ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ

Cao Phi Phong *, Trần Trung Thành **

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân ở tháng thứ 3 sau đột quỵ não theo thang đo tác động của đột quỵ (Stroke Impact Scale 2.0).Tìm mối liên hệ của các yếu tố ảnh hưởng  đến chất lượng sống của bệnh nhân sau đột quỵ.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả. Bệnh nhân đột quỵ lần đầu thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh. Bệnh nhân được hỏi bệnh sử và thăm khám thần kinh bằng cách sử dụng  NIHSS; BI; MMSE và GDRS. CLS-SK được đánh giá theo SIS 2.0 với 8 lĩnh vực Sức mạnh, trí nhớ và suy nghĩ, cảm xúc, giao tiếp, ADL/IADL, di chuyển, chức năng bàn tay và hoạt động xã hội.

Kết quả: Từ tháng 11/2011 đến tháng 1/2012, có 83 bệnh nhân bệnh nhân đột quỵ lần đầu điều trị tại khoa thần kinh bệnh viện Nguyễn Tri Phương. NMN là 64 (77,1%), XHN 19 (22,9) bệnh nhân. Độ tin cậy nội bộ của SIS đều vượt quá tiêu chuẩn 0.70. Ở tháng thứ 3 sau đột quỵ, 76(91,6%) có điểm số BI đầy đủ, 7(8,4%) bệnh nhân không độc lập (BI<15). 77(92,8%) có tình trạng nhận thức tốt; 6(7.2%) có khiếm khuyết nhận thức nhẹ. Có sự cải thiện đáng kể điểm số BI và MMSE. 26(31,3%) bệnh nhân có điểm số GDRS bằng hoặc hơn 6. Bệnh nhân đột quỵ có sự cải thiện đáng ghi nhận ở tất cả các lĩnh vực của SIS sau 3 tháng. Điểm số trung bình SIS thấp hơn (CLS-SK kém hơn) ở các nhóm khuyết tật nặng theo BI, khiếm khuyết thần kinh theo NIHSS, và trầm cảm.

Kết luận: Có sự cải thiện đáng ghi nhận về trạng thái chức năng và CLS-SK ở thời điểm tháng 3 sau đột quỵ. Nhưng có sự gia tăng tỉ lệ trầm cảm. CLS-SK bị ảnh hưởng bởi tuổi, mức độ khiếm khuyết theo NIHSS, BI. CLS-SK thấp đáng kể ở bệnh nhân trầm cảm, không hoặc ít tập vận động, và không trở lại làm việc hiệu quả.

Từ khóa: Sức khỏe liên quan chất lượng cuộc sống, đột quị.

EVALUATION OF QUALITY OF LIFE AFTER STROKE

Cao Phi Phong *,+ Tran Trung Thanh **

ABSTRACT

Objective: To assess health-related quality of life (HRQOL) in patients with cerebral stroke after 3 months by using Stroke Impact Scale 2.0, and assess factors associated with it.

Methods: Descriptive study. Patients who had a first-ever stroke were eligible for inclusion. The patients were subjected to thorough history taking and neurological examination using NIHSS; BI; MMSE and GDRS. HRQOL was assessed using the Stroke Impact Scale (SIS) 2.0 with 8 domains: strength, hand function, mobility, physical, ADL/IADL memory, communication, emotion, and participation.

Results: From November 2011 to January 2012, there were 83 patients with a first-ever stroke admitted to the neurology department of Nguyen Tri Phuong Hospital. Cerebral ischemic stroke was detected in 64 (77.1%) patients, and cerebral hemorrhage in 19(22.9%) patients. The internal reliability of SIS was all exceeding the 0.70 standard. At 3 months, 76 (91.6%) subjects had full BI scores of 20; 7 (8.4%) were dependent (BI <15). 77 (92.8%) Subjects had best cognitive performance; 6 (7.2%) had mild cognitive impairment. There was a significant improvement in BI and MMSE. 26(31.3%) of 83 subjects had GDRS scores of 6 or over. Stroke patients were changing significantly in all dimensions of SIS after 3 months. The mean total score of the SIS was lower (indicating poorer quality of life) in groups with severe disability measured by BI, severe impairment measured by NIHSS, and clinically significant depression.

Conclusion:

There was a significant improvement in basic functional status and quality of life at 3 months after stroke. But there was a significant increase in prevalence of depression. HRQOL was significantly influenced by age, the degree of impairments in NIHSS, BI. HRQOL was significantly lower in patients with depression than those without depression, No or minimal physical exercise and without returning  to gainful employment.

Keywords: Health related quality of life, Stroke.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đột quỵ là một vấn đề lớn của y học và ngày càng được quan tâm rộng rãi ở các nước đã và đang phát triển. Đột quỵ để lại nhiều di chứng và tàn phế. Trong chiến lược điều trịtòan diện, việc cải thiện chất lượng sống ở những  bệnh nhân sống sót sau đột quỵ được nhìn nhận là hết sức cần thiết, như là một phần không thể thiếu của cơng việc điều trị. Từ đó, các nghiên cứu về sự liên quan của các yếu tố có tính quyết định đến chất lượng sống của những bệnh nhân sống sót sau đột quỵ càng được chú ý nhiều hơn. Hiện tại ở Việt Nam, đã có một vài nghiên cứu đánh giá một số khía cạnh của bệnh nhân soáng soùt sau đột quỵ, nhöng chưa có nhiều nghiên cứu CLS-SK của beänh nhaân sau đột quỵ  một cách tổng quát.

Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân ở tháng thứ 3 sau đột quỵ theo Stroke Impact Scale 2.0.

Tìm mối liên hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân sau đột quỵ.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân bị đột quỵ lần đầu tiên được điều trị noäi truù tại khoa nội thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 1 năm 2012.

Tiêu chuẩn chọn bệnh:

– Bệnh nhân đột quỵ lần đầu tiên được chẩn đoán lâm sàng theo định nghĩa của WHO và phân loại bệnh học (NMN hoặc XHN) dựa vào CCLVT và CHT sọ não.

– Bệnh nhân độc lập trong các hoạt động sống hằng ngày trước khi bị đột quỵ.

Tiêu chuẩn loại trừ:

Bệnh nhân sẽ bị loại khỏi nghiên cứu khi có một trong các tiêu chuẩn sau:

– Xuất huyết dưới nhện.

– Tình trạng bệnh kết hợp đáng kể có khả năng ảnh hưởng đồng thời đến CLS-SK (chẳng hạn như suy tim độ III hoặc IV, bệnh nhân chạy thân nhân tạo, thẩm  phân phúc mạc, bệnh lý thần kinh cơ mạn tính ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động chức năng, bệnh tâm thần hoặc sa sút trí tuệ…).

– Bệnh nhân bị mất ngôn ngữ, bệnh nhân bị sa st trí tuệ nặng ảnh hưởng đến kết quả của câu hỏi phỏng vấn ở thời điểm 3 tháng sau đột quỵ.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả.

Dân số chọn mẫu:Chọn mẫu không xác xuất, tất cả những bệnh nhân bị đột quỵ lần đầu tiên  nhập viện tại Khoa Nội thần kinh bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hồ Chí Minh.

Cỡ mẫu:

Error! Objects cannot be created from editing field codes.

trong đó:

n: cỡ mẫu

Z0,975 = trị số từ phân phối chuẩn= 1,96

p : độ lệch chuẩn ( p= 23,2%)

d : độ chính xác mong muốn ( d= 5%)

n= 82,708, do đó n= 83 bệnh nhân

Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập qua:

-Khai thác bệnh sử

-Khám lâm sàng lần đầu sau đột quỵ hoàn toàn, lần thứ hai sau 1tháng kể từ lúc khởi phát và lần thứ ba sau 3 tháng kể từ lúc khởi phát.

-Cận lâm sàng dựa vào CCLVT hoặc CHT sọ não.

Xử lý và phân tích số liệu

-Số liệu được mã hóa, xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 11.5.

-Độ tin cậy của SIS được tính theo hệ số tin cậy hằng định nội bộ Cronbach α (Cronbach’s α internal consistency reliability Coefficients). Theo đề xuất của Nunnally [56]:

+ Cronbach α ≥ 0,70: Được cho là chấp nhận được

+ Cronbach α > 0,8: Tốt

+ Cronbach α > 0,9: Rất tốt

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

Biến Số lượng(n=83) Tỉ lệ %
Tuổi Trung bình ±SD 61,6± 9,9
 

Phạm vi

40-79
Giới Nam 42 50,6
Nữ 41 49,4
Dân tộc Kinh 71 85,5
Hoa 12 14,5
Tình trạng hôn nhân Có vợ/chồng 59 71
Độc thân 24 29
Trình độ học vấn Mù chữ 7 8,4
Cấp 1-2 51 61,4
Cấp 3 16 19,3
ĐH- Trên ĐH 9 10,9
Tình trạng nghề nghiệp Nghỉ hưu, già 49 59
Đang làm việc 34 41
Tay thuận Phải 71 85
Trái 12 15
Tham gia HĐXH 26 31,3
Không 57 68,7
Thói quen SH:

Tập TD,VĐ

Thường xuyên 20 24,1
Ít 42 50,6
Không 21 25,3
Hút thuốc lá Nghiện 13 15,7
Không 70 84,3
Rượu Nghiện 5 6
Không 78 94
MMSE ≤ 18 0 0
19-25 19 22,9
26-30 64 77,1
NIHSS 0-5 27 32,5
6-13 40 48,2
14-42 16 19,3
BI 0-7 3 3,6
8-14 12 14,5
15-20 68 81,9
Bên tổn thương Phải 35 42,2
Trái 48 57,8
Loại tổn thương NMN 64 77,1
XHN 19 22,9

 

KHẢO SÁT TẦN SUẤT CÁC BIẾN CHỨNG VÀ DI CHỨNG

Thời điểm 3 tháng sau xuất viện

Biến   Số lượng (n=83) Tỉ lệ %
MMSE ≤ 18 0 0
19-25 6 7,2
26-30 92,8 92,8
BI 0-7 0 0
8-14 7 8,4
15-20 76 91,6
GDRS 0-5 57 68,7
6-15 26 31,3

Tình trạng nhận thức

 trạng nhận thức

MMSE thời điểm nhập viện

MMSE tháng thứ 3

Tình trạng suy giảm nhận thức được cải thiện ở thời điểm 3 tháng sau đột quỵ.

Tình trạng khuyết tật

BI ở thời điểm nhập viện

BI tháng thứ 3

Tình trạng khuyết tật được cải thiện ở thời điểm 3 tháng sau đột quỵ.

Trầm cảm sau đột quỵ

Tần suất trầm cảm sau đột quỵ là 31,3%, so với một số nghiên cứu khác như sau:

Tác giả Thang đánh giá Thời điểm Tỉ lệ%
Chúng tôi GDRS 3 tháng 31,3
Bảo Hùng Beck & Hamilton 7 ngày 35,16
Nguyễn Tấn Dũng CES-D 3 tháng 16
Timothy K GDRS 3 tháng 36
Jönsson AC GDRS 4 tháng 41

.ĐÁNH GIÁ CLS-SK Ở THÁNG THỨ 3 THEO SIS 2.0

Hệ số Cronbach’s alpha (Internal Consistency Reliability Coefficients Cronbach’s alpha)

Lĩnh vực Số mục Trung bình±SD Hệ số hằng định nội bộ
Sức mạnh 4 16,82 ± 3,09 0,92
Trí nhớ và suy nghĩ 8 33,14 ± 6,68 0,97
Cảm xúc 9 38,24 ± 5,14 0,9
Giao tiếp 7 31,19 ± 4,31 0,94
ADL/IADL 12 50,95 ± 8,57 0,96
Di chuyển 10 43,12 ± 7,53 0,97
Chức năng bàn tay 5 22,57 ± 3,46 0,96
Hoạt động xã hội 9 38,9 ± 6,36 0,95
Lĩnh vực thể chất (kết hợp 1,5,6,7) 31 33,39±5,33  
Điểm trung bình 64 34,27±4,87  

Như vậy hệ số Hệ số Cronbach’s alpha của tất cả các lĩnh vực đều vượt ngưỡng 0,70.

Tương quan SIS giữa hai thời điểm (1 tháng với 3 tháng sau đột quỵ)

SIS 1 tháng 3 tháng p
Sức mạnh 13,42 ± 2,99 16,82 ± 3,09 <0,001
Trí nhớ và suy nghĩ 28,54 ± 8,85 33,14 ± 668 <0,001
Cảm xúc 34,12 ± 7,36 38,24 ± 5,14 <0,001
Giao tiếp 27,48 ± 6,82 31,19 ± 4,31 <0,001
ADL/IADL 43,29 ± 11,95 50,95 ± 8,57 <0,001
Di chuyển 36,78 ± 10,35 43,12 ± 7,53 <0,001
Chức năng bàn tay 19,77 ± 4,90 22,57 ± 3,46 <0,001
Hoạt động xã hội 34,45 ± 7,58 38,9 ± 6,36 <0,001
Lĩnh vực thể chất (kết hợp 1, 5, 6, 7) 28,36 ± 7,26 33,39 ± 5,33 <0,001
Điểm trung bình 29,59 ± 6,89 34,27 ± 4,87 <0,001

Phép kiểm T test bắt cặp

Qua bảng trên ta thấy , có sự tương quan SIS ở thời điểm 1-3 tháng, gợi ý rằng, sự cải thiện CLS-SK ở thời điểm 3 tháng sau đột quỵ.

KHẢO SÁT TƯƠNG QUAN CỦA SIS VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM

  Stroke Impact Scale
Các đặc điểm khảo sát Trung bình±SD GGiá trị P ± SD
Tuồi   34,38± 4,86 < 0,001
Giới  Nam

 

34,73± 4,55 0,517
Nữ 34,03± 5,2
Tình trạng hôn nhân

 

Độc thân

 

31,85± 5,07 0,002
Có vợ/chồng 35,41± 4,42
Bên tổn thương

 

Phải

 

34,89± 4,74 0,422
Trái 34,01± 4,01
Loại tổn thương

 

NMN

 

34,46± 5,07 0,781
XHN 34,11± 4,21
NIHSS Nhẹ(<5)

 

38,68± 1,66 < 0,001
Trung bình(6-13) 33,9± 3,82

 

Nặng(≥ 14) 28,36± 3,77
BI Nhẹ(< 8)

 

27,58± 7,06 < 0,001
Trung bình(8-14) 29,24± 3,94
Nặng(≥ 15) 35,59± 4,08
Trầm cảm sau ĐQ

 

 

31,77± 4,37 < 0,001
không 35,62± 4,37
Phục hồi chức năng Thời gian tập vận động/ngày 34,38± 5,18 0,012
Trở lại làm việc

 

 

38,12± 2,66 < 0,001
Không 32,58± 4,67

Khảo sát tương quan của SIS với tuổi

Có sự tương quan của SIS với tuổi, gợi ý rằng, CLS-SK thấp ở bệnh nhân lớn tuổi.

Khảo sát tương quan của SIS với tình trạng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân có tương quan với điểm số trung bình SIS, cho thấy, CLS-SK thấp ở bệnh nhân độc thân.

Khảo sát tương quan của SIS với NIHSS, BI

Điểm số BI và NIHSS tương quan với điểm số trung bình SIS, gợi ý rằng, ảnh hưởng tiu cực của tình trạng khuyết tật về thể chất và các khiếm khuyết thần kinh như được phản nh bởi BI và NIHSS ở thời điểm nhập viện có tính chất quyết định đến CLS-SK của bệnh nhn sau đột quỵ.

Khảo sát tương quan của SIS với trầm cảm sau đột quỵ

Có sự tương quan của SIS với trầm cảm sau đột quỵ, cho thấy CLS-SK thấp ở bệnh nhân trầm cảm sau đột quỵ.

Khảo sát tương quan của SIS với phục hồi chức năng

Thời lượng tập vận động trong một ngày có tương quan với điểm số trung bình SIS, gợi ý rằng, CLS-SK cải thiện ở bệnh nhân được phục hồi chức năng tốt.

Khảo sát tương quan của SIS với trở lại công việc

Số người trở lại với công việc trước đây là 13 bệnh nhân (38,2%). Trở lại công việc có tương quan với số điểm trung bình của SIS, gợi ý rằng, CLS-SK cải thiện ở bệnh nhân được trở lại làm việc.

KẾT LUẬN

Khảo sát tần suất các biến chứng và di chứng sau đột quỵ:

Tình trạng suy giảm nhận thức

– Bệnh nhân có tình trạng suy giảm nhận thức sau đột quỵ được đánh giá theo MMSE.

– Tình trạng suy giảm nhận thức được cải thiện sau 3 tháng.

Tình trạng khuyết tật

– Bệnh nhân có tình trạng khuyết tật được đánh giá theo BI và được cải thiện ở thời điểm 3 tháng sau đột quỵ.

Trầm cảm sau đột quỵ

– Tỉ lệ trầm cảm sau đột quỵ là 31,3% được đánh giá theo GDRS.

Đánh giá CLS-SK theo SIS 2.0:

– Có sự cải thiện đáng kể CLS-SK ở thời điểm tháng thứ 3 sau đột quỵ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến CLS-SK:

– Tuổi càng cao thì CLS-SK càng thấp.

– CLS-SK kém ở những bệnh nhn có nhiều khiếm khuyết thần kinh được đánh giá theo NIHSS và tình trạng khuyết tật được đánh giá theo BI.

– CLS-SK kém ở những bệnh nhân có trầm cảm sau đột quỵ.

– Những bệnh nhân không tập vận động, phục hồi chức năng, những bệnh nhân không trở lại làm việc một cách có hieäu quả được ghi nhận có CLS-SK kém.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Amr Kamel,et al (2010). Health Related Quality of Life in Stroke Survivors Measured by the Stroke Impact Scale.Department of Neurology, Zagazig University, Egypt.Egypt J Neurol Psychiat Neurosurg; 47(2): pp. 267-274)
  2. Bảo Hùng (2005), khảo sát tần suất trầm cảm sau đột quỵ bằng thang điểm Hamilton và thang điểm Beck, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Duncan PW, Wallace D, Lai SM, Johnson D,Embretson S, Laster LJ(1999). The stroke impact scale version 2.0, evaluation of reliability, validity, and sensitivity to change. Stroke.30: pp.2131-40.
  4. Haacke C, Althaus A, Spottke A, Siebert U, Back T,Dodel R(2006). Long-term outcome after stroke: evaluating health-related quality of life using utility measurements, Stroke37: pp.193-8.
  5. Jonsson A C, et al (2002). Determinants of quality of life instroke survivors and their informal caregivers. Stroke36 : pp.803-808.
  6. Haacke C, Althaus A, Spottke A, Siebert U, Back T,Dodel R(2006). Long-term outcome after stroke:evaluating health-related quality of life using utility measurements,Stroke37: pp.193-8.
  7. Kong K H,Yang S Y(2006);Health related quality of life among chronic stroke survivors attending a rehabilitation clinic. Singapore Med J 47(3):pp.213-218.
  8. Kwok T, Lo R, Woo J, Ray R, Leung KF(2007). Quality oflife and handicap of stroke survivors in Hong Kong.Hong Kong Med J; 13 (Suppl 2): S23-7.
  9. Marja-Liisa Kauhanen(2000),Quality of life after stroke: Clinical, functional, psychosocial and cognitive correlates. Finland Stroke 30: pp.1875-80.
  10. Nguyễn Tấn Dũng và cs (2010), Nghiên cứu mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe và trầm cảm sau tai biến mạch máu não, thông tin khoa học khoa y dược Đại học Đà Nẵng.
  11. Nunnally JC (1978). Psychometric theory, 2nd ed. New York: McGrew-Hill;
  12. Vũ Anh Nhị và cs(2006); Tai biến mạch máu não. Tp Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia.Tr 245-267.

 

*TS Bộ môn Thần Kinh ĐHYD TP.HCM

**BS. BV Nguyễn Tri Phương, thanhtrandr@gmail.com , ĐT: 0913 71 67 67