6 cách dùng lá vông chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả

Lá vông từ lâu đã được dùng như một vị thuốc hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ do thận và can gây ra. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về tác dụng và cách sử dụng lá vông trị mất ngủ tại nhà, đừng bỏ qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về cây vông 

Cây vông nem (tên khoa học là Erythrina variegata) hay còn được gọi là cây tầm vông, cây hải đồng bì. Đây là loại cây cao từ 10-20 m, thân phủ đầy gai ngắn. Lá cây dài 20-40 cm, chia thành ba phần và có màu xanh bóng. Phần chính giữa của lá to hơn chiều rộng, trong khi đó 2 lá phụ dài hơn. Hoa của cây vông nem màu đỏ, mỗi cùng có từ 1-3 bông.

Theo Đông y, lá vông có vị đắng nhẹ, hơi chát, có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, an thần, giảm nhiệt và huyết áp, tiêu viêm, co cơ và gây buồn ngủ. Vỏ cây vông cũng có nhiều lợi ích trong việc sát trùng, giảm viêm và thư giãn tinh thần.

Tác dụng chữa mất ngủ của lá vông

Theo Đông y, lá cây vông có tính bình, vị đắng nhạt và hơi chát, có tác dụng hạ huyết áp, co bóp các cơ, an thần và ức chế hệ thần kinh trung ương, từ đó điều trị tình trạng mất ngủ. Trong các nghiên cứu dược lý hiện đại, cây vông chứa các thành phần như alkaloid và saponin có tác dụng giảm chứng mất ngủ. Lá cây còn chứa 0.1% – 0.16% alkaloid, dùng để điều chế thuốc chống mất ngủ.

Ngoài ra, chiết xuất erythin từ lá vông có tác dụng giảm lo âu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Do đó, lá của loại cây này được coi là một biện pháp cải thiện giấc ngủ hiệu quả tại nhà.

Lá cây vông có tác dụng chữa mất ngủ nhờ chứa hoạt chất alkaloid và saponin

Hướng dẫn cách dùng lá vông trị mất ngủ hiệu quả

Bạn có thể tham khảo một số cách dùng cây lá vông chữa mất ngủ đơn giản, hiệu quả và dễ dàng thực hiện tại nhà sau:

1.   Sắc nước lá vông

Đây là công thức dùng lá vông đơn giản nhất mà vẫn mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 8-10gr lá vông khô.
  • 200ml nước.

Cách thực hiện:

  • Cho lá vông khô vào nồi chứa 200ml nước.
  • Đun ở lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 50ml thì tắt bếp.

Uống trước khi đi ngủ 30-60 phút, dùng đều đặn trong khoảng 1-2 tuần. Lưu ý, không lạm dụng vì có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt và hạ huyết áp.

Sắc nước lá vông trị mất ngủ đơn giản dễ thực hiện tại nhà – Ảnh: Internet.

2.   Cao lá vông

Ngoài cách hãm lấy nước, bạn có thể nấu cao lá vông để sử dụng lâu dài. Cách thực hiện nhau sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 130gr lá vông
  • 150gr lá lạc tiên
  • 2,2gr tâm sen
  • 90gr đường

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và nấu thành cao lỏng vừa đủ 100ml.
  • Cho vào lọ thủy tinh vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Sử dụng mỗi ngày với 2-4 thìa cà phê cao lá vông trước khi đi ngủ để thấy được hiệu quả tốt nhất.

3.   Canh lá vông

Lá vông có vị đắng và chát nhẹ nên bạn cũng có thể chế biến lá vông thành các món ăn hàng ngày. Món canh lá vông có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác như tôm, thịt, cá để tăng hương vị cho món ăn. 

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 10-15 lá vông tươi
  • 200gr thịt gà hoặc thịt heo
  • Hành, tỏi và gừng
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá vông và cắt nhỏ.
  • Luộc thịt gà/heo hoặc xương gà. Thịt nên thái thành lát hoặc băm nhỏ để dễ ăn hơn.
  • Phi thơm hành, tỏi, gừng đã băm nhuyễn.
  • Cho hành, tỏi, gừng đã phi vào nồi nước dùng.
  • Cho lá vông vào và nấu khoảng 5-10 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.

Canh lá vông với hương vị thơm ngon hỗ trợ điều trị mất ngủ – Ảnh: Internet.

4.   Kết hợp lá vông với một số loại thảo dược khác

Để mang đến hiệu quả cải thiện mất ngủ giấc ngủ tốt nhất, bạn có thể kết hợp lá vông với một số thảo dược có tác dụng an thần và nâng cao chất lượng giấc ngủ như lạc tiên, tim sen, táo nhân,… 

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá vông
  • 5gr tim sen
  • 10gr táo nhân
  • Hoa nhài

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá vông.
  • Cho táo nhân lên chảo và đảo đều đến khi ngả đen.
  • Cho tim sen vào đảo đến khi dậy mùi thơm.
  • Cho lá vông, tim sen và táo nhân vào nồi, đổ ngập nước nóng.
  • Hãm trong khoảng 15-20 phút và đợi nguội. Bạn có thể bỏ thêm hoa nhài để tăng thêm mùi thơm.

5.   Hấp lá vông

Công thức hấp lá vông giúp giữ lại nhiều dưỡng chất, hỗ trợ cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ. Trước khi đi ngủ, bạn có thể ăn một vài lá vông giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

Chuẩn bị nguyên liệu: 20gr lá vông tươi.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch lá vông, vò sơ và để ráo nước.
  • Cho vào nồi và hấp cho đến khi lá chín.

6.   Lá vông ngâm rượu

Đối với người mất ngủ nhẹ, công thức rượu lá vông ngâm phát huy được hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng mất ngủ và mang đến giấc ngủ ngon và sâu hơn. Dưới đây là công thức ngâm rượu lá vông chữa mất ngủ.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 10-15 lá vông tươi
  • 1 lít rượu trắng khoảng 40 độ
  • Bình thủy tinh

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá vông và để ráo nước.
  • Xếp lá vông vào bình thủy tinh, sau đó đổ rượu vào.
  • Ngâm trong khoảng 15-20 ngày.

Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 20ml rượu lá vông và nên uống trong bữa cơm để tăng hiệu quả trị mất ngủ. Tránh uống sát giờ đi ngủ.

Lưu ý rằng, công thức chữa mất ngủ bằng lá vông không phù hợp với người bị mất ngủ nặng, mất ngủ mãn tính. Những trường hợp này cần kết hợp với các phương pháp chữa mất ngủ khác.

Một số lợi ích khác  của lá vông đối với sức khỏe

Ngoài khả năng cải thiện tình trạng mất ngủ, lá cây vông nem còn có những lợi ích khác đối với sức khỏe như:

  • Giảm lượng cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Cải thiện đường tiêu hóa.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh giun đũa và cam tích.
  • Giảm sưng tấy và viêm nhiễm. Sát trùng các vết thương bằng cách đun nước để rửa và băng bó vết thương.
  • Cải thiện chứng biếng ăn nhờ đặc tính làm dịu dạ dày. Lá cây vông còn hỗ trợ cải thiện các chứng rối loạn ăn uống, nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Hạ sốt.
  • Ngăn ngừa tình trạng béo phì.
  • Tăng cường sức khỏe của gan bằng các loại bỏ các độc tố trong gan.
  • Làm sạch dạ dày.
  • Cải thiện triệu chứng chậm kinh ở phụ nữ.

Những lưu ý khi dùng lá vông chữa mất ngủ

Để dùng lá cây vông trị mất ngủ an toàn, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Sử dụng lá vông với liều lượng vừa phải, không quá 10-20 lá mỗi ngày, vì có thể gây mệt mỏi và những tác dụng phụ không mong muốn khác.
  • Hiệu quả chữa mất ngủ bằng lá vông rõ rệt với người bị mất ngủ nhẹ và nguyên nhân mất ngủ xuất phát từ thận và can. Nếu mất ngủ do tâm, tỳ hoặc phế thì không nên sử dụng.
  • Kiên trì khi chữa mất ngủ bằng lá vông, vì hiệu quả thường khá chậm và tùy thuộc vào tình trạng mất ngủ cũng như cơ địa của từng người.
  • Không sử dụng lá vông cho người bị đau nhức xương khớp, trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú hoặc người đang bị cao huyết áp.
  • Các cách dùng lá vông trị mất ngủ chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Đối với người bị mất ngủ mãn tính hoặc mất ngủ nặng cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Phương pháp chữa mất ngủ khác 

Ngoài các cách dùng lá tầm vông chữa mất ngủ, bạn có thể tham khảo một số biện pháp trị mất ngủ khác như:

  • Xây dựng thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một khung giờ. Đồng thời, tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể làm gián đoạn đến chu kỳ ngủ-thức của cơ thể.
  • Thiết kế phòng ngủ thoáng đãng, nhiệt độ phòng mát mẻ, yên tĩnh và tối để không bị gián đoạn giấc ngủ.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, caffeine, nicotin hoặc rượu bia gần giờ đi ngủ để không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và bị tỉnh giấc về đêm.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên, trước giờ đi ngủ ít nhất từ 5-6 tiếng. Không tập thể dục gần giờ đi ngủ vì có thể gây khó ngủ.
  • Tránh các giấc ngủ ngắn, đặc biệt là giấc ngủ vào buổi chiều.
  • Tránh ăn khuya hoặc ăn trước giờ đi ngủ khoảng 3-4 tiếng, vì có thể gây khó tiêu và ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ.
  • Giới hạn lượng nước uống trước khi đi ngủ. Việc này giúp bạn ngủ sâu giấc hơn mà không phải thức giấc để đi vệ sinh.
  • Tìm hiểu thêm một số cách kiểm soát căng thẳng khác. Thực hành một số thói quen giúp thư giãn trước khi đi ngủ như đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc đi tắm nước nóng. Bạn cũng có thể thực hiện những liệu pháp xoa bóp bấm huyệt, thiền hoặc tập yoga trị mất ngủ để thư giãn tinh thần và cơ bắp. Với người lớn tuổi có thể cải thiện tình trạng mất ngủ bằng liệu pháp châm cứu.
  • Tránh sử dụng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn sát giờ đi ngủ vì có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Bổ sung thêm các tinh chất thiên nhiên có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những tác động của gốc tự do và ngăn chặn quá trình hình thành các mảng xơ vữa làm giảm lưu lượng máu lên não, từ đó cải thiện tuần hoàn máu và tạo tiền đề để có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Bạn có thể lựa chọn bổ sung những tinh chất thiên nhiên đã được các nhà khoa học Mỹ chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng mất ngủ như Blueberry (chiết xuất từ việt quất) và Ginkgo Biloba (chiết xuất từ bạch quả).

Luyện tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ

Một số câu hỏi liên quan

1.   Sử dụng lá vông trong bao lâu thì có hiệu quả?

Hiệu quả chữa mất ngủ của lá vông còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tình trạng mất ngủ: Nếu bạn chỉ bị mất ngủ cấp độ nhẹ, hiệu quả chữa mất ngủ có thể thấy trong vài lần sử dụng. Đối với người bị mất ngủ nặng, hiệu quả chữa mất ngủ không quá rõ rệt.

  • Cơ địa của từng người: Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả tác động đến chứng mất ngủ là khác nhau. Có người nhạy cảm với lá vông hoặc không cảm nhận được hiệu quả của lá vông, nhưng cũng có một số người đạt được hiệu quả nhanh và tích cực hơn.

  • Cách sử dụng lá vông: Với những cách dùng lá vông giữ nguyên tính chất của lá như sắc nước uống mang đến nhiều hiệu quả hơn so với cách nấu canh lá vông.

2.   Sử dụng lá vông có tác dụng phụ gì không?

Sử dụng lá cây vông chữa mất ngủ tương đối an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, vẫn có một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, chướng bụng nếu sử dụng quá lượng lá vông hoặc cơ địa nhạy cảm. Nếu có những dấu hiệu trên trong quá trình sử dụng, bạn phải ngừng ngay và đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn phương án điều trị mất ngủ phù hợp với tình trạng cơ thể.

3.   Lá vông có tương tác với thuốc tây không?

Chưa có nghiên cứu nào cho thấy lá vông với thuốc tây có tương tác. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi sử dụng lá vông nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh. Đồng thời, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe khi điều trị mất ngủ.

4.   Uống nhiều lá vông có sao không?

Uống nhiều lá tầm vông chữa mất ngủ có thể gây nên một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, chướng bụng,… Vì thế, khi dùng lá cây vông chữa mất ngủ, bạn chỉ nên uống từ 10-20 lá vông khô mỗi ngày. Phụ nữ mang thai và cho con bú, người có bệnh về tim mạch, huyết áp và tiểu đường cần thận trọng khi uống nước lá vông. 

Lá vông chữa mất ngủ vẫn được sử dụng cho đến ngày nay vì độ hiệu quả mang lại cho người bị mất ngủ nhẹ. Bạn có thể chế biến lá vông theo nhiều cách khác nhau để sử dụng hàng ngày. Lưu ý, không được lạm dụng lá vông và nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường phải ngừng sử dụng ngay.