Từ A – Z về tật cận thị và giải pháp chăm sóc mắt sáng khỏe

Cận thị học đường là vấn đề báo động hiện nay, ước tính cứ 10 trẻ trong độ tuổi đi học thì có tới 4 – 5 trẻ bị cận thị. Nguy hiểm hơn là những người bị cận nặng hoặc cận nhiều năm sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng đe dọa thị lực như bong võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể… Vậy làm thế nào để chăm sóc mắt sáng khỏe khi bị cận thị? Tìm hiểu trong bài viết này. 

Cận thị là gì?

Cận thị (Myopia) là tình trạng mắt khó nhìn các vật ở xa nhưng nhìn gần vẫn rõ, tuy nhiên khi độ cận càng cao thì không chỉ tầm nhìn xa kém mà người bệnh cũng dần không thấy được những vật ở khoảng cách gần nếu không có kính. Đây cũng là tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh và thanh thiếu niên.

Làm thế nào để nhận biết triệu chứng cận thị?

Khi bị cận thị, bạn sẽ có những triệu chứng sau:  

  • Nhìn xa mờ, không thấy rõ bảng, biển báo giao thông, tên đường…, phải lại gần mới nhìn được.
  • Hay chớp mắt, dụi mắt hoặc nheo mắt khi nhìn gì đó, điều này sẽ giúp mắt thấy rõ hơn tạm thời.
  • Mỏi mắt, nhức đầu khi nhìn tập trung lâu vào một chỗ hoặc cố gắng nhìn các vật ở xa.

Ở trẻ nhỏ, các con thường không phàn nàn gì khi mắt nhìn mờ, nhưng nếu cha mẹ thấy con hay nheo mắt, chớp mắt nhiều, khó khăn khi đọc chữ trên bảng, ngồi gần tivi hoặc đặt sách vở, điện thoại, đồ chơi gần mắt hơn bình thường thì đó là những dấu hiệu cho thấy có thể con đang bị cận thị.

Trẻ bị cận thị thường có xu hướng đặt mọi vật gần sát mắt

Nguyên nhân gây cận thị do đâu?

Tia sáng khi đi vào mắt sẽ được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể, sau đó hội tụ trên võng mạc rồi gửi lên não xử lý thông qua các dây thần kinh thị giác, từ đó giúp mắt thấy rõ hình ảnh mọi vật. Cận thị xảy ra do 1 trong 3 nguyên nhân sau:

  • Trục nhãn cầu dài hơn bình thường
  • Giác mạc quá cong
  • Thủy tinh thể bị phồng

Chính sự thay đổi hình dạng của trục nhãn cầu, giác mạc và thủy tinh thể đã làm sai lệch đường đi của các tia sáng khiến chúng không được hội tụ đúng cách lên võng mạc như bình thường mà tập trung tại một điểm ở phía trước võng mạc, dẫn đến mắt nhìn các vật ở xa bị mờ.

Những ai dễ bị cận thị?

Cận thị thường xuất hiện từ thời thơ ấu, phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 8 – 12 và có xu hướng tiến triển nhanh ở tuổi thiếu niên, sau đó trở nên ổn định, ít thay đổi độ trong giai đoạn từ 20 – 40 tuổi.

Một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc cận thị:

  • Có cha mẹ bị cận thị do cận thị có tính chất di truyền trong gia đình.
  • Có thói quen đặt sách vở, tivi, điện thoại, máy tính… quá gần mắt.
  • Học tập, làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng hoặc ở trong nhà quá nhiều, ít khi ra ngoài trời nơi có ánh sáng tự nhiên.
  • Thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, ipad…

Cận thị bao nhiêu độ là nặng?

Mức độ cận thị được đo bằng đơn vị diop (độ), số diop càng lớn thì cận càng nặng, dựa vào đó cận thị được chia thành 4 cấp độ gồm:

  • Cận thị nhẹ: từ -0.25 đến -3 diop (tương đương 0.25 đến 3 độ)
  • Cận trung bình: từ -3.25 đến -6 diop
  • Cận thị nặng: từ -6.25 đến -10 diop trở đi
  • Cận thị cực đoan: từ -10.25 diop trở lên

Những người cận trên 50 độ (–50 diop) được coi là mù bởi lúc này tầm nhìn gần như đã bị hạn chế hoàn toàn.

Cận thị có nguy hiểm không?

Thị lực giảm sút khi bị cận thị không chỉ làm cản trở học tập, công việc và mọi sinh hoạt hằng ngày, nếu không kiểm soát tốt, cận thị có thể tăng độ rất nhanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến võng mạc, điểm vàng, thủy tinh thể, dịch kính…, gián tiếp dẫn đến mù lòa như:

  • Bong/rách võng mạc: Võng mạc là lớp mô mỏng nằm ở phía trong cùng của mắt. Khi bị cận thị, trục nhãn cầu dài ra làm co kéo võng mạc khiến vùng chu biên võng mạc mỏng dần, dễ bị rách, thủng hoặc bong ra khỏi nhãn cầu, gây ra tình trạng thấy chớp sáng, lóe sáng, chấm đen ruồi bay, đau nhức hốc mắt…
  • Đục thủy tinh thể: Mắt của người cận thị sẽ lồi hơn mắt bình thường, lâu dần sẽ làm thay đổi cấu trúc của thủy tinh thể và thúc đẩy đục thủy tinh thể hình thành, đây là bệnh mắt gây mù lòa hàng đầu hiện nay.
  • Xuất huyết dịch kính, đục dịch kính: Sự co kéo võng mạc và dịch kính (khối gel trong suốt nằm sau thủy tinh thể) có thể gây chảy máu dịch kính và làm các collagen cấu trúc dịch kính bị co cụm lại, dẫn đến đục dịch kính khiến người bệnh thấy các chấm đen, đốm đen, sợi tóc, mạng nhện… lơ lửng trong tầm nhìn.

Thấy chấm đen ruồi bay là biến chứng thường gặp ở người cận thị nặng

  • Tăng nhãn áp: Cận thị nặng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp là tình trạng tăng áp suất thủy dịch bên trong mắt, gây chèn ép và tổn thương các dây thần kinh thị giác ở đáy mắt khiến thị lực giảm đi nhanh chóng, hậu quả cuối cùng là mù lòa.
  • Thoái hóa điểm vàng, lỗ hoàng điểm: Võng mạc bị kéo giãn trong thời gian dài sẽ làm thay đổi các mạch máu tại đây, gây thiếu máu nuôi võng mạc và dẫn đến thoái hóa điểm vàng (vùng trung tâm của võng mạc nơi quyết định 90% thị lực), đồng thời có thể tạo nên vết rách ở điểm vàng, còn gọi là lỗ hoàng điểm.

Phương pháp điều trị cận thị

Hiện nay, để cải thiện tầm nhìn, người bị cận thị có thể sử dụng kính hoặc phẫu thuật. Bên cạnh đó, cần kết hợp với chăm sóc mắt khoa học để ngăn ngừa tăng độ và phòng tránh các biến chứng do cận thị gây ra.  

Đeo kính chỉnh cận thị

Đeo kính là phương pháp khắc phục tật cận thị phổ biến và đơn giản nhất, có thể áp dụng được cho mọi đối tượng và độ tuổi. Kính chỉnh cận thị thực chất là thấu kính phân kỳ có tác dụng thay đổi đường đi của tia sáng giúp chúng hội tụ đúng trên võng mạc để mắt nhìn rõ các vật ở xa.

Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn các loại kính sau:

  • Kính gọng: Ưu điểm là tiện lợi, dễ sử dụng, an toàn, chi phí thấp nhưng tính thẩm mỹ không cao và có thể gây nhiều bất tiện khi đi ngoài trời mưa.
  • Kính áp tròng: Có tính thẩm mỹ cao, nhưng hạn chế là cách sử dụng phức tạp, có thể gây viêm nhiễm trùng mắt nếu vệ sinh và tháo lắp kính không đúng.

Kính định hình giác mạc Ortho-K

Là phương pháp điều trị cận thị bằng thấu kính áp tròng cứng, được đeo vào ban đêm trong lúc ngủ để điều chỉnh tạm thời hình dạng giác mạc và khử độ cận tạm thời, nhờ đó buổi sáng sau khi tháo kính vẫn có thể nhìn rõ được. Khi ngừng sử dụng kính, giác mạc sẽ dần trở lại trạng thái ban đầu.

Bổ sung viên bổ mắt

Đeo kính sẽ giúp mắt nhìn rõ hơn nhưng muốn ngăn được cận thị tiến triển thì cần phải có một chế độ chăm sóc mắt khoa học, quan trọng nhất là cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mắt khỏe từ bên trong.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, bổ sung các vi chất gồm Alpha lipoic acid, Kẽm, Vitamin B2 kết hợp cùng thảo dược Hoàng đằng giúp chống lại quá trình stress oxy hóa và lão hóa làm tổn hại đến mắt, tăng tính bền vững của giác mạc, võng mạc, thủy tinh thể, dịch kính và thúc đẩy lưu thông máu đến mắt, qua đó mang lại những lợi ích sau:

  • Ngăn tăng độ cận, duy trì độ cận ổn định, hạn chế việc thay kính thường xuyên.
  • Giúp mắt khỏe, hoạt động linh hoạt và dẻo dai hơn, giảm tình trạng nhức mắt, mỏi mắt, nhìn mờ nhờ, rối loạn điều tiết…
  • Tăng cường thị lực, đảm bảo tầm nhìn sáng rõ.
  • Ổn định bài tiết nước mắt, phòng tránh khô mắt do cận thị.
  • Bảo vệ cấu trúc của các bộ phận trong mắt, ngăn ngừa biến chứng đục dịch kính gây chấm đen ruồi bay, đục thủy tinh thể, bong rách võng mạc, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng… ở người cận thị nặng hoặc lâu năm.

Hiện nay, những dưỡng chất trên đã được kết hợp trong viên bổ mắt Minh Nhãn Khang, người bị cận thị nên tham khảo sử dụng sớm để ngăn bệnh tiến triển và giữ tầm nhìn sáng rõ.

Minh Nhãn Khang – Giải pháp chăm sóc đôi mắt sáng khỏe cho người cận thị

Khảo sát thực tế do Báo Khoa học & Đời sống cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường thực hiện cũng đã chứng minh hiệu quả của Minh Nhãn, kết quả cho thấy có hơn 93.2% người bệnh mắt (bao gồm cận thị) đánh giá rất hài lòng, thị lực tăng rõ rệt, tình trạng nhìn mờ, nhức mỏi mắt, khô mắt, chấm đen ruồi bay… giảm hẳn sau khi dùng sản phẩm. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong video sau:

Người bệnh mắt nói gì về viên bổ mắt Minh Nhãn Khang

Phẫu thuật điều trị cận thị

Phẫu thuật sẽ làm mỏng bề mặt giác mạc để hướng tia sáng tập trung chính xác lên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ mà không cần đeo kính.

Hiện nay có nhiều loại hình phẫu thuật điều trị cận thị như: Lasik, Femto Lasik, ReLex Smile, Phakic ICL…, mỗi kỹ thuật sẽ có ưu điểm, nhược điểm và chi phí khác nhau mà bạn có thể lựa chọn tùy theo tình trạng mắt và điều kiện kinh tế của bản thân.

Tuy nhiên, những trường hợp chưa đủ 18 tuổi hoặc trên 40 tuổi, độ cận quá nặng hoặc chưa ổn định (tăng > 0.75 độ trong 1 năm), có giác mạc quá mỏng và đang mắc các bệnh lý tại mắt như khô mắt, sẹo giác mạc, giác mạc hình chóp, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, viêm nhiễm trùng mắt… thì không nên phẫu thuật vì nguy cơ biến chứng và tái cận thị cao.

Qua những thông tin trên, tin chắc rằng bạn đã có được cái nhìn toàn diện về cận thị, từ đó xây dựng cho mình được chế độ chăm sóc hợp lý để mắt luôn sáng khỏe và phòng ngừa những biến chứng xấu do cận thị gây ra. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 0987454948 để được tư vấn trực tiếp.

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.aao.org/eye-health/diseases/myopia-nearsightedness