Một số nhận xét về chứng sa sút trí tuệ ở Việt Nam

PGS.TS. Nguyễn Chương

Hội Thần kinh học Việt Nam

 

  I. KHÁI NIỆM CHUNG

Là tập chứng của Thần kinh lão khoa, và cũng là phân mục của Thần kinh thoái hoá. Là biểu hiện rối loạn tâm lý, rối loạn sự thích ứng trong đời sống hàng ngày và xã hội.

Rối loạn các chức năng cao cấp ở vỏ não ở nhiều mức độ, nhiều tầng khác nhau.

II. TRANG BỊ KIẾN THỨC

–  Ngay từ năm 1974, BS. Nguyễn Quốc Ánh Chủ nhiệm Khoa-Bộ môn Thần kinh đã có chương trình bồi dưỡng các chuyên đề về Thần kinh tinh vi cho các Bác sĩ lâu năm – Sa sút trí tuệ bệnh Alzheimer đã được BS. Ánh đề cập tới…  Cũng thời gian này, bác sỹ Ánh đã dành một số buổi để trình bày và nhận xét một số tét Thần kinh tâm lý.

–  Hội nghị khoa học củaViện Thần kinh học Hoa Kỳ tổ chức năm 1993 tại New York có hội thảo về Alzheimer.  Chúng tôi có cơ hội được tham gia và được lĩnh hội thêm về hình ảnh học não cùng là biểu hiện sinh hoá của loại bệnh này.

1

Hình 1. BS. Nguyễn Chương cùng với Đại biểu Canada tại khuôn viên hội nghị khoa học của AAN tại New York.

–  “Từ” ARICEPT đã được “biết” ở Việt Nam vào tháng 11 năm 1996

– Đặc biệt, tháng 11 năm 1997,  Lãnh đạo Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai đã phối hợp với Tổ chức nghiên cứu Bệnh Alzheimer Pháp, GS. Francois Boller tổ chức Hội thảo về Bệnh Alzheimer lần thứ nhất (hội trường Bệnh viện Bạch Mai ngày 29 tháng 11 năm 1997).

2

Hình 2.  Hội thảo về bệnh Alzheimer lần thứ 1 tại Bệnh viện Bạch Mai        

–  Các báo cáo tổng quan, các Hội thảo về chứng – bệnh này được triển khai ở cả 3 miền nhất là Hà Nội, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Sài Gòn và Cần Thơ.

III. CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Mở đầu, có nhiều buổi sinh hoạt khoa học ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, ở quân y là những buổi giới thiệu các ca lâm sàng về Sa sút trí tuệ khả nghi Alzheimer (ví dụ ca lâm sàng của Thạc sĩ Bạch Thanh Thủy).

Các đề tài nghiên cứu tập trung vào Sa sút trí tuệ mạch máu, Sa sút trí tuệ sau sang chấn sọ – với các luận án Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ…. tổ chức tại Khoa – Bộ môn Thần kinh, Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai, tại Khoa Thần kinh, Học viện Quân y và Viện nghiên cứu Y Dược Lâm sàng 108 và Đại học Y thành phố Hồ Chí Minh.

Tất cả đã đăng ở các Đặc san, các Kỷ yếu công trình, các Tập san và Tạp chí Thần kinh học Việt Nam.

IV. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ                                         1. Sa sút trí tuệ là một vấn đề lớn của Thần kinh học, Tâm thần học, của Lão khoa, Thăm dò chức năng và Phục hồi chức năng

1.2.  Khẩn trương Phân định Suy giảm nhận thức nhẹ ở người bình thường và người bệnh?   

Ở người cao tuổi,  thường từ 60 tuổi trở lên, có thoái hoá myelin, các cơ quan chức năng (tim, phổi, gan…, giác quan…) giảm hoạt động… “ mắt mờ, chân chậm, nghễng ngãng, dễ cảm xúc và  đặc biệt là Quên  – rối loạn trí nhớ với nhiều thể loại. Có thể quên do rối loạn quá trình ghi nhớ, do rối loạn quá trình lưu trữ hay do rối loạn quá trình hồi ức. Có thể gặp người cao tuổi hoặc người bệnh với hiện tượng “nói trước quên sau”, thậm chí “ăn rồi lại kêu là chưa ăn”… Có thể có mất định hướng về thời gian hay về không gian: người bệnh không phân biệt “nửa đêm tỉnh giấc đi tập thể dục vì kêu là đã sáng….có người bệnh quên không nhớ đường đi về nhà … Tuy nhiên, “người bệnh” lại rất nhớ chuyện xưa…

Có thể “người bệnh” thấy khó khăn theo dõi ghi nhớ những “việc” qua đài phát thanh, qua truyền hình.

Có thể người bệnh không nhớ những ngày kỷ niệm (sinh nhật của bản thân, ngày quốc khánh…).

Có thể trông thấy người thân nhưng “người bệnh” không nhận ra là ai

Có thể “người bệnh”  không biết cài khuy áo, quên sử dụng các động tác trong sinh hoạt hàng ngày, cũng như các động tác nghề nghiệp…

Các biểu hiện trên của suy giảm nhận thức nhẹ có thể là bình thường ở người cao tuổi, có thể trở thành bệnh lý với quên ngày càng nặng nề với những rối loạn cảm xúc (tình cảm thờ ơ, cơn hứng trầm cảm…), rối loạn ngôn ngữ (thất ngôn = mất ngôn), rối loạn thực vận (mất thực vận), rối loạn tri giác (mất tri giác) biểu hiện ở nhiều mức độ của Sa sút Trí tuệ.

Sa sút trí tuệ – tùy theo nguyên nhân có thể có tổn thương ở vùng trán, ở vùng thái dương, ở vùng bên dưới thùy thái dương.

3

Hình 3.  Sơ đồ Broadmann ở mặt ngoài và mặt trong của vỏ não.

Tùy vị trí tổn thương não, có trường hợp Sa sút trí tuệ lại có cơn lú lẫn, mất định hướng, rối loạn trương lực,… rối loạn tâm thần,… đặc biệt có trường hợp có Động kinh.

2. Dựa theo tiêu chí chẩn đoán Sa sút trí tuệ theo DSM 4…, DSM5

   2.1. Phân định các chứng sa sút trí tuệ

Có tới 70 chứng bệnh gây sa sút trí tuệ

+  Rối loạn chuyển hoá, rối loạn dinh dưỡng.

+  Ngộ đốc thuốc mạn tính – sử dụng thuốc an thần không đúng chỉ định, kéo dài và quá liều.

+  Sang chấn sọ, nhất là hiện nay sang chấn sọ trong tai nạn giao thông….

+  Nhiễm trùng do giang mai, bệnh AIDS.

+  Viêm não ở trẻ em và viêm não ở người lớn.

+  Đặc biệt các bệnh Thoái hoá ở não – nhất là các loại bệnh Alzheimer, Nhồi máu đa ổ.., Hỗn hợp bệnh Alzheimer và Nhồi máu đa ổ.

2.2.Về điều trị

Nan giải vì có khá nhiều lý thuyết về cơ chế, tác động thuốc…

Mặt khác, sử dụng thuốc còn hạn chế vì tính đa bệnh lý cũng như yếu chịu đựng ở người già.

2.3. Còn khá nhiều “lỗ hổng” trong lãnh vực đào tạo chuyên khoa

Chưa có nội dung chương trình đào tao sau và trên đại học cho  cả nước  vê Thần kinh tinh vi, về Thần kinh tâm lý lâm sàng

  2.4. Một số bác sĩ trẻ hiện nay – nhất là ở các phòng khám, bệnh viện tư nhân quá thiên về phương tiện Thăm dò chức năng

Không khám lâm sàng mà cho người bệnh “đi xi ti” cho người bệnh đi chụp cắt lớp vi tính sọ não.                           2.5. Chứng bệnh Sa Sút Trí Tuệ Alzheimer còn nhiều bí hiểm

Trường hợp Ronald Reagan – vị Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ với 2 nhiệm kỳ 1981 – 1989. Con trai ông ta là Ron Reagan đã cho hay là ngay nhiệm kỳ 1, Tổng thống đã có biểu hiện bệnh…

Hết nhiệm kỳ 2, biết bệnh của mình, Reagan đã than: “đi đến điểm đến Hoàng hôn cuộc đời” …. và tiếp tục chống đỡ với bệnh trong 10 năm… Ronald Reagan chết ở tuổi 92 do bị biến chứng viêm phổi nặng……

Nancy Reagan, phu nhân của Ronald Reagan đã thành lập Hội Tương trợ Bệnh Alzheimer để giúp đỡ người mắc bệnh này…

3. Hướng tới tương lai                                                                                           

 “Thế kỷ 21 là Thế kỷ của Tư duy”  (GS. Đặng Văn Chung…)

Thập kỷ của Não (Decade of the Brain – DOB) 1990-2000 của G. Bush đã qua với nhiều thành quả nghiên cứu về Não đã được công bố qua các sách báo, các hội nghị khoa học của Thần kinh học Hoa Kỳ…

Ngày 5 tháng 4 năm 2014, Tổng thống Hoa Kỳ B. Obama với Tuyên bố BRAIN Initiative tức là Brain Rearch through Advancing Innovative Neurotechnologies Initiative (Nghiên cứu Não hoàn chỉnh qua các Kỹ thuật thần kinh tiên tiến).

Từ đó, các Trung tâm nghiên cứu não, các Viện Thần kinh ở Hoa Kỳ đã tiếp tục hoặc khởi đâu nghiên cứu những vùng đặc biệt ở Não.

Nghiên cứu gen học và ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh Alzheimer…..

20/9/2014