Khảo sát một số yếu tố nguy cơ liên quan đến co giật do sốt ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản – Nhi Bắc Giang

Khảo sát một số yếu tố nguy cơ liên quan đến co giật do sốt ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản – Nhi Bắc Giang

Thân Thị Uyên*, Trần Văn Tuấn** Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang*
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố nguy cơ liên quan đến co giật do sốt ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Sản – Nhi Bắc Giang.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 169 bệnh nhân tuổi từ 1 tháng đến 5 tuổi vào viện và được chẩn đoán là co giật do sốt tại Khoa Nhi tổng hợp Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2018.
Kết quả: co giật do sốt thường xảy ra ở trẻ từ 12- 24 tháng, tỷ lệ nam/nữ là: 2,13/1. Thân nhiệt của bệnh nhân sốt gây co giật trên 39 độ là 66,9%, sốt gây co giật xảy ra trong 24 giờ đầu. Không thấy có mối liên quan giữa tiền sử sản khoa và co giật do sốt. Nguyên nhân gây co giật do sốt thường do bệnh lý hô hấp (96,4%). Tình trạng ngạt lúc sinh, đẻ non và tiền sử co giật do sốt ở họ hàng gần là những yếu tố nguy cơ gây co giật do sốt.
Từ khóa: co giật, sốt.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Co giật do sốt (CGDS) là tình trạng cấp cứu khá phổ biến ở trẻ em, chiếm đến 2/3 số trẻ bị co giật triệu chứng trong các bệnh được xác định nguyên nhân. Co giật do sốt theo định nghĩa của liên hội chống động kinh thế giới: “Co giật do sốt là co giật xảy ra ở trẻ em sau 1 tháng tuổi, liên quan với bệnh gây sốt, không phải bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, không có co giật ở thời kỳ sơ sinh, không có cơn giật xảy ra trước không có sốt”. Co giật do sốt có thể xảy ra ở trẻ có tổn thương não trước đó.
Nguyên nhân gây sốt chủ yếu là do nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm trùng đường tiêu hóa. Ngày nay nhiều tác giả đã đề cập đến nhiễm vius herpes 6 ở người. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, gen gây bệnh được tìm thấy ở nhiễm sắc thể 19p, 8q 13- 21, kiểu di truyền trội ở một số gia đình. Yếu tố nguy cơ của co giật do sốt cũng được nhiều tác giả nghiên cứu, Chao-Ching Huang và cộng sự [8] thấy co giật do sốt thường xảy ra ở trẻ có nhiều đợt sốt trong năm, thường trên 4 đợt/ năm, trẻ có chậm phát triển tâm thần vận động, tiền sử anh chị em ruột bị co giật do sốt. Một số yếu tố về môi trường, địa lý, xã hội và sinh học ….Co giật do sốt có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như: tiền sử co giật của gia đình tiền sử sản khoa tiền sử phát triển tâm thần vận động và một số yếu tố làm dễ xuất hiện cơn co giật do sốt: tuổi, cơn sốt, căn nguyên của sốt [6].
Ở Việt Nam nói chung số trẻ bị co giật do sốt gặp khoảng 3% số trẻ dưới 5 tuổi. Theo tác giả Lê Thanh Hải và cộng sự (1990) nghiên cứu về tình hình bệnh tật trong 7 năm (1984-1990) tại Bệnh viện Nhi Trung ương đưa ra tỉ lệ co giật do sốt ở trẻ dưới 7 tuổi là 2,12% [3]. Lê Thiện Thuyết (2003) có 3,16% trẻ <15 tuổi bị co giật do sốt [8]. Nguyễn Thị Thu (2013) nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của co giật do sốt tỷ lệ co giật do sốt xảy ra chủ yếu dưới 24 tháng chiếm 78,5% [5]. Hàng năm tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang số bệnh nhân bị co giật do sốt đến khám và điều trị chiếm tỷ lệ khá cao. Do vậy, với mục đích làm rõ hơn về một số yếu tố nguy cơ liên quan đến co giật do sốt ở trẻ em đồng thời góp phần vào việc tiên lượng, điều trị, phòng bệnh của co giật do sốt. Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu “Phân tích một số yếu tố nguy cơ liên quan đến co giật do sốt ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Sản -Nhi Bắc Giang”.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiêu cứu
Gồm 169 bệnh nhân tuổi từ 1 tháng đến 5 tuổi vào viện và được chẩn đoán là co giật do sốt tại Khoa Nhi tổng hợp Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2018.
Tiêu chuẩn chọn nhóm bệnh
Dựa vào định nghĩa co giật do sốt do Viện nghiên cứu quốc gia về sức khỏe Hoa Kỳ và Hiệp hội chống động kinh quốc tế đã đưa ra năm 1980.
– Tuổi từ 1 tháng đến 5 tuổi.
– Bệnh nhân có sốt nhưng không do nhiễm khuẩn thần kinh.
– Cơn co giật xảy ra khi có sốt, biểu hiện bằng cơn trương lực hoặc cơn rung giật hoặc cả hai.
– Loại trừ những bệnh nhân trước đó có co giật không kèm theo sốt.
– Loại trừ co giật sau tiêm vaccin, do độc tố.
– Loại trừ co giật do rối loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải, hạ đường huyết, ngộ độc, các thương tổn não bệnh não cao huyết áp, hội chứng não cấp, co giật có sốt nhưng được chẩn đoán là động kinh (ĐK) dựa vào diễn biến lâm sàng và các xét nghiệm đặc hiệu khi cần thiết.
Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng
– Tuổi từ 1 tháng đến 5 tuổi vào điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang từ tháng 4/2017 đến tháng 3 năm 2018.
– Hiện tại có sốt nhưng không có cơn co giật.
– Tiền sử chưa bị co giật.
– Loại trừ sốt do các bệnh nhiễm trùng thần kinh.
Tiêu chuẩn loại trừ
– Bệnh nhân co giật do sốt có bằng chứng nhiễm trùng nội sọ hoặc có nguyên nhân xác định đối với co giật.
– Bệnh nhân có cơn co giật không do sốt trước đó.
– Gia đình không hợp tác để cung cấp đủ thông tin nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế
Nghiên cứu bệnh chứng.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả, phân tích.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Tính theo công thức:

 Screenshot (64)

Chọn Z1- α/2 =1,96
p1: Tỷ lệ các cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ được ước lượng cho nhóm bệnh.
p0: Tỷ lệ các cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ được ước lượng cho nhóm chứng. Theo Nguyễn Đình Thoại p= 0,2.
OR= 2,6 vậy p1 = 0,4; ε: Mức độ chính xác mong đợi =0.4. Thay vào công thức ta có nhóm bệnh n= 138. Nhóm chứng n = 276.
Trên thực tế nhóm bệnh lựa chọn được 169, nhóm chứng chọn được 284 như vậy đảm bảo được độ tin cậy của mẫu nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu
– Các bệnh nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nghiên cứu được ấn định sẽ thu thập.
– Thống nhất hỏi bệnh, khai thác tiền sử mẹ, con và gia đình, bệnh nhân được khám toàn diện và khám thần kinh.
– Ghi đầy đủ các thông tin nghiên cứu về yếu tố nguy cơ, lâm sàng theo bệnh án thống nhất.
Các bước tiến hành
Hỏi bệnh
Hỏi trực tiếp từ bố, mẹ, người nhà hoặc chứng kiến được cơn co giật.
– Hỏi họ tên, tuổi, địa chỉ.
– Bệnh sử: Hỏi thời gian bắt đầu bị sốt, tính chất sốt, các đặc điểm đợt sốt, các đặc điểm co giật, số cơn co giật, bị bệnh về đường hô hấp hay tiêu hóa … Đối với trẻ bị CGDS tái phát đều được hỏi về lần co giật do sốt đầu tiên với các mục như trên.
Thăm khám lâm sàng
– Đánh giá các dấu hiệu tâm thần, thần kinh.
– Khám lâm sàng để tìm nguyên nhân gây sốt
Điện não đồ
Thực hiện tại phòng ghi điện não của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. dùng máy Neurofaxx, 14 bút ghi, tần số điện 35 Hz, tốc độ 15 mm/s, thời gian ghi 45 giây đến 1 phút cho 1 chuyển đạo. Thời điểm ghi ĐNĐ: Ngoài cơn co giật, trong vòng 48 giờ sau co giật; sau đó được kiểm tra lại sau 1 tháng và 3 tháng để so sánh phân tích bản điện não đồ. Khi ghi ĐNĐ, với trẻ nhỏ thì để ngủ tự nhiên, nếu không ngủ được thì gây ngủ bằng Aminazin 1mg/kg hoặc Phenergan 1mg/kg. Đối với trẻ lớn, ghi ở trạng thái thức.
– ĐNĐ bệnh lý
+ Hoạt động kịch phát của sóng ĐK không điển hình bao gồm kịch phát của delta, theta đồng bộ.
+ Hoạt động kịch phát của sóng ĐK điển hình bao gồm sóng nhọn, đa nhọn, nhọn – sóng, đa nhọn – sóng… đồng bộ, lan tỏa hai bán cầu hoặc khu trú.
– ĐNĐ bình thường: Hoạt động sóng cơ bản phù hợp với tuổi, tình trạng thức, ngủ, không có hoạt động kịch phát.
Các xét nghiệm khác
Công thức máu, điện giải đồ, canxi máu và khi cần thiết sẽ tiến hành chụp X quang, xét nghiệm dịch não tủy (tế bào, sinh hóa, nuôi cấy), xét nghiệm nước tiểu (tế bào, sinh hóa, cấy)… được làm tại các khoa huyết học, sinh hóa, vi sinh, Xquang của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Các kết quả được đánh giá theo hằng số chuẩn.
Khám và theo dõi định kỳ
Các bệnh nhi khi ra viện được kê đơn điều trị dự phòng lúc có sốt với biện pháp hạ sốt và dự phòng co giật. Tái khám sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và đến ngày 30/3/2018. Theo dõi về các đợt sốt, tái phát cơn CGDS và kết quả điều trị dự phòng.
Các chỉ tiêu nghiên cứu
– Đặc điểm về tuổi, giới.
– Tình trạng thân nhiệt khi có cơn co giật.
– Các bệnh lý gây sốt.
– Điện não đồ.
– Yếu tố môi trường và địa dư.
– Trình độ văn hóa của bố mẹ.
– Tiền sử của trẻ, tiền sử của bố mẹ, họ hàng gần.
Xử lý số liệu
Theo phương pháp thống kê Y học.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành sẽ mang lại những lợi ích cho cả bệnh nhân và người chăm sóc. Nghiên cứu không dùng kỹ thuật xâm nhập hoặc xét nghiệm gây hại tới sức khỏe của bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho tư vấn, dự phòng và điều trị tốt hơn. Trước khi tiến hành nghiên cứu đều có sự đồng ý của gia đình người bệnh. Nghiên cứu được thông qua hội đồng đạo đức của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và được Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang chấp nhận. Các thông tin của bệnh nhân và người nhà được bảo đảm giữ bí mật.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Phân bố trẻ co giật do sốt theo tuổi và giới

                       Tuổi           Giới             Nam Nữ p
SL % SL %
< 6 tháng 1 0,8 1 1,8  

 

     < 0,05

6 – < 12 tháng 16 13,9 12 22,2
12 – < 24 tháng 35 30,4 23 42,5
24 – < 36 tháng 26 22,6 10 18,5
36 – < 48 tháng 21 18,2 10 18,5
48 – 60 tháng 16 13,9 4 7,4
Tổng số 115 100 54 100
p < 0,05

Nhận xét: Lứa tuổi bị co giật do sốt gặp nhiều từ 12-24 tháng chiếm tỷ lệ cao. Sự khác biệt so với các nhóm tuổi khác có ý nghĩa với p <0,05. Tỉ lệ trẻ nam cao hơn nữ: 115/54=2,13/1. Sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ (p<0,05).

 

Bảng 3.2. Tình trạng thân nhiệt của trẻ lúc xuất hiện cơn co giật

Thân nhiệt n Tỷ lệ % p
37,5 – < 38,5 0 C (1) 22 13,0 1,2 > 0,05

p 1,3 < 0,05

p 2,3 < 0,05

38,5 – < 39 0 C   (2) 34 20,1
           ≥39 0 C     (3) 113 66,9
Tổng số 169 100

Nhận xét: Cơn co giật xuất hiện nhiều khi thân nhiệt trẻ ở mức ≥ 39 độ chiếm tỷ lệ 66,9 %. Dưới 39 độ chiếm 33,1% (p < 0,05).

Bảng 3.3. Mối liên quan giữa tiền sử CGDS và tình trạng co giật do sốt

                     Nhóm

 

Tiền sử

Nhóm bệnh

(169)

Nhóm chứng

(284)

 

p

SL % SL %
CGDS 68 40,2 0 0  

       < 0,05

Động kinh 0 0 0 0
Bình thường 101 59,8 284 100
Tổng số 169 100 284 100

Nhận xét: có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ có tiền sử CGDS giữa nhóm CGDS và nhóm sốt nhưng không co giật với p <0,05

 

Bảng 3.4. Mối liên quan giữa tiền sử sản khoa và cơn co giật do sốt

                      Nhóm

 

Tiền sử SK

Nhóm bệnh

(169)

Nhóm chứng

(284)

p
n % n %
Sinh non 8 4,7 3 1,1 > 0,05
Can thiệp 0 0,0 1 0,4 > 0,05
Ngạt chu sinh 1 0,6 1 0.4 > 0,05
Thai già tháng 0 0,0 0 0,0 > 0,05
Cân nặng < 2,5kg 7 4,1 6 2,1 > 0,05

Nhận xét:Không có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ có tiền sử sản khoa giữa 2 nhóm CGDS và sốt không co giật (p > 0,05).

 

Bảng 3.5. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ với co giật do sốt

                                   Nhóm

 

Trình độ

Nhóm bệnh

(169)

Nhóm chứng

(284)

 

p

n % n %
Trình độ học vấn của bố Tiểu học 1 0,6 1 0,4  

 

> 0,05

THCS 47 27,8 66 23,2
THPT 97 57,4 162 57,0
TC,ĐH 24 14,2 55 19,4
Trình độ học vấn của mẹ Tiểu học 1 0,6 0 0,0  

> 0,05

THCS 43 25,4 58 20,4
THPT 97 57,4 154 54,2
TC,ĐH 28 16,6 72 25,4

Nhận xét: Trình độ học vấn của bố, mẹ trẻ CGDS và sốt không co giật chủ yếu là phổ thông trung học (lớp 10-12), chiếm lần lượt là 57,4% và 52,4%. Không có sự khác biệt về trình độ học vấn của bố mẹ trẻ giữa 2 nhóm CGDS và sốt không co giật với p > 0,05

 

Bảng 3.6. Mối liên quan giữa bệnh lý mắc kèm và CGDS

                                  Nhóm

 

Bệnh mắc kèm

Nhóm bệnh

(169)

Nhóm chứng

(284)

p
n % n %
Hô hấp                         (1) 163 96,4 253 89,1  

p 1,2 < 0,05

Tiêu hóa                         (2) 6 3,6 10 3,5
Cơ quan khác                 (3) 0 0 21 7,4
Tổng số 169 100 284 100
p > 0,05  

Nhận xét: Nguyên nhân gây sốt giữa nhóm bệnh và nhóm chứng chủ yếu là bệnh lý ở đường hô hấp (96,4%), nhóm chứng có bệnh lý đường hô hấp là 89,1%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh lý mắc kèm giữa nhóm bệnh và nhóm chứng, nhưng có sự khác biệt giữa nhóm nhóm mắc bệnh đường hô hấp và các cơ quan khác (p<0,05).
BÀN LUẬN
Tuổi và giới
Qua nghiên cứu 169 bệnh nhân CGDS có 73,39% trẻ CGDS dưới 36 tháng tuổi, tỷ lệ cao nhất ở nhóm 12-24 tháng chiếm 34,34%. Theo tác giả Nguyễn Thị Thu [5], nghiên cứu 200 bệnh nhân CGDS có 94% khởi phát ở trẻ dưới 36 tháng, trong đó nhóm 12-24 tháng là 41,5%. Cao Xuân Đĩnh (2007) nghiên cứu 328 bệnh nhân, trẻ dưới 36 tháng là 94,21%, trong đó ở nhóm 12-24 tháng là 151 bệnh nhân chiếm 46,04% [1]. Nguyễn Đình Thoại (2000) nghiên cứu 176 bệnh nhân CGDS trẻ dưới 36 tháng là 165 chiếm 93,75%, trong đó nhóm 12-24 tháng là 87 bệnh nhân chiếm 49,43% [4]. Deng C.T (1994) nghiên cứu 117 trẻ CGDS ở Malaysia thấy lứa tuổi dưới 3 tuổi chiếm đến 92,9% [10]. Theo Calderon – Gonzale R và công sự (1990), trẻ CGDS dưới 2 tuổi chiếm 75,3% [8]. So với các nghiên cứu trên, kết quả của chúng tôi phù hợp về tỷ lệ CGDS hầu hết ở trước 36 tháng tuổi và tập chung chủ yếu ở nhóm 12-24 tháng.
Về phân bố theo giới, trong tổng số 169 bệnh nhân CGDS có 115 trẻ nam và 54 trẻ nữ, tỷ lệ nam/ nữ là 2,13/1. Kết quả này tương đương với một số tác giả trong nước như Nguyễn Thị Thu (1,99/1) [5], Nguyễn Đình Thoại (1,84/1) [4], Cao Xuân Đĩnh (1,67/1) [1]. Kết quả cao hơn so với một số tác giả trên thế giới với tỷ lệ nam/ nữ từ 1,50- 1,72/1 [10].
CGDS thường xảy ra từ trẻ 6 tháng đến 3 tuổi, đây là thời kỳ xảy ra quá trình biệt hóa và myelin hóa dần các noron , lượng máu tưới lên não nhiều hơn so với người lớn. Ngoài ra ở lứa tuổi này, miễn dịch từ mẹ truyền sang giảm dần, trong khi trẻ chưa sinh được miễn dịch đầy đủ nên dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn, vấn đề xử lý tích cực sốt ở trẻ dưới 3 tuổi để phong ngừa cơn co giật luôn được các bác sỹ Nhi khoa quan tâm.
Đặc điểm các đợt sốt
Để tìm hiểu đặc điểm các đợt sốt gây cơn co giật, chúng tôi phân tích 169 đợt CGDS bao gồm 125 đợt đầu tiên và 44 đợt tái phát. Chúng tôi lấy giới hạn dưới của sốt là 37,5ºC (cặp nhiệt độ ở nách).
Về thời điểm xảy ra co giật, kết quả cho thấy cơn co giật xuất hiện nhiều nhất khi thân nhiệt ở mức 39-40 độ 62,1%, dưới 39 độ là 33,1%, và rất ít ở mức trên 40 độ 4,7%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trong nước cũng như trên thế giới. CGDS hay xảy ra nhất ở khoảng thân nhiệt 39-40 độ, cơn co giật xuất hiện ở mức thân nhiệt trên 40 độ Nguyễn Thị Thu là 6,5% [5], Nguyễn Đình Thoại là 5,61% [4], Cao Xuân Đĩnh là 5,74% [1], kết quả của chúng tôi cũng tương đương là 4,7%.
Đối với các đợt co giật do sốt tái phát, cơn co giật xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn. Vì vậy khi trẻ đã bị CGDS, cần phải theo dõi kỹ thân nhiệt khi trẻ bị bệnh có kèm theo sốt, hạ sốt kịp thời và nếu được có thể điều trị dự phòng co giật sớm hơn. Có trường hợp cơn co giật xuất hiện rất sớm, ngay sau khi sốt chưa kịp xử lý gì; một vài tác giả nước ngoài còn nhận xét cơn co giật có khi là dấu hiệu đầu tiên của đợt sốt [8]. Tuy nhiên theo chúng tôi có lẽ do bố mẹ không theo dõi sát cơn sốt và do cơn sốt tăng quá đột ngột. Vì vậy, cần thiết phải phát hiện sớm những dấu hiệu của một trẻ bị bệnh, theo dõi sát thân nhiệt để có biện pháp xử lý thích hợp và kịp thời; đặc biệt đối với trẻ đã bị CGDS, vấn đề này càng được quan tâm. Những biện pháp này chỉ được giải quyết trực tiếp bởi bố mẹ, tại gia đình; như vậy nên có chương trình hướng dẫn về CGDS trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đặc điểm cơn co giật
Cơn CGDS, đặc biệt cơn đầu tiên có giá trị tiên lượng. Tuy nhiên, cơn đầu tiên thường không được mô tả đầy đủ, nhất là khi cơn co giật là dấu hiệu đầu tiên của đợt sốt. Để xác định tương đối chính xác thời gian cơn co giật, chúng tôi thường đưa ra ví dụ về khoảng thời gian để so sánh và hỏi bệnh vào lúc bố mẹ bình tĩnh, nhớ các sự việc đầy đủ nhất. Trong 169 trường hợp có cơn CGDS trong nghiên cứu này, phần lớn là cơn ngắn dưới 5 phút chiếm 98,8%; 1,2% trường hợp có cơn co giật dài hơn 5 phút. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Nguyễn Thị Thu 83,5% [5], Cao Xuân Đĩnh 883,84% [1], Nguyễn Đình Thoại là 82,89% [4], Fu Shi Ting: 80,08% cơn co giật kéo dài 1-2 phút, chỉ có 1,27% cơn kéo dài hơn 30 phút [12]. Kết quả này thấp hơn so với chúng tôi, có lẽ do mẫu của chúng tôi nhỏ hơn nhiều.
Như vậy, cơn CGDS thường ngắn dưới 5 phút và toàn thân, ít gây thương tổn do não thiếu oxy. Vì thế nhiều tác giả cho rằng CGDS là một rối loạn co giật lành tính, ít gây hậu quả xấu. Nghiên cứu của Dự án Chu Sinh Hợp tác Quốc gia ở 1706 trẻ CGDS tại cộng đồng cho thấy không có trẻ nào bị thương tổn não do cơn giật gây ra.
Tiền sử gia đình
Giống như ĐK, yếu tố di truyền trong CGDS đã được nghiên cứu nhiều, song người ta vẫn chưa xác định được cơ chế và mức độ di truyền cũng như mối quan hệ giữa CGDS và ĐK về mặt di truyền. Nguy cơ CGDS ở những người họ hàng gần của trẻ CGDS gấp 2-3 lần so với quần thể chung [9]. Vì bố mẹ bệnh nhân không thể nhớ chính xác tiền sử CGDS và động kinh ở tất cả các thành viên trong họ hàng, hơn nữa CGDS chủ yếu xảy ra ở những người họ hàng gần, khoảng 95%; cho nên chúng tôi chỉ thu thập tiền sử của những người họ hàng gần.
Kết quả cho thấy trong số 169 trẻ CGDS, 68 trẻ có tiến sử gia đình CGDS hoặc ĐK, chiếm 40,2%; trong đó chủ yếu là tiền sử CGDS chiếm 100%. Kết quả nghiên cứu của tôi cũng tương đương với Nguyễn Thị Thu tỷ lệ là 30% [5], Nguyễn Đình Thoại là 32,95% [4]. Hausen và cộng sự [11], khoảng 25-40% trẻ có tiền sử gia đình về CGDS.
Hiện nay, một số nghiên cứu cho rằng CGDS được di truyền theo một phương thức phức tạp (complex), gồm nhiều gen và CGDS xuất hiện trên cơ sở di truyền cộng với các yếu tố thuân lợi như: cơn sốt, tuổi. Dựa vào tiền sử gia đình chúng ta dự báo được cơn CGDS có thể tái phát hoặc tiến triển thành ĐK. Như vậy, khi trẻ bị sốt, cần lưu ý tiền sử co giật ở gia đình, đặc biệt là tiền sử CGDS ở họ hàng gần, để từ đó có biện pháp phòng cơn CGDS.
Tiền sử sản khoa
Các yếu tố này được đề cập đến ngày càng nhiều vì chúng có thể được giải quyết nhờ vào các biện pháp can thiệp. Các yếu tố trước sinh chúng tôi thu thập gồm bệnh lý mẹ trước sinh như các bệnh nhiễm trùng, cúm, nhiễm độc thai nghén, tình trạng đẻ non hay già tháng. Các can thiệp lúc sinh gồm mổ đẻ, giác hút, forceps. Tình trạng ngạt cũng được ghi nhận là sau đẻ vài phút, trẻ không khóc và tím môi hoặc sử dụng các biện pháp hồi sức hô hấp.
Qua so sánh với nhóm chứng, chúng tôi nhận thấy ở nhóm CGDS tỷ lệ mẹ mắc bệnh trước sinh, đẻ non hoặc già tháng cao hơn nhưng khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Bảng 3.5 cũng cho kết quả tương tự, đó là không có sự khác biệt có ý nghĩa về sự can thiệp lúc sinh như mổ đẻ, giác hút, forceps và trọng lượng lúc sinh dưới 2500g. Chỉ có tiền sử đẻ non, đẻ ngạt lúc sinh là có khác biệt rõ rệt, chiếm 5,3% ở nhóm CGDS nhưng chỉ 1,5% trường hợp ở nhóm chứng. Đa phần các nghiên cứu nước ngoài đều cho rằng hầu hết các yếu tố trước sinh và chu sinh không phải là yếu tố nguy cơ gây CGDS. Theo Nguyễn Thị Thu [5], tỷ lệ ngạt chu sinh là 8,82%. Nguyễn Đình Thoại [4], tỷ lệ sinh can thiệp là 15,56%, ngạt là 7,76%. Cao Xuân Đĩnh [1], 18,16% trẻ CGDS có bất thường trong tiền sử sản khoa và chu sinh So với các tác giả trên, kết quả của chúng tôi không phù hợp; điều này cần được tiếp tục theo dõi, nghiên cứu để xác định. Ngạt lúc đẻ có thể gây thiếu oxy não dẫn tới tổn thương não, từ đó tạo ổ kích thích gây co giật. Do vậy, vấn đề đặt ra cho các bác sỹ Sản khoa là tiên lượng cuộc đẻ tốt, tiến hành hồi sức sơ sinh tiếp tục, kịp thời để tránh biến chứng ngạt.
Trình độ học vấn của bố mẹ
Trình độ học vấn của bố, mẹ trẻ CGDS và sốt không co giật chủ yếu là phổ thông trung học (lớp 10-12), chiếm lần lượt là 57,4% và 52,4%. Không có sự khác biệt về trình độ học vấn của bố mẹ trẻ giữa 2 nhóm CGDS và sốt không co giật với p > 0,05.
Các bệnh lý mắc kèm gây sốt
Trong 169 bệnh nhân, chúng tôi đã xác định được nguyên nhân gây sốt (100%) nhưng vì không có điều kiện làm các xét nghiệm virus học, nên chúng tôi chỉ chẩn đoán nguyên nhân dựa vào thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng thường quy ở Viện Sản Nhi Bắc Giang. Kết quả ở bảng 6 cho thấy viêm tai giữa, viêm phế quản và viêm phổi, viêm họng chiếm tỷ lệ 96,4%, bệnh lý ở đường tiêu hóa 3,6%. Bệnh lý đường tiêu hóa chủ yếu là lỵ, viêm dạ dày ruột cấp. Chúng tôi không gặp trường hợp nào CGDS sau tiêm chủng. Kết quả của tôi phù hợp với hầu hết nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, Cao Xuân Đĩnh (2007) 86,59% bệnh lý ở đường hô hấp trên và tai mũi họng [1], Nguyễn Thị Thu (2013) là 76% [5], Nguyễn Đình Thoại (2000) tỷ lệ này là 77,59% [4]. Không có sự khác biệt về nguyên nhân gây sốt giữa nhóm bệnh và nhóm chứng.

KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích và nhận định những kết quả thu được qua nghiên cứu 169 bệnh nhân co giật do sốt tại Viện Sản Nhi Bắc Giang, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
– Co giật do sốt thường xảy ra ở trẻ từ 12- 24 tháng, tỷ lệ nam/nữ là: 2,13/1.
– Thân nhiệt của bệnh nhân sốt gây co giật trên 39 độ là 66,9%, sốt gây co giật xảy ra trong 24 giờ đầu.
– Không thấy có mối liên quan giữa tiền sử sản khoa và co giật do sốt.
– Nguyên nhân gây co giật do sốt thường do bệnh lý hô hấp (96,4%).
– Tình trạng ngạt lúc sinh, đẻ non và tiền sử co giật do sốt ở họ hàng gần là những yếu tố nguy cơ gây co giật do sốt.

SUMMARY
Objectives: To analyze some risk factors related to febrile seizures in children from 1 month to 5 years old at Bac Giang Pediatrics and obstetrics hospital.
Subjects and methods: 169 patients from 1 month to 5 years were admitted to hospital and diagnosed with febrile seizures from April 2017 to March 2018.
Results: Febrile seizures are more common in children aged 12-24 months, with a male / female was 2.13 /1. The fever caused convulsions over 39 degrees is 66.9%, with febrile seizures occurring in the first 24 hours. There was no association between obstetric history and febrile seizures. Causes of febrile convulsions are usually due to respiratory disease (96.4%). Asphyxia at birth, preterm birth and history of febrile seizures in close relatives are risk factors for febrile seizures.
Key words: seizures. fever.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Xuân Đĩnh, (2007), “Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả dự phòng co giật do sốt ở trẻ em”, Luận văn Bác Sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
2. Lê thiện Thuyết, (2003), “Đặc điểm dịch tễ lâm sàng và nguyên nhân co giật do sốt ở trẻ em”, Tạp Chí Y học thực hành số 447, trang 47-59.
3. Nguyễn Thanh Hải và cộng sự, (1990), “Tình hình bệnh tật trong 7 năm (1984 -1990) tại Khoa Cấp cứu lưu”, Viện Nhi khoa. Kỷ yếu công trình khoa học 10 năm.
4. Nguyễn Đình Thoại, (2000), “Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh điện não đồ của co giật do sốt tại Viện Nhi Khoa”, Luận văn thạc sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thu, (2013), “Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của co giật do sốt và hình ảnh điện não đồ của co giật do sốt tái phát ở trẻ em”, luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Baird H. W, (1997), “Convulsive disorders”. Nelson textbook of pediatric. W.B. Saunders : 1287 – 8.
7. Berg A.T., Shinnar S, (1996), “Complex febrile seizures”. Epilepsia, 37 (2) : 126 -33.
8. Chao-ching Huang, Wang ST, Chang yc, (1999), “Risk factors for a first febrile convulsion in children: a population study in southern Taiwan”. epilepsy, jun, 40(6): 719-25. Pubmed PMID: 10368069.
9.Drllien CM and Drummond MB, “Epilepsy”. Neurodeveloment problems in early childhood. Blackwell Scientific publication: 365-6.
10.Deng CT, Zulkifli HI, Azizi BH, (1994), “Fibrile seizures in Malaysia children: Epidemiology and clinical feature”. Med J Malaysia, 49; 341-7.
11. Hauser WA, Annegers TF, Anderson VE, et al, (1998), “the risk of seizure disorders among relatives of children with febrile convulsions”, Neurology, 35:1268-73
12. Wallace S.J. and Zealley H, (2000), “Neurological, electroencephalographic and virogical finding in febrile children”. Archives of Disease in childhood, 45:611-23.