Những “U80” của Hội Thần kinh học Việt Nam

Những “U80” của Hội Thần kinh học Việt Nam

  Trích trong Tự điển thuật ngữ Thần kinh học

1. Cố PGS.TS. NGUYỄN CHƯƠNG

8

Bác sĩ Nguyễn Chương, sinh ngày 27 tháng 8 năm 1934. Tốt nghiệp bác sĩ Chuyên khoa Thần kinh năm 1960 tại Đại học Y Dược khoa Hà Nội với đề tài “Tai biến mạch máu não”. Thực tập sinh ở Hungari các năm 1981-1982. Tiến sĩ năm 1990 với đề tài “Đặc điểm giải phẫu lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính của U tiểu não ở trẻ em”, được phong phó giáo sư năm 1990. Nhà giáo ưu tú năm 1990.

Liên tục làm công tác giảng dạy ở Bộ môn Tinh Thần kinh từ năm 1960 đến năm 2000, phó chủ nhiệm phụ trách bộ môn các năm 1984-1987, đồng thời làm Phó trưởng khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai. Là người đã chủ động đi tuyến để bổ túc kiến thức “Thần kinh trong thực hành đa khoa” cho các bác sĩ trẻ tuổi. Đã tham gia hướng dẫn, chấm nhiều luận văn cao học, luận án tiến sĩ về thần kinh học.  Đã chủ trì nhiều đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh.  Hàng năm, PGS.TS. Nguyễn Chương đều có đề tài báo cáo khoa học để tham gia các Hội nghị Khoa học ở trong nước cũng như ở nước ngoài (Pháp, Hoa kỳ, Israel, Thái lan, Singapore…)

PGS.TS. Nguyễn Chương là Ủy viên Chấp hành Tổng hội Y học Việt Nam khoá XIV, khoá XV,  là Tổng thư ký Hội Thần kinh học Việt Nam, Tổng thư ký Hội Thần kinh học Hà Nội. PGS.TS. Nguyễn Chương là thành viên (từ năm 1990) của Viện Hàn lâm Thần kinh học Hoa Kỳ, là hội viên Tổ chức các bác sĩ nói tiếng Pháp, là thành viên của Hội Nghiên cứu Não Quốc tế.

2. NGUYỄN VĂN ĐĂNG

WP_20151015_09_13_22_Pro

         Bác sĩ Nguyễn Văn Đăng sinh ngày 25 tháng 12 năm 1930. Tốt nghiệp bác sĩ Y khoa năm 1958 tại Đại học Y Dược khoa Hà Nội. Tiến sĩ năm 1990 với đề tài “Chảy máu não ở người trên 50 tuổi”. Được phong Phó giáo sư năm 1990. Thầy thuốc ưu tú năm 2000.

Là một trong những người đầu tiên ở Khoa Tinh Thần kinh năm1956, phụ trách công tác Y vụ. Là Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh Đại học Y khoa Hà Nội trong các năm 1989-1992. Đã tham gia hướng dẫn, chấm nhiều luận văn cao học, luận án tiến sĩ về thần kinh học. Đã chủ trì nhiều đề tài cấp Bộ. Hàng năm, PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng đều có đề tài báo cáo khoa học để tham gia các hội nghị ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng là Tổng thư ký nhiệm kỳ đầu của Hội Thần kinh, Tâm thần và Phẫu thuật thần kinh.

3. LÊ ĐỨC HINH

images697572_ong_hinh_znka

Bác sĩ Lê Đức Hinh sinh ngày 24 tháng 7 năm 1935. Tốt nghiệp Đại học Y Dược khoa Hà Nội năm 1961. Thực tập sinh ở Cộng hoà Cuba các năm1974-1976.  Tiến sĩ năm 1989 với đề tài “Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của Viêm não Nhật Bản ở trẻ em”. Được phong phó giáo sư năm 1990, giáo sư năm 2002. Thầy thuốc Nhân dân năm 2006.                                                  

Là cán bộ của Khoa Tinh Thần kinh, sau là Trưởng khoa Thần kinh, GS.TS. Lê Đức Hinh đã tham gia giảng dạy ngay từ thời sơ tán chống Mỹ, với tinh thần trách nhiệm của “hai người thầy” GS.TS. Lê Đức Hinh đã tham gia hướng dẫn, chấm nhiều luận văn cao học, luận án tiến sĩ về Thần kinh học. Đã chủ trì nhiều đề tài cấp Bộ. Hàng năm, giáo sư tiến sĩ Hinh đều có đề tài báo cáo khoa học để tham gia các hội nghị, hội thảo ở trong nước và ở nước ngoài (Pháp, Hoa kỳ, Italia, Hàn quốc, các nước ASEAN)

GS.TS. Lê Đức Hinh là Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam, là thành viên Viện Hàn lâm Thần kinh học Hoa Kỳ, là Hội viên Hội Thần kinh Pháp, Hội Nghiên cứu Não Quốc tế, là Chấp hành của Hiệp hội Thần kinh các nước Đông Nam Á.

4. PHAN CHÚC LÂM.

Phanchuclam,11-10-2010

Bác sĩ Phan Chúc Lâm sinh ngày 22 tháng 3 năm 1932. Tốt nghiệp bác sĩ quân y năm 1957.

GS. Phan Chúc Lâm phục vụ điều trị ở Khoa Tâm thần kinh, Bệnh viện Quân y 103, sau đó từ năm 1980 làm Trưởng khoa Thần kinh, Viện quân y 108.

GS. Phan chúc Lâm đã tham gia hướng dẫn và chấm nhiều luận văn cao học, luận án tiến sĩ về Thần kinh học.

GS. Phan chúc Lâm đã bỏ nhiều công sức cho việc chuẩn bị tách và thành lập Hội Thần kinh học Việt nam năm 1998. Từ năm 2007, GS. Phan Chúc Lâm là Chủ tịch danh dự của Hội Thần kinh học Việt Nam.

 5. HỒ HỮU LƯƠNG.

Bác sĩ Hồ Hữu Lương sinh ngày 20 tháng 9 năm 1939.  Tốt nghiệp bác sĩ năm 1964 tại Đại học Y Dược khoa Hà Nội. Tiến sĩ năm 1987 với đề tài “Phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân liệt hai chi dưới do chấn thương – vết thương cột sống-tủy sống” Được phong giáo sư năm 2004. Thầy thuốc ưu tú năm 1997.

GS.TS. Hồ Hữu Lương đã công tác ở Học viện Quân y ngay sau khi tốt nghiệp, đã tham gia hướng dẫn, và chấm nhiều luận văn cao học, luận án tiến sĩ về thần kinh học.

6.  LÊ VĂN THÀNH                                                                                          

Bác sĩ Lê Văn Thành sinh ngày 16 tháng 2 năm 1936. Tốt nghiệp bác sĩ năm 1964 tại Đại hoc Y Dược khoa Hà Nội. Nghiên cứu sinh tại Tiệp khắc các năm 1969-1974.  Tiến sĩ năm 1974 với đề tài “Nghiên cứu về điện não đồ trong rối loạn giấc ngủ”. Được phong phó giáo sư năm 1991, giáo sư năm 2002. Thầy thuốc ưu tú năm 1995.

 Trong thời gian công tác tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, GS.TS. Lê Văn Thành đã dành nhiều công sức cho giảng dạy và nghiên cứu.  Được sự động viên và giúp đỡ của bác sĩ Nguyễn Quốc Ánh, GS.TS.  Lê Văn Thành đã nghiên cứu thành công “Dấu Gật gù ngón cái” dùng cho phát hiện tổn thương kích thích tháp. Đồng thời là người được bác sĩ Ánh giao cho phụ trách Phòng điện não đồ và Thần kinh sinh lý lâm sàng.

Từ năm 1977, GS.TS. Lê Văn Thành vào công tác tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy và Bộ môn Thần kinh Đại học Y Dược Nha, TP. Hô Chí Minh.

GS.TS. Lê Văn Thành đã tham gia hướng dẫn và chấm nhiều luận văn cao học, luận án tiến sĩ về thần kinh học.  Đã chủ trì  nhiều đề tài cấp Bộ.  Hàng năm, GS.TS. Lê Văn Thành có các báo cáo khoa học để tham gia các hội nghị khoa học ở trong nước và nước ngoài như Pháp, Singapore, Hàn Quốc….