Đổ mồ hôi lưng khi ngủ – Tín hiệu cảnh báo bệnh tật từ cơ thể

Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu bạn bị đổ mồ hôi lưng khi ngủ trong thời tiết nóng bức, phòng ngủ bí bách, không có quạt, điều hòa hay mặc nhiều quần áo, đắp chăn quá dày… Tuy nhiên, nếu bạn luôn thức dậy trong trạng thái mồ hôi ướt đẫm áo, gối, ga giường dù nhiệt độ mát mẻ thì đó tín hiệu cảnh báo rằng sức khỏe của bạn đang có vấn đề.

Tại sao bạn bị đổ mồ hôi lưng khi ngủ?

Nếu đã loại trừ các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, môi trường, phòng ngủ… thì hiện tượng đổ mồ hôi lưng khi ngủ lặp lại thường xuyên có thể bắt nguồn từ những tình trạng bệnh lý sau:

Rối loạn nội tiết tố

Trong thời kỳ dậy thì hoặc tiền mãn kinh, mãn kinh ở chị em phụ nữ hay thời kỳ mãn dục ở nam giới, sự thay đổi trong quá trình sản xuất hormone estrogen và testosterol của cơ thể sẽ khiến bạn đổ mô hôi đêm, kèm theo những cơn bốc hỏa, cảm giác nóng bừng mặt, da khô, rụng tóc, mất ngủ, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn cương dương…

Ung thư

Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương Quốc Anh, có 7 loại ung thư có thể gây ra triệu chứng đổ mồ hôi đêm gồm u lympho không Hodgkin, u lympho Hodgkin, bệnh bạch cầu, u trung biểu mô, khối u carcinoid, ung thư xương, ung thư gan. Do đó, nếu thường xuyên bị đổ mồ hôi lưng khi ngủ kèm sốt, mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân thì bạn cần sớm đi khám.

Bệnh nội tiết chuyển hóa

Vùng dưới đồi – phần não điều chỉnh nhiệt độ cơ thể có liên quan mật thiết với hệ thống nội tiết. Đổ mồ hôi lưng khi ngủ có thể bắt nguồn từ mất cân bằng hormone, làm rối loạn chức năng vùng dưới đồi, dẫn đến gia tăng thân nhiệt. Tình trạng này thường gặp trong một số bệnh nội tiết như cường giáp (dư thừa hormone tuyến giáp), tiểu đường (thiếu hụt insuline), hạ đường huyết…

Rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật chịu trách nhiệm điều hòa bài tiết mồ hôi toàn cơ thể là một nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đổ mồ hôi mất kiểm soát dù không nóng, tình trạng này có thể xuất hiện cả ban đêm lẫn ban ngày mà không kèm theo dấu hiệu bất thường nào khác.

Đổ mồ hôi lưng khi ngủ có thể liên quan đến rối loạn thần kinh thực vật

Tác dụng phụ của thuốc tây

Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng đổ mồ hôi lưng khi ngủ trong quá trình sử dụng như thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ sốt, kháng sinh… Hãy quan sát nếu bạn bắt đầu bị đổ mồ hôi đêm sau khi bắt đầu dùng một loại thuốc nào đó, cần báo cho bác sỹ để được điều chỉnh thuốc phù hợp.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi lưng khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, các tình trạng khác như nhiễm trùng, rối loạn lo âu, nhồi máu cơ tim, trào ngược dạ dày thực quản, chứng ngưng thở khi ngủ… cũng có thể dẫn đến đổ mồ hôi lưng ban đêm mà bạn cần thận trọng.

Làm thế nào để khắc phục chứng đổ mồ hôi lưng khi ngủ?

Đổ mồ hôi lưng khi ngủ không chỉ làm bạn thấy mất thoải mái, ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc mà nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh…., đặc biệt phổ biến ở trẻ em do mồ hôi ra nhiều cơ thể bị mất nhiệt và giãn nở lỗ chân lông khiến hơi lạnh dễ xâm nhập vào bên trong.

Vì vậy, bạn không thể chủ quan, ngoài việc đi khám, những hướng dẫn sau sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đổ mồ hôi đêm:

Sử dụng sản phẩm giảm tiết mồ hôi từ thảo dược

Từ xưa, y học cổ truyền thường dùng một số vị thuốc như Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ… để chữa mồ hôi đêm cho hiệu quả rất tốt mà lại an toàn, lành tính. Bằng chứng nghiên cứu hiện đại đã làm sáng tỏ hơn nữa tác dụng giảm tiết mồ hôi của những thảo dược này nhờ cơ chế tác động đa chiều gồm:

  • Ổn định hệ thần kinh thực vật, làm giảm kích thích thần kinh và làm dịu các tuyến mồ hôi, ngăn ngừa tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở lưng hay đầu mặt, tay chân, toàn thân về đêm.
  • Bổ sung nước, tăng sinh tân dịch bên trong cơ thể để người bệnh không bị mệt mỏi, kiệt sức do mất nước khi đổ mồ hôi lưng quá nhiều.
  • Làm săn se thu nhỏ lỗ chân lông, ngăn thoát nước và nhiệt ra ngoài, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng nhiễm lạnh do đổ mồ hôi đêm.
  • Kháng khuẩn, chống viêm trên bề mặt da, phòng ngừa các bệnh da liễu như rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt, mụn lưng… khi mồ hôi ra ẩm ướt.
  • Giảm lo âu, căng thẳng, giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn, cũng như cảm thấy tinh thần thoải mái, người khỏe khoắn sau khi thức dậy.

Hiện nay, tất cả những thành phần trên đã được bào chế trong viên uống Hòa Hãn Linh. Đây là dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị mồ hôi đã có uy tín 15 năm, được các chuyên gia, nhà thuốc đánh giá tốt và nhiều người bệnh dùng phản hồi tích cực. Do đó, bạn có thể yên tâm tham khảo để sớm cải thiện tình trạng đổ mồ đêm, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của mình. 

Đổ mồ hôi lưng khi ngủ nên sử dụng sớm Hòa Hãn Linh

Ví như chú Vinh (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) là một trường hợp điển hình bị đổ mồ hôi lưng khi ngủ, hầu như đêm nào chú cũng phải dậy thay 4 – 5 bộ quần áo, thậm chí dùng khăn lót rồi mà mồ hôi vẫn thấm ra ướt hết cả chăn gối, gia giường khiến người lúc nào cũng lạnh cóng. Nhưng kể từ khi dùng Hòa Hãn Linh, tình trạng này đã cải thiện rõ rệt, nghe chia sẻ của chú trong video sau: 

Kinh nghiệm trị đổ mồ hôi lưng khi ngủ bằng thảo dược

Nếu cần tìm hiểu thêm về giải pháp giảm tiết mồ hôi từ thảo dược, bạn hãy liên hệ đến tổng đài 0987.45.49.48 để được tư vấn chi tiết.

Tạo không gian sống thoáng mát

  • Thiết kế phòng ngủ mát mẻ: Sử dụng quạt, điều hòa để điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ phù hợp; trước khi ngủ nên bật quạt thông gió, mở cửa sổ… cho phòng thoáng mát, tránh bí bách.
  • Thay nệm, chăn, ga giường, gối: Lựa chọn tấm trải giường, chăn, gối chất liệu nhẹ, thoáng khí và hút ẩm tốt. Dùng loại nệm làm mát có thể hạn chế được tình trạng giữ nhiệt và cải thiện chứng đổ mồ hôi lưng khi ngủ.
  • Mặc đồ ngủ thoải mái: Quần áo bó sát, đồ dày sẽ gây bí khiến mồ hôi ra nhiều hơn, vì vậy tốt nhất nên mặc quần áo nhẹ, rộng rãi được làm bằng chất liệu thoáng mát, thoát mồ hôi tốt và mặc nhiều lớp quần áo để dễ dàng cởi bỏ khi cảm thấy nóng hoặc ướt mồ hôi.

Điều chỉnh lối sống khoa học

Ngoài bố trí phòng ngủ thoáng mát, bạn nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt sau để kiểm soát mồ hôi tốt hơn:

  • Tránh cà phê, trà đặc, đồ uống chứa cồn, thực phẩm cay nóng: Tất cả những thức ăn, đồ uống này đều có thể làm kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn, do đó, cần hạn chế tiêu thụ chúng, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Uống nước lạnh: Uống một cốc nước mát trước khi đi ngủ sẽ giúp làm mát nhanh cơ thể, giảm ra mồ hôi khi ngủ, ngoài ra bạn nên bổ sung đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày để không bị mất nước qua mồ hôi.
  • Tăng cường rau củ tươi: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giúp bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể tươi mát, đây cũng là một cách giảm mồ hôi đêm hiệu quả.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Những người bị thừa cân, béo phì có xu hướng đổ mồ hôi đêm nhiều hơn bình thường, nên hãy cố gắng điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện thể thao để kiểm soát tốt cân nặng của mình.
  • Thư giãn tinh thần: Hãy dành khoảng 30 phút trước khi ngủ để thư giãn bằng một số cách như hít thở sâu, ngồi thiền, nghe nhạc nhẹ, đọc sách vừa giúp dễ ngủ hơn, vừa giải tỏa căng thẳng và giảm tình trạng đổ mồ hôi đêm hiệu quả.

Thông qua những hướng dẫn trên, tin rằng bạn sẽ khắc phục được tình trạng đổ mồ hôi lưng khi ngủ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và có một giấc ngủ trọn vẹn mỗi đêm.

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.houstonmethodist.org/blog/articles/2020/feb/night-sweats-7-reasons-you-may-be-sweating-at-night/