Bệnh mạch vành uống thuốc gì? Lưu ý để đảm bảo hiệu quả và an toàn
Bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Hiện nay phương pháp điều trị bệnh mạch vành phổ biến nhất là sử dụng thuốc. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về bệnh mạch vành uống thuốc gì để đạt hiệu quả tốt nhất ngay tại bài viết này.
Bệnh mạch vành uống thuốc gì tốt nhất?
Đối với bệnh mạch vành việc sử dụng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống khoa học là giải pháp hữu hiệu giúp kiểm soát bệnh. Tùy vào mức độ hẹp mạch vành và tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người bệnh, bác sĩ có thể kê đơn riêng lẻ hoặc phối hợp các loại thuốc sau đây.
Thuốc chẹn beta giao cảm
Là lựa chọn cho người bệnh mạch vành có kèm theo bệnh lý nền như: huyết áp cao, suy tim. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế chất dẫn truyền thần kinh adrenalin và noadrenalin, qua đó giúp giãn mạch, hạ huyết áp, làm giảm nhịp tim và giảm gánh nặng lên tim ở người bệnh mạch vành. Một số loại thuốc chẹn beta điển hình là: propranolol, atenolol, metoprolol, bisoprolol,…
Ngoài lợi ích, các thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể như: ho, khó thở, mệt mỏi, chân tay lạnh, nhịp tim chậm, đau nặng ngực, hạ huyết áp quá mức,…
Thuốc chẹn kênh canxi
Loại thuốc này có tác dụng làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, cải thiện triệu chứng đau ngực do bệnh mạch vành. Bác sĩ thường chỉ định nhóm thuốc chẹn kênh canxi nếu người bệnh không thể dùng thuốc chẹn beta (dị ứng) hoặc dùng thuốc chẹn beta nhưng không có cải thiện.
Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi dùng nhóm thuốc này đó là: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, táo bón, nổi mẩn da…
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB)
Những loại thuốc này có tác dụng giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp, giảm mức độ hoạt động của tim, kiểm soát bệnh mạch vành và ngăn bệnh tiến triển nặng thêm.
Một số thuốc được sử dụng phổ biến là: Captopril, Enalapril, Perindopril, Azilsartan, Candesartan, Losartan, Telmisartan… Các thuốc này có thể sử dụng được cho những người bệnh mạch vành có tăng huyết áp kèm theo đái tháo đường, rối loạn lipid máu.
Khi sử dụng người bệnh cũng cần lưu ý đến một số phản ứng bất lợi của thuốc đó là: ho khan, phù mạch, hạ huyết áp quá mức đột ngột, đau đầu, mất vị giác, phát ban…
Thuốc nhóm statin
Thuốc nhóm statin là một trong những lựa chọn khi chưa biết bệnh mạch vành uống thuốc gì. Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát lượng cholesterol trong máu, bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa và dự phòng các biến chứng mạch vành nguy hiểm như: suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
Một số loại thuốc nhóm statin được dùng phổ biến là: lovastatin, simvastatin, atorvastatin,… Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như: buồn nôn, đau đầu, đau cơ, tổn thương gan, tiêu cơ vân, tăng đường huyết,…
Bệnh mạch vành uống thuốc gì? Cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Thuốc Nitroglycerin
Thuốc có tác dụng giãn động mạch vành, giảm và ngăn ngừa cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành. Nitroglycerin thường được bào chế dưới dạng thuốc xịt, thuốc viên hoặc miếng dán.
Nếu trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh thấy các biểu hiện như: tim đập nhanh, hạ huyết áp quá mức, nổi mẩn đỏ, viêm da dị ứng, buồn nôn… thì cần thông báo ngay với bác sĩ để đổi liều hoặc thay loại thuốc khác.
Thuốc Aspirin
Aspirin giúp làm loãng máu, chống kết tập tiểu cầu do đó ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Liệu pháp Aspirin hàng ngày liều thấp có thể được khuyến nghị để đề phòng cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ ở một số người bệnh mạch vành.
Tuy nhiên sử dụng Aspirin hàng ngày có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm bao gồm chảy máu ở dạ dày và ruột. Vì vậy, khi dùng thuốc cần có chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.
Thuốc Ranolazine
Thuốc thường được dùng cho những người bị đau thắt ngực thể ổn định, có thể kê đơn cùng hoặc thay thế cho thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi. Người bệnh cần cẩn trọng các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Ranolazine như: buồn nôn, chóng mặt, thậm chí là hôn mê hay ngất xỉu…
Nếu còn đang băn khoăn không biết bệnh mạch vành uống thuốc gì, uống thế nào cho hiệu quả, đừng chần chừ, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua điện thoại hoặc Zalo số 0987.45.49.48 để được giải đáp nhanh chóng.
Giải pháp thảo dược đột phá giúp người bệnh mạch vành sống khỏe mạnh
Thông thường việc dùng thuốc tây dài ngày là chỉ định bắt buộc của hầu hết người bệnh mạch vành từ nặng đến nhẹ. Tuy nhiên điều này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tác dụng phụ, khiến sức khỏe của người bệnh bị giảm sút.
Vì vậy bên cạnh việc tuân thủ sử dụng thuốc, người bệnh nên kết hợp dùng thêm sản phẩm thảo dược có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch, vừa đảm bảo an toàn, vừa tăng hiệu quả điều trị; trong đó tiêu biểu là viên uống Vương Tâm Thống.
Vương Tâm Thống là sự kết hợp của bộ ba thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu, qua đó một mặt giúp ngăn chặn bệnh mạch vành tiến triển nặng, một mặt giúp hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Vương Tâm Thống – Giải pháp giúp người bệnh mạch vành sống vui khỏe
Thực tế, khảo sát bởi báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường cũng đã cho kết quả rất khả quan khi có tới 97.06% người bệnh mạch vành đánh giá hài lòng sau khi sử dụng Vương Tâm Thống, các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi đã cải thiện rõ rệt chỉ sau 1 liệu trình 3 – 6 tháng.
Sau hơn 10 năm xuất hiện trên thị trường Vương Tâm Thống đã và đang đồng hành giúp phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng cho hàng ngàn người bệnh mạch vành. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ thật lòng của bác Bùi Quốc Hòa về bí quyết sống vui, sống khỏe dù tắc hẹp mạch vành nặng đến 80% qua video sau:
Thoát khỏi nỗi lo tắc hẹp mạch vành nhờ Vương Tâm Thống
Lối sống tốt cho người bệnh mạch vành
Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh mạch vành uống thuốc gì và tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ kết hợp Vương Tâm Thống, người bệnh cũng cần có lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh để hạn chế sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng tốt hơn, cụ thể là:
- Luôn suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng, dành thời gian để thư giãn, giải trí
- Kiểm soát cân nặng, đặc biệt ở những người béo phì việc giảm cân là rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa trong cơ thể, hạn chế bệnh mạch vành tiến triển.
- Xây dựng chế độ ăn tốt cho sức khỏe tim mạch như: Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, ưu tiên các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế ăn mặn, tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp,…
- Bỏ hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác để đảm bảo sức khỏe tim mạch.
- Tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày khoảng 30 – 45 phút. Có thể lựa chọn các hình thức vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, đạp xe, bóng bàn,… giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe tim mạch
Các thông tin trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ về “bệnh mạch vành uống thuốc gì”. Để biết chính xác tình trạng bệnh của mình và nên sử dụng loại thuốc nào hiệu quả, bạn hãy đến khám bác sĩ để có phác đồ điều trị sớm nhất, đồng thời kết hợp tăng cường chức năng tim mạch bằng sản phẩm hỗ trợ cùng lối sống khoa học.
DS Nguyễn Phương Thảo
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, nih.gov