Chứng MẤT NGỦ ???

                        Chứng  MẤT  NGỦ    ???

PGS.TS. Nguyễn Chương

Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam

Mất ngủ là chuyên đề sâu của Thần kinh sinh lý lâm sàng… “Giấc ngủ và Giấc mơ” là đề tài đang được tranh luận sôi nổi với nhiều khía cạnh về cơ chế lý-sinh (điện não đồ,…), về cơ chế hoá-sinh (men, melamin,…), với cấu tạo lưới, vùng giân não, các vùng ở vỏ não …

MẤT  NGỦ

Mất ngủ là sự rối loạn giấc ngủ có nhiều nguyên nhân rất đa dạng và phức tạp…  

 Có nhiều  biểu hiện của Mất ngủ

         – Mất ngủ đầu giấc, “ người bệnh “  khó đi vào giấc ngủ, có thể do đau về thể xác, hoạc  tâm trí  “dằn vặt”, rối loạn cảm súc lo nghĩ, suy nghĩ miên man

         – Mất ngủ ban đêm  của các cơn đau ác tính…, ung thư

         – Mất ngủ ở người được chuẩn bị phẫu thuật  hoặc sau phẫu thuật..

         – Mất ngủ là triệu chứng của các bệnh tim mạch,  bệnh phổi,  bệnh nội tiết – tiểu đường, các bệnh cơ xương khớp,  các bệnh thần kinh như tai biến mạch máu não, U não, Viêm nhiễm

         – Mất ngủ sau một chiêm bao – thường là sau “ác mộng”, có khi cả sau “mộng đẹp”, “ người bệnh”  lo nghĩ, suy nghĩ miên man kèm theo toát mồ hôi, gai rét (sởn gai ốc),  đánh trống ngực.

         Do Mất ngủ  nên người bệnh thường  bị nhức đầu,  mệt mỏi, lo nghĩ, kém ăn, gày sút, đãng trí, hay quên .   Ban đêm mất ngủ, ban ngày người bệnh lại có cảm giác “buồn ngủ”, và thường ngàp vặt, không buồn cất nhắc chân tay.. làm việc không tập trung  

anh mat ngu  

     Hình ảnh “những tác hại nguy hiểm khi Mất ngủ”       

ĐÁNH GIÁ

Cần đánh giá đúng biểu hiện của Mất ngủ, tìm nguyên nhân của mất ngủ. Nên kết hợp thăm khám lâm sàng, thăm dò  chức năng và xét nghiệm.

      +  Nên cho người bệnh dùng thuốc “ gây ngủ “đơn giản : củ bình vôi (rotundin), tâm sen, cao lạc tiên, thảo quyêt minh (hạt muồng muồng), lá vông (siro lá vông)                     

  + Thủy liệu pháp : Trứoc khi đi ngủ , người bệnh nên ngâm chân bằng nước ấm hay tắm bằng nước  ấm                                                                                                                   

      +   Nên hướng dẫn tập  khí công, dưỡng sinh và phục hồi chức năng (xoa bóp, tĩnh tâm)