Cảnh báo mối nguy hại do tụt huyết áp ở người trẻ
Nếu bạn dưới 40 tuổi và thường xuyên thấy cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng khi đứng lên ngồi xuống…, có khả năng rất cao bạn đang đối mặt với chứng tụt huyết áp ở người trẻ. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị và phục hồi sức khỏe tốt? Những thông tin sau đây sẽ là cẩm nang dành cho bạn.
Tụt huyết áp ở nười trẻ xảy ra khi nào?
Tụt huyết áp (huyết áp thấp) là tình trạng xảy ra khi chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số trên) thấp hơn 90 mm thủy ngân (mmHg) và hoặc chỉ số huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) thấp hơn 60 mmHg.
Tuy nhiên có 1 số trường hợp huyết áp nằm trong khoảng từ 90/60 mmHg tới 120/80 mmHg nhưng lại đi kèm với các triệu trứng bệnh điển hình thì vẫn được coi là tụt huyết áp.
Nguyên nhân nào gây tụt huyết áp ở nười trẻ?
Tụt huyết áp thường hay gặp ở người trung niên, người lớn tuổi. Khi tụt huyết áp xảy ra ở người trẻ tuổi thì thường phức tạp hơn và có thể do một số nguyên nhân sau đây:
- Mang thai: Sự thay đổi về nội tiết khi mang thai có thể khiến các mạch máu giãn nở để tăng lưu thông máu tới tử cung nuôi dưỡng thai nhi, điều này có thể gây tụt huyết áp.
- Thiếu máu: Thiếu máu do giảm sản xuất máu, mất máu (chấn thương, chảy máu trong) sẽ làm giảm lưu lượng tuần hoàn trong lòng mạch, gây tụt huyết áp.
- Mất nước: Khi không uống đủ nước hoặc mất nước do sốt, nôn, chảy mồ hôi nhiều quá mức, lượng máu trong cơ thể cũng sẽ giảm và dẫn đến tụt huyết áp.
- Nhiễm trùng máu: Một số loại vi rút, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và tiết ra các độc tố gây giãn mạch đột ngột và làm tụt huyết áp nghiêm trọng.
- Gen di truyền: Tiền sử gia đình có người bị huyết áp thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ tụt huyết áp ở người trẻ.
- Bệnh lý tim mạch: hẹp/ hở van tim, suy tim, rối loạn thần kinh tim… có thể làm chậm nhịp tim, gián tiếp gây tụt huyết áp.
- Bệnh lý nội tiết: rối loạn hoạt động của tuyến cận giáp, tuyến thượng thận chẳng hạn như Addisson cũng có thể gây tụt huyết áp ở người trẻ.
- Dùng thuốc tây: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là tụt huyết áp trong quá trình sử dụng, ví dụ như thuốc lợi tiểu (furosemide, hydrochlorothiazide), thuốc chống trầm cảm 3 vòng (doxepin, imipramine); thuốc chẹn alpha (prazosin); thuốc điều trị bệnh Parkinson (pramipexole); thuốc trị rối loạn cương dương (sildenafil, tadalafil)…
- Đứng dậy nhanh: Khi người trẻ đột ngột đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi lâu, cơ thể cần thích ứng để duy trì áp lực máu ổn định. Nếu hệ thống tuần hoàn máu không đáp ứng nhanh chóng, có thể xảy ra tụt huyết áp.
Thiếu máu, di truyền là những nguyên nhân phổ biến gây tụt huyết áp ở người trẻ
Dấu hiệu nhận biết sớm tụt huyết áp ở người trẻ
Dấu hiệu của tụt huyết áp ở người trẻ có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân và cơ địa của từng người. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến giúp nhận biết kịp thời:
- Chóng mặt hoặc mất thăng bằng: Người trẻ có thể cảm thấy choáng và khó khăn khi giữ thăng bằng khi đứng dậy hoặc thay đổi tư thế.
- Lóa mắt, mờ mắt hoặc mắt tối sầm đột ngột: hay xuất hiện khi đứng dậy nhanh chóng.
- Buồn nôn hoặc nôn
- Ngất xỉu hoặc mất ý thức
- Nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều
- Mệt mỏi, yếu đuối, không có sức lực
- Căng thẳng, dễ cáu kỉnh
- Mất tập trung
Cách điều trị tụt huyết áp ở người trẻ
Điều trị tụt huyết áp bằng thuốc tây
Việc điều trị tụt huyết áp ở người trẻ bằng thuốc thường phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể và tình trạng sức khỏe của từng người bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng:
- Erythropoietin: Erythropoietin giúp tăng cường số lượng tế bào hồng cầu và cải thiện lưu thông máu nên có thể được sử dụng trong trường hợp tụt huyết áp ở người trẻ có nguyên nhân do thiếu máu.
- Fludrocortisone: Fludrocortisone là một loại steroid có thể tăng cường lượng muối trong cơ thể, qua đó giúp giữ nước và duy trì huyết áp ổn định.
- Midodrine: Midodrine có thể làm tăng áp lực máu bằng cách làm co bóp động mạch và tăng cường lưu thông máu.
- Theophylline: Theophylline có thể được sử dụng để tăng cường lưu thông máu.
- Thuốc chống viêm NSAIDs: Một số NSAIDs có thể được sử dụng để giảm mức độ mất nước và giảm viêm, từ đó giúp duy trì huyết áp.
- Desmopressin: Desmopressin có tác dụng giữ lại nước trong cơ thể, làm tăng thể tích tuần hoàn và nâng huyết áp.
Người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo đúng loại và liều lượng theo đơn của bác sĩ, đồng thời cần theo dõi chặt chẽ chỉ số huyết áp và các biểu hiện của cơ thể để đảm bảo hiệu quả và hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
Thảo dược giúp nâng huyết áp bền vững, an toàn
Các nghiên cứu khoa học tại Hàn Quốc, Trung Quốc đã chỉ ra rằng, các thảo dược như Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu có tác dụng:
- Tăng tạo máu, tăng chất lượng máu giúp duy trì thể tích tuần hoàn, tránh tụt huyết áp.
- Củng cố chức năng các thụ thể cảm áp ở mạch máu, giúp hỗ trợ điều hòa và ổn định huyết áp tự nhiên
- Tăng lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, đảm bảo hoạt động của các cơ quan đặc biệt là não bộ, tim, thận…
- Tăng cường sức lực, cải thiện triệu chứng mệt mỏi, choáng váng, bủn rủn tay chân, buồn nôn, căng thẳng, mất tập trung…
Hiện các thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân đã được kết hợp bào chế trên công nghệ tiên tiến đúng chuẩn GMP của Bộ Y tế thành viên uống Hồng Mạch Khang.
Đây cũng chính là sản phẩm chuyên biệt có uy tín trên 15 năm dành cho người bị tụt huyết áp ở mọi độ tuổi đã được chứng minh tác dụng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội với kết quả: Trên 96.7% người bệnh đã nâng được huyết áp lên mức bình thường, giảm hẳn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi,… chỉ sau 2 tháng sử dụng.
Viên uống thảo dược số 1 dành cho người tụt huyết áp
Tụt huyết áp ở người trẻ để càng lâu càng khiến cơ thể suy kiệt và dễ làm giảm sức đề kháng, dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng. Do vậy, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài 0987.45.49.48 để được tư vấn giải pháp trị nhanh chóng, bền vững và an toàn nhất.
Lưu ý về lối sống tốt cho người trẻ bị tụt huyết áp
Lối sống lành mạnh đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì áp lực máu ổn định và hỗ trợ tích cực cho người trẻ hay tụt huyết áp, cụ thể là:
- Tăng cường uống nước: Hãy cố gắng uống đủ nước mỗi ngày, trung bình 1.5 – 2 lít tùy thể trọng.
- Duy trì chế độ ăn uống cân đối: Chế độ ăn giàu canxi, kali, magie và vitamin D có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch và kiểm soát áp lực máu.
- Hạn chế caffeine và đường: Hạn chế việc tiêu thụ các thức uống và thực phẩm chứa nhiều caffeine và đường như các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt, cà phê…
- Thư giãn cơ và tập luyện nhẹ nhàng: Các hoạt động như yoga, đi bộ nhanh và đặc biệt là tập luyện tăng cường cơ bắp có thể giúp cải thiện lưu thông máu và ngăn tụt huyết áp khi đứng dậy.
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và áp lực máu do vậy bạn hãy cố gắng ngủ đủ 6-8 giờ mỗi đêm.
- Tránh đứng dậy đột ngột
Nhiều trường hợp đã phải chịu những rủi ro nặng nề khi không phát hiện và điều trị sớm tụt huyết áp ở người trẻ. Bởi vậy, nếu thấy có biểu hiện hoặc nguy cơ bệnh, bạn cần đi khám và theo dõi huyết áp thường xuyên, cũng như áp dụng sớm các phương pháp trị cùng sản phẩm bổ trợ để gìn giữ được sức khỏe tốt.
Dược sĩ Trần Huyền
Nguồn tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21156-low-blood-pressure-hypotension