để nước nguội và dùng uống hàng ngày.
1.1 Trà lá đinh lăng trị mất ngủ
Ngoài cách nấu nước bằng lá đinh lăng thông thường, trà lá đinh lăng chữa mất ngủ cũng được sử dụng hàng ngày để cải thiện tình trạng mất ngủ về đêm. Bạn có thể tham khảo cách nấu trà lá đinh lăng trị mất ngủ:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 200g lá đinh lăng tươi
- 1 cốc nước nóng
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá đinh lăng và để ráo nước, sau đó sao vàng lá đinh lăng.
- Cất lá đinh lăng đã sao vào túi nilon để dùng dần.
- Mỗi lần dùng một nhúm pha với nước sôi rồi uống như trà.
- Bạn nên uống trà lá đinh lăng khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ.
1.2 Lá đinh lăng và gừng
Gừng giàu hợp chất chống viêm, đã được chứng minh và có tác dụng tốt đối với giấc ngủ. Bạn có thể kết hợp lá đinh lăng và gừng để làm túi thơm để mang đến giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 củ gừng
- 1 nắm lá đinh lăng
Cách thực hiện:
- Gừng giữ nguyên vỏ rửa sạch, cắt thành lát mỏng.
- Lá đinh lăng sau khi rửa sạch, để ráo thì cắt thành những khúc.
- Sao vàng lá đinh lăng và gừng khoảng 10 – 15 phút.
- Cho lá đinh lăng và gừng vào túi vải và để dưới gối.
2. Các món ăn từ lá đinh lăng chữa mất ngủ
Ngoài sử dụng lá đinh lăng để làm thức uống, bạn có thể chế biến các món ăn với lá đinh lăng chữa mất ngủ.
2.1 Trứng chiên lá đinh lăng trị mất ngủ
Món trứng chiên với lá đi lăng dễ dàng thực hiện với nguyên liệu quen thuộc. Bạn có thể chế biến món trứng chiên lá đinh lăng theo các bước sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 nắm lá đinh lăng tươi
- 4 quả trứng gà tươi
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá đinh lăng, để ráo nước và thái nhỏ.
- Đập 4 quả trứng gà ra tô, cho lá đinh lăng vào và gia vị rồi đánh tan
- Cho dầu vào chảo và đợi sôi rồi cho trứng vào rán đều 2 mặt.
Trứng chiên lá đinh lăng trị mất ngủ – Ảnh: Internet
2.2 Nấu cháo tim heo lá đinh lăng
Tim heo có nhiều dưỡng chất như protein, chất béo, canxi, vitamin B1, B2, C, niacin có lợi cho tim và thần kinh, bổ máu, trị mất ngủ, hồi hộp, vã mồ hôi. Bạn có thể tham khảo cách nấu cháo tim heo lá đinh lăng dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 200g gạo tẻ
- 1 quả tim heo
- 1 nắm lá đinh lăng
- Gừng, hành tím, hành lá
- 1 lít rượu trắng
Cách thực hiện:
- Vo sạch gạo và ngâm 30 phút. Hành tím lột vỏ và băm nhuyễn. Sơ chế gừng và thái thành lát mỏng.
- Rửa sạch lá đinh lăng và để ráo nước.
- Bổ đôi tim heo, chà xát với muối và rửa sạch với nước nhiều lần. Tiếp theo, cho 2 thìa rượu, thoa đều lên tim heo và rửa lại. Để tim heo ráo nước.
- Cắt tim heo thành lát mỏng, ướp với hành tím băm và gia vị, để khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
- Đặt chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào đun nóng. Sau đó cho tim heo vào đảo đều, xào cho đến khi chín thì tắt bếp.
- Vớt gạo đã ngâm. Cho gạo vào nồi cùng với 1,5 lít nước. Cho nồi lên bếp và nấu đến khi gạo nở đều rồi cho thêm 50ml nước vào để tiếp tục nấu thành cháo chín nhừ.
- Khi thấy cháo đã chín thì cho tim heo đã xào và lá đinh lăng vào nồi. Đảo đều và nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
- Múc cháo ra bát, cho hành lá.
2.3 Cá kho lá đinh lăng chữa mất ngủ
Cá kho lá đinh lăng là món ăn dân dã với hương vị thơm ngon từ cá và lá đinh lăng dễ ăn và phù hợp với nhiều đối tượng. Bạn có thể tham khảo cách nấu món cá kho đinh lăng theo các bước dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 – 2 nắm lá đinh lăng tươi.
- 1 con cá lóc hoặc cá diêu hồng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá đinh lăng, để ráo nước và cắt thành từng khúc nhỏ.
- Sơ chế cá, cắt thành khúc ngắn vừa ăn và ướp gia vị trong khoảng 15 phút.
- Cho cá vào nồi với một lượng vừa phải và đun cho đến khi nước sôi. Sau đó cho lá đinh lăng và nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Đậy kín nắp và hạ lửa nhỏ.
- Nấu cho đến khi cạn nước thì tắt bếp. Bạn có thể thưởng thức ngay khi còn nóng.
3. Làm gối đinh lăng
Hương thơm của lá đinh lăng giúp an thần, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn. Làm gối lá đinh lăng đơn giản với những bước sau.
Cách thực hiện:
- Chọn lá đinh lăng bánh tẻ, rửa sạch, phơi khô nhưng tránh ánh nắng trực tiếp vì có thể làm mất mùi thơm.
- Hoặc sao vàng lá đinh lăng.
- Trộn lá đinh lăng khô với bông gòn nhồi vào vỏ gối.
Hương thơm từ gối lá đinh lăng trị mất ngủ giúp an thần, giảm căng thẳng. – Ảnh: Internet
4. Bài thuốc từ lá đinh lăng chữa mất ngủ
Tùy vào tình trạng mất ngủ mà bạn đang gặp mà có thể tham khảo những bài thuốc trị mất ngủ từ lá đinh lăng dưới đây:
Bài thuốc lá đinh lăng trị mất ngủ do suy nhược cơ thể
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 20g lá đinh lăng khô
- 20g cỏ mực
- 20g tam diệp
- 20g rau má
- 20g lá vông
- 16g cây trinh nữ
- 16g hoàng liên
- 16g bạch linh
- 16g hoàng bá
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu và để ráo nước.
- Cho các nguyên liệu vào nồi chứa 700ml nước và đun ở lửa nhỏ.
- Sắc cho đến khi cạn còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp.
- Lọc lấy nước và bỏ bã, chia thành 2 phần và dùng trong ngày.
Bài thuốc lá đinh lăng chữa mất ngủ mãn tính
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 24g lá đinh lăng
- 15g liên nhục
- 20g lá vông
- 20g tam điệp
- 12g tâm sen
Cách thực hiện
- Cho các nguyên liệu vào nồi nhỏ có sẵn 700ml – 750ml nước sạch.
- Sắc cho đến khi nước cạn còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp, chắt lấy nước và bỏ bã.
- Chia thành 2 phần bằng nhau và uống vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Tác dụng phụ của lá đinh lăng
Nếu sử dụng lá đinh lăng với liều lượng cao có thể gây nên một số tác dụng phụ như:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Say thuốc, cảm giác đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.
- Xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày và ruột.
- Tán huyết.
Lưu khi khi dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ
Mặc dù lá đinh lăng có những lợi ích hỗ trợ điều trị mất ngủ nhưng cần chú ý những vấn đề sau để dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ an toàn:
- Sử dụng lá đinh lăng qua chế độ ăn uống cần sử dụng với liều lượng phù hợp. Nếu dùng quá liều lá đinh lăng có thể khiến da xanh xao, đặc biệt là ở người bị suy giảm chức năng gan.
- Hoạt chất ancaloit có thể gây hoa mắt, chóng mặt nếu sử dụng quá liều. Saponin khi được hấp thụ một lượng lớn có thể gây nên tình trạng tim đập nhanh, nhịp tim tăng cao.
- Có thể sử dụng gối đinh lăng cho trẻ em và người già để cải thiện tình trạng mất ngủ, đồng thời tốt cho khí huyết và các bệnh tim mạch.
- Nên sử dụng lá đinh lăng có tuổi thọ trên 3 năm để có tính dược lý tốt nhất.
- Chỉ nên sử dụng 10g – 20g lá đinh lăng mỗi ngày phơi khô và hạn chế sử dụng kéo dài.
- Thai phụ trong 3 tuần đầu tiên không nên uống nước lá đinh lăng trị mất ngủ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Ngoài ra, trẻ em không nên uống nước lá đinh lăng vì các hệ cơ quan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
- Có thể gặp một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhưng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn.
- Nước lá đinh lăng có váng nổi lên là hoàn toàn bình thường vì đây là tinh dầu trong lá.
Tác dụng khác của lá đinh lăng đối với sức khỏe
Ngoài tác dụng chữa mất ngủ, lá đinh lăng còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
- Chữa lành vết thương.
- Tăng tuyến sữa cho phụ nữ sau sinh.
- Hỗ trợ tiêu hóa.
- Cải thiện tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ.
- Điều trị bệnh thận.
- Giảm đau thắt lưng và thấp khớp.
- Giải độc, chống dị ứng và thường được dùng để giải độc thực phẩm. Lá đinh lăng còn có tác dụng chữa ho ra máu, kiết lỵ hoặc sưng mụn nhọt.
- Hỗ trợ tuần hoàn máu, điều trị rối loạn kinh nguyệt, ổn định lượng đường trong máy, tăng sức đề kháng và giảm đau bụng, cổ tử cung cho phụ nữ sau sinh.
Sử dụng lá đinh lăng chữa mất ngủ đạt được hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ mà dễ dàng thực hiện tại nhà bằng cách làm gối, nấu nước hay chế biến thành những món ăn với hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, cần chú ý sử dụng lá đinh lăng với liều lượng phù hợp nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu tình trạng mất ngủ không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.