Nguyễn Phương Thúy 2, Trần Văn Tuấn 1, Tạ Thị Hiền 2, Nguyễn Thị Khánh 2
Bùi Thị Huyền 2, Hoàng Thị Hương 2, Nguyễn Hữu Đức 2, Lê Thị Quyên 1
Nguyễn Thị Minh Nguyệt 1, Món Thị Uyên Hồng 1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về đột quị của bệnh nhân và người chăm sóc tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân đột quị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, phương pháp nghiên cứu mô tả.
Kết quả: Qua nghiên cứu cho thấy kiến thức, thái độ của bệnh nhân và người nhà chăm sóc bệnh nhân đột quị chiếm tỷ lệ cao, sau khi xảy ra đột quị phần lớn để người bệnh ở nhà chưa cho đi bệnh viện ngay do vậy ảnh hưởng nhiều đến kết quả hồi phục của bệnh nhân.
Kết luận: Cần tuyên truyền nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân và người chăm sóc bệnh đột quị não giúp cho họ nhận biết sớm và đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời là rất cần thiết, hạn chế đươc di chứng và gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Từ khóa: Kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân đột quị não.
1. Đặt vấn đề
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ đột quị não mới phát hiện trong một năm là 100-250/100.000 dân và tỷ lệ hiện mắc là từ 500-700/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong do đột quị não đứng thứ 3 trên thế giới sau các bệnh ung thư và tim mạch. Hàng năm ở Hoa Kỳ có khoảng 5 triệu trường hợp bị đột quị, phần lớn xảy ra sau 55 tuổi, tỷ lệ tử vong cao khoảng 30-40% trong tháng đầu tiên sau đột quị, 2/3 số người được cứu sống bị tàn tật. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Đăng [1], tỷ lệ mắc đột quị não là 115,92/100.000, tỷ lệ tử vong trung bình là 20,55/100.000 dân. Hiện nay đối tượng mắc căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa và có xu hướng tăng cao trong xã hội.
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngành y học đã đưa ra rất nhiều biện pháp điều trị và phục hồi chức năng ở bệnh nhân đột quị não. Các thuốc sử dụng điều trị đột quị có nhiều loại khác nhau, vì vậy việc lựa chọn sử dụng thuốc đem lại hiệu quả điều trị là vấn đề cần được quan tâm [2].
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là nơi đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị đột quị não từ các xã phường của tỉnh Thái Nguyên, ngoài ra còn một số vùng lân cận vào điều trị với mục tiêu cấp cứu và phục hồi chức năng cho bệnh nhân kịp thời, tuy nhiên do nhận thức của người dân về bệnh đột quị còn hạn chế do vậy nhiều trường hợp đưa đến viện đã muộn dẫn đến để lại nhiều di chứng nặng nề. Để góp phần dự phòng và chăm sóc bệnh nhân hiệu quả, hợp lý, an toàn hơn, chúng tôi tiến hành làm đề tài này nhằm khảo sát thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh đột quị não của bệnh nhân và người chăm sóc tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nhằm mục tiêu: Khảo sát thực trạng kiến thưc, thái độ, thực hành về đột quị của bệnh nhân và người chăm sóc tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
– Các bệnh nhân bị đột quỵ não điều trị nội trú tại Trung tâm Đột quị – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
– Người chăm sóc bệnh nhân đột quị não tại Trung tâm Đột quị – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
– Các bệnh nhân được chẩn đoán đột quị não theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp.
– Người chăm sóc bệnh nhân đột quị não tại cùng thời điểm
– Bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân đột quị có đủ năng lực hành vi, trả lời được câu hỏi của người phỏng vấn
* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 8 năm 2022.
* Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Đột quị – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
– Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang.
– Phương pháp: nghiên cứu mô tả.
– Cỡ mẫu: chọn mẫu thuận tiện.
– Các bước tiến hành.
Các bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân đột quị đến bệnh viện đều được phỏng vấn theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu
– Tuổi, giới.
– Nghề nghiệp.
– Kiến thức về bệnh đột quị não.
– Thái độ và thực hành khi xảy ra đột quị não.
– Một số yếu tố liên quan đến việc phát hiện, và xử trí đột quỵ não.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Theo phương pháp thống kê y học.
2.5. Đạo đức nghiên cứu
Bệnh nhân và người chăm sóc tự nguyện tham gia nghiên cứu, có quyền từ chối tham gia nghiên cứu. Các số liệu thu thập cho nghiên cứu chỉ sử dụng cho mục đích khoa học và các thông tin liên quan cá nhân sẽ được giữ bí mật.
3. Kết quả nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi |
Nam |
Nữ |
Tổng số |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
<40 |
2 |
2,0% |
1 |
1,0% |
3 |
3,0% |
40 – 49 |
4 |
4,0% |
1 |
1,0% |
5 |
5,0% |
50 – 59 |
20 |
20,0% |
5 |
5,0% |
25 |
25,0% |
60 – 79 |
32 |
32,0% |
28 |
28,0% |
60 |
60,% |
≥ 80 |
1 |
1,0% |
6 |
6,0% |
7 |
7,0% |
Tổng số |
59 |
59,0% |
41 |
41,0% |
100 |
100 |
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu ở nhóm tuổi trên 60 (chiếm tỷ lệ 67%), Nam giới chiếm tỷ lệ 59%.
Bảng 2. Tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn
Nội dung |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Tình trạng hôn nhân |
Độc thân |
2 |
2,0% |
Đã kết hôn |
93 |
93,0% |
Ly hôn/ly thân/góa |
7 |
7,0% |
Trình độ học vấn |
Không đi học |
0 |
0,0 |
Cấp 1 |
4 |
4,0% |
Cấp 2 |
55 |
55,0% |
Cấp 3 |
19 |
19,0% |
Trung học, cao đẳng |
9 |
9,0% |
Đại học, sau đại học |
13 |
13,0% |
Nhận xét: Số người đã kết hôn chiếm tỷ lệ 93 %, trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên chiếm tỷ lệ 96 %.
Bảng 3. Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Công chức, viên chức |
13 |
13,0% |
Buôn bán |
19 |
19,0% |
Nông dân |
17 |
17,0% |
Công nhân |
11 |
11,0% |
Hưu trí |
35 |
35,0% |
Nội trợ |
1 |
1,0% |
Thất nghiệp |
3 |
3,0% |
Sinh viên |
1 |
1,0% |
Tổng số |
100 |
100% |
Nhận xét: Nghề nghiệp trong nhóm nghiên cứu gặp ở nhiều lĩnh vực khác nhau
Bảng 4. Tiền sử mắc bệnh
Tiền sử mắc bệnh |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Tim mạch |
69 |
69,0% |
Tăng huyết áp |
3 |
3,0% |
Đái tháo đường |
22 |
22,0% |
Suy thận |
2 |
2,0% |
Nhận xét: Số bệnh nhân có tiền sử tim mạch chiếm tỷ lệ 69%, đái tháo đường là 22%.
Bảng 5. Tình trạng huyết áp của các đối tượng trong nhóm nghiên cứu
Huyết áp |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Thấp |
1 |
1,0% |
Bình thường |
25 |
25,0% |
Độ I |
59 |
59,0% |
Độ II |
13 |
13,0% |
Độ III |
2 |
2,0% |
Nhận xét: Số người có tăng huyết áp từ độ I trở lên chiếm tỷ lệ 74%
Bảng 6. Thực trạng kiến thức của bệnh nhân về bệnh đột quị
Nội dung |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Biết về bệnh đột quị não |
Có |
97 |
97,0% |
Không |
2 |
2,0% |
Không nhớ |
1 |
1,0% |
Biết nguồn thông tin về bệnh đột quị não |
Đài |
7 |
7,0 |
Ti vi |
56 |
56,0% |
Thông tin tuyên truyền |
18 |
18,0% |
Sách, báo |
16 |
16,0% |
Nhân viên y tế |
89 |
89,0% |
Bạn bè |
62 |
62,0% |
Biết lứa tuổi thường xảy ra đột quị |
Trẻ em |
0 |
0 |
Thanh niên |
34 |
34,0% |
Người cao tuổi |
96 |
96,0% |
Không biết |
4 |
4,0% |
Biết nguyên nhân gây ra đột quị não |
75 |
75,0% |
Nhận xét: Số người biết về bệnh đột quị não chiếm tỷ lệ 97%, các nguồn thông tin biết về bệnh đột quị não chủ yếu là qua nhân viên y tế chiếm tỷ lệ 89%. Biết lứa tuổi thường bị đột quị não là người cao tuổi chiếm tỷ lệ 96%.
Bảng 7. Thực trạng thái độ của đối tượng nghiên cứu về bệnh đột quị
Nội dung |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Bệnh đột quị não có thể dự phòng được |
92 |
92,0% |
Biết đột quị não có nguy hiểm |
100 |
100% |
Cần tư vấn, truyền thông về đột quị não |
100 |
100% |
Nhận xét: Thái độ của đối tượng nghiên cứu về bệnh đột quị có 92 % số người nhận định được bệnh đột quị não là nguy hiểm, có thể dự phòng được và rất cần được tư vấn truyền thông để nâng cao hiểu biết về bệnh đột quị.
Bảng 8. Thực trạng thực hành của đối tượng nghiên cứu về bệnh đột quị
Nội dung |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Khi bị đột quị não |
Đưa đi bệnh viện ngay |
97 |
97,0% |
Để ở nhà |
2 |
2,0% |
Không biết |
1 |
1,0% |
Khám sức khỏe hàng năm |
1 lần |
12 |
12,0% |
2 lân |
67 |
67,0% |
Không nhớ, không khám |
21 |
21,0% |
Thường xuyên hút thuốc lá |
20 |
20,0% |
Thường xuyên uống rượu bia |
21 |
21,0% |
Nhận xét: Hầu hết đối tượng nghiên cứu cho rằng khi xảy ra đột quị cần đưa đi bệnh viện ngay, tuy nhiên việc duy trì khám định kỳ cũng còn hạn chế, một số trường hợp vẫn còn thường xuyên uống rượu bia và hút thuốc lá.
Bảng 9. Chế độ ăn uống phòng chống tăng huyết áp
Chế độ ăn uống |
Số lần/tuần |
Trung bình
Ngày/tuần |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Ăn các loại hạt hoặc bơ thực vật |
12 |
47 |
36 |
0 |
2 |
1 |
0 |
2 |
1,46 |
Ăn trứng |
0 |
37 |
53 |
9 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1,75 |
Ăn dưa chua, quả hoặc các loại rau ngâm nước muối khác |
87 |
11 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
1,23 |
Uống sữa (trong 1 cốc/ly, với ngũ cốc, hoặc trà, ca cao, cà phê) |
12 |
29 |
44 |
14 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1,63 |
Ăn súp lơ, rau có lá xanh thẫm, khoai tây, bí đao, khoai lang |
0 |
2 |
0 |
1 |
1 |
10 |
24 |
62 |
6,37 |
Ăn táo, chuối, cam, dưa hấu, nho khô |
1 |
39 |
48 |
6 |
2 |
3 |
1 |
0 |
1,82 |
Ăn bánh mỳ, ngũ cốc, bột kiều mạch, cháo bột yến mạch |
15 |
77 |
7 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0,94 |
Nhận xét: Chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ phòng đột quị não chưa đảm bảo trong nhóm nghiên cứu
Bảng 10. Mối liên quan giữa tuổi, học vấn và nhận thức về bệnh đột quị
Đặc điểm |
Nhận thức |
p |
Đúng |
Chưa đúng |
Nhóm tuổi |
< 60 |
25 |
8 |
< 0,05 |
≥ 60 |
19 |
48 |
< 0,05 |
Trình độ học vấn |
Dưới cấp III |
24 |
35 |
< 0,05 |
Từ cấp III trở lên |
34 |
7 |
< 0,05 |
Nhận xét: Ở nhóm người dưới 60 tuổi nhận thức đúng về bệnh đột quị nhiều hơn so với nhóm tuổi trên 60, sự khác biệt có ý nghĩa với p <0,05.
4. Bàn luận
4.1. Kiến thức về đột quỵ của đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu, đa số các đối tượng có kiến thức về bệnh đột quị và các yếu tố liên quan đến đột quỵ (97%), trong khi các nghiên cứu trước đây tỷ lệ này chỉ ở mức từ 40-50% [3,4], đây cũng là một trong những yếu tố thuận lợi vì trình độ học vấn của nhóm nghiên cứu là khá cao, từ cấp III trở lên chiếm tỷ lệ 41%. Các nguồn thông tin biết về bệnh đột quị não chủ yếu là qua nhân viên y tế chiếm tỷ lệ 89% và biết được lứa tuổi thường bị đột quị não là ở người cao tuổi chiếm tỷ lệ 96%. Tuy nhiên, mặc dù có nhận biết về bệnh đột quị não nhưng nhiều người có kiến thức hiểu biết chưa đầy đủ về bệnh như là không xác định được các dấu hiệu khi xảy ra đột quị, do vậy việc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu đúng chưa kịp thời. Số người bị tăng huyết áp từ độ I trở lên là 74 %, nhưng tỷ lệ người được dùng thuốc kiểm soát huyết áp không cao và nhiều người không biết mình bị tăng huyết áp.
Hậu quả của đột quỵ não đã được bệnh nhân và người chăm sóc biết đến. Điều này có thể được lý giải vì đa số đối tượng trong nghiên cứu có kiến thức cơ bản về triệu chứng và dấu hiệu của đột quỵ não nên cũng biết về hậu quả của đột quỵ não.
So sánh với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tình năm 2014 tại bệnh viện Nhân Dân 115 cho thấy kiến thức về dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não, số người bệnh biết các triệu chứng đột quỵ não chỉ có 55,3% [4]. Cho đến thời điểm hiện tại kiến thức của người dân về bệnh đột quị nói chung đã được cải thiện hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đây.
4.2. Thái độ của đối tượng nghiên cứu với bệnh đột quị
Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ của đối tượng nghiên cứu nhận định về bệnh đột quị não là nguy hiểm (92%), và đều cho rằng bệnh có thể dự phòng được và rất cần được tư vấn truyền thông để nâng cao hiểu biết về bệnh đột quị. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tình tỷ lệ người bệnh có thái độ tốt về những thuận lợi khi phòng ngừa đột quỵ não chiếm 54,7% và thái độ tốt về những khó khăn khi thực hiện phòng ngừa đột quỵ não thứ phát chiếm 98% [4].
4.3. Thực hành về đột quỵ của đối tượng nghiên cứu
Hầu hết các đối tượng nghiên cứu cho rằng khi xảy ra đột quị cần đưa đi bệnh viện (100%) nhưng thời gian đưa đi bệnh viện lúc nào thì họ không biết mức độ cấp thiết cần xử trí, do vậy cách cấp cứu ban đầu tại nhà chưa phù hợp, còn nhiều trường hợp để bệnh nhân ở nhà trong thời gian dài, dẫn đến hết thời gian cửa số điều trị cho những bệnh nhân bị tắc mạch não. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy người chăm sóc và người bệnh bị đột quỵ não rất cần được cung cấp thông tin về bệnh và cách chăm sóc sức khỏe cho những người có yếu tố nguy cơ trong gia đình (100%). Người chăm sóc cho người bệnh đột quỵ não có nhu cầu hỗ trợ các kiến thức cần thiết về các tác động lâu dài của đột quỵ não và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Ngoài ra, việc cải thiện trong chăm sóc sức khỏe và chăm sóc thay thế cho người bệnh cũng được đề xuất. Người nhà mong muốn có các nhóm nhân viên y tế hỗ trợ họ trong việc chăm sóc sức khỏe người đột quỵ và có đường dây khẩn cấp, để tiếp nhận các cuộc gọi cần được hỗ trợ [6]. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thực hành chưa đúng đối với bệnh nhân đột quỵ là khá cao. Điều này có thể được giải thích do bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân mặc dù có biết về bệnh đột quị não nhưng hiểu chưa đúng về bệnh. Cho nên kỹ năng thực hành khi gặp người đột quỵ còn sử dụng các phương pháp dân gian, chưa đúng. Một số tác giả khi khảo sát những người chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân đột quỵ não cũng nhận được sự phản hồi rằng họ không được tư vấn và xem xét đầy đủ bởi các chuyên gia nên chưa thật sự biết cách chăm sóc cho người bệnh sau đột quị [4,5].
4.4. Mối liên quan giữa tuổi, trình độ học vấn và nhận thức của đối tượng nghiên cứu
Qua nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức về bệnh đột quỵ não và nhóm tuổi và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu: Những người có độ tuổi dưới 60 có kiến thức về bệnh đột quỵ não cao hơn so với nhóm người trên 60 tuổi. Người trẻ tuổi tiếp có khả năng tiếp cận thông tin về đột quị não trên các phương tiện thông tin đại chúng thuận lợi hơn so với những người lớn tuổi. Những người lao động trí óc như cán bộ viên chức và người hưu trí có kiến thức cao hơn so với người nông dân, nội trợ, kinh doanh tự do.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của các tác giả về kiến thức và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ ở những bệnh nhân đột quỵ và người thân của họ, kết quả cho thấy nhóm đối tượng có trình độ học vấn đại học có kiến thức về đột quỵ nhiều hơn 2,6 lần so với những nhóm học vấn khác và nhóm tuổi trẻ hơn có với kiến thức tốt hơn về các triệu chứng cảnh báo của đột quỵ [5].
Kết luận
Qua nghiên cứu cho thấy bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân đột quị có kiến thức hiểu biết và thái độ nhận thức về bệnh đột quị chiếm tỷ lệ khá cao, tuy nhiên việc thực hành xử trí cấp cứu ban đầu chưa được thực hiện đúng, do vậy cần được tiếp tục truyền thông và tư vấn nâng cao nhận thức về bệnh đột quị và các yếu tố nguy cơ cho người dân ngoài cộng đồng về cách xử trí ban đầu phù hợp để giảm thiểu các di chứng do bệnh gây ra.
SUMMARY
Objective: To survey the status of knowledge, attitude and practice about stroke of patients and caregivers at Thai Nguyen National Hospital.
Subjects: Patients and caregivers of stroke patients at Thai Nguyen National Hospital.
Methods: Cross-sectional study, descriptive.
Results: The study showed that the proportion of knowledge, attitudes of patients and caregivers of stroke patients accounted for a hight rate, after a stroke, most patients stay at home without Immediately going to the hospital, thus greatly affecting the patient’s recovery outcome.
Conclusion: It is necessary to propagate to improve the knowledge, attitude and practice of stroke patients and caregivers to help them recognize early and bring patients to the hospital in time and reduce burden on families and society.
Keywords: Knowledge, attitude, practice of stroke patients and caregivers.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Đăng (1997), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học Hà Nội
2. Nguyễn Văn Triệu (2005), Nghiên cứu thực trạng những người sau tai biến mạch máu não và các yếu tố liên quan đến phục hồi chức năng, tái hội nhập cộng đồng, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Dương Đình Chỉnh, Nguyễn Văn Hương (2011), “Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ não tại cộng đồng tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Y học thực hành, 763, 2-6.
4. Nguyễn Thị Thanh Tình, Lê Văn Tuấn, Norwood Susan (2014), “Kiến thức và thái độ của người bệnh trong phòng ngừa tai biến mạch máu não thứ phát”, Tạp chí nghiên cứu Y học TP. Hồ Chí Minh , 18 (2).
5. Andrzej Sloma, Lars G Backlund, Lars-Erik Strender, Ylva Skånér (2010) “Knowledge of stroke risk factors among primary care patients with previous stroke or TIA: a questionnaire study”. BMC family practice, 11 (1), 47.
6. Pedapati R, Bhatia R, Shakywar M, et, al (2021). Educating Caregivers to Reduce Complications and Improve Outcomes of Stroke Patients (ECCOS) – A Cluster-Randomized Trial. J Stroke Cerebrovasc Dis. 2021 Sep;30(9):105966., Epub 2021 Jul 13. PMID: 34271274.