4 cách sử dụng lá dâu tằm chữa mất ngủ đơn giản nhưng hiệu quả
Đông y dùng lá dâu tằm để thanh nhiệt, giải độc, tán gió và chữa chứng mất ngủ.
Sử dụng lá dâu tằm chữa mất ngủ như thế nào? Cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây.
Tìm hiểu về lá dâu tằm (thành phần, hoạt chất…)
Lá dâu tằm là bộ phận của cây dâu tằm (Morus alba L.) thuộc họ Moraceae, là một thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc. Loại lá này được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Sang Ye (tiếng Quan Thoại), dâu tằm, dâu ta,… Lá dâu tằm có kích thước nhỏ đến trung bình với nhiều hình dạng khác nhau như hình bầu dục, hình tim, đến thùy sâu.
Lá dâu tằm thường được thu hái và sử dụng dưới dạng phơi khô để pha trà, làm thuốc bổ dạng bột, hoặc viên nén. Theo Đông y, lá dâu tằm có tính mát, vị đắng ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, xua tan gió và thanh lọc cơ thể.
Các nghiên cứu đã tìm ra trong lá dâu tằm có dồi dào các vitamin và khoáng chất thiết yếu, có lợi cho cơ thể con người như:
- Vitamin C, kali, photpho, canxi, sắt,…
- Giàu chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid,…
- DNJ deoxynojirimycin), một ancaloit có có tác dụng hạ lượng đường trong máu và cholesterol.
Lá dâu tằm chữa mất ngủ như thế nào?
Đông y đã dùng lá dâu tằm chữa mất ngủ trong hàng nghìn năm. Ngày nay y học hiện đại cũng phát hiện ra nhiều hoạt chất tiềm năng của lá dâu tằm trong điều trị chứng mất ngủ.
Trong y học hiện đại
Nhiều hoạt chất trong lá dâu tằm đã được tìm thấy, có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ và bảo vệ não bộ như caroten, tanin, colin (choline), trigonelline, pentosan, canxi, adenin… Kết quả một nghiên cứu về việc sử dụng đồ uống chứa chiết xuất lá dâu tằm hàng ngày trước khi ngủ 4 giờ, sau 14 ngày những người được thử nghiệm đã dễ chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn, cảm giác sảng khoái hơn khi thức dậy.
Ở một nghiên cứu khác, tổ hợp các chất chống oxy hóa có trong lá dâu tằm như phenolic, flavonoid và anthocyanin có tác dụng giảm nhồi máu não sau đột quỵ, cải thiện nhận thức và giảm suy giảm trí nhớ ở nhiều mô hình động vật. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng chống co giật, chống trầm cảm và chống lo âu. Đây là những yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Trong y học cổ truyền
Lá dâu tằm có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc phổi, gan, thông khí huyết trừ phong, chữa đau đầu và chóng mặt. Người xưa thường dùng để chữa mất ngủ, nóng trong và giúp an thần.
Đông y dùng lá dâu tằm chữa mất ngủ.
Hướng dẫn cách dùng lá dâu tằm chữa mất ngủ ngay tại nhà
Nhiều bài thuốc chữa mất ngủ với lá dâu tằm trong Đông y và y học dân tộc. Cùng ECO Pharma tìm hiểu 6 bài thuốc phổ biến nhất từ lá dâu tằm được lưu truyền đến tận ngày nay.
Uống nước lá dâu tằm tươi
Sắc nước lá dâu tằm tươi để trị mất ngủ là bài thuốc đơn giản và dễ thực hiện. Uống nước lá dâu tằm có tác dụng cải thiện chứng khát nước, chữa chứng tiểu đêm, giảm đau đầu, an thần và hỗ trợ cải thiện giấc ngủ ngon hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm 10 – 15 lá dâu tằm tươi, 500ml nước.
- Rửa sạch lá dâu tằm cho vào nồi cùng nước, đun sôi sau đó để khoảng một phút rồi tắt bết. Lọc bỏ bã và thưởng thức.
- Dùng thay thước lọc hàng ngày, có thể uống ấm hoặc nguội đều được.
Nước lá dâu tằm tươi chữa mất ngủ.
Sắc nước lá dâu tằm phơi khô
Sắc nước lá dâu tằm phơi khô tương tự với nước lá dâu tằm có tác dụng an thần, thư giãn thần kinh, hỗ trợ điều trị mất ngủ kinh niên rất tốt.
Cách thực hiện:
- Hái lá dâu tằm tươi, rửa sạch để ráo nước và đem phơi đến khi màu lá chuyển đen (hoặc có thể cho lá sao vàng trên chảo nóng).
- Cho lá dâu tằm khô vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín rồi hạ thổ trong khoảng 2 tuần. Bảo quản lọ thủy tinh ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.
- Sử dụng hàng ngày 50g lá dây tắm khô, sắc lấy nước uống khoảng 100ml là vừa đủ.
Nước lá dâu tằm khô chữa mất ngủ.
Xông hơi bằng lá dâu tằm trị mất ngủ
Xông hơi giúp làm ấm cơ thể, mở lỗ chân lông, thải độc tố qua da. Các tinh chất của lá dâu tằm dùng dưới dạng xông hơi được cho là có tác dụng an thần, lưu thông máu, xoa dịu căng thẳng vì vậy mang đến giấc ngủ ngon.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá dâu tằm, tươi hoặc khô.
- Rửa sạch, ngâm lá dâu tằm cùng nước muối để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn bên ngoài.
- Đun sôi lá dâu tằm cùng 2 lít nước, sau đó đổ nước ra chậu, lấy chăn trùm kín người để xông hơi trong khoảng 15 phút rồi dừng lại.
- Có thể dùng thêm 1 ít nước dâu tằm đun sôi pha loãng với nước lạnh để ngâm tay chân để giảm triệu chứng tê bì chân tay.
Lá dâu tằm, lá sen và lá đậu ván
Đông y kết hợp lá dâu tằm cùng lá sen và lá đậu ván làm bài thuốc thanh nhiệt, an thần, ngủ ngon và sâu giấc.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá dâu tằm, lá sen, lá đậu ván rửa sạch để ráo nước.
- Xay nhuyễn hỗn hợp trên rồi lọc lấy nước uống.
- Bạn có thể uống nguyên vị hoặc có thể cho thêm muối.
Lá dâu tằm với cây thông đất, cây thành ngạnh
Kết hợp lá dâu tằm cùng cây thông đất và thành ngạnh là một phương pháp được nhiều người dùng để chữa mất ngủ. Bài thuốc này có tác dụng thư giãn đầu óc, cải thiện chất lượng giấc ngủ sâu hơn.
Cách thực hiện:
- Lấy 30g các loại lá dâu tằm khô, lá cây thành ngạnh, cây thông đất đem rửa sạch và để ráo nước.
- Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc lấy nước uống.
- Nên sử dụng trước đi ngủ khoảng một giờ đồng hồ và dùng liên tục trong khoảng 2 tuần để thấy rõ hiệu quả.
Món ăn từ lá dâu tằm
Đông y còn dùng lá dâu tằm chữa mất ngủ dưới dạng món ăn, chẳng hạn như canh lá dâu tằm thịt bằm.
Cách thực hiện món canh lá dâu tằm:
Chuẩn bị một nắm lá dâu tằm non, rửa sạch và thái nhỏ nấu canh cùng thịt băm hoặc ngao. Món canh này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, phù hợp với người bị ra mồ hôi trộm vào ban đêm gây mất ngủ, khó ngủ.
Cách dùng lá dâu tằm chữa mất ngủ do huyết áp cao
Người bị mất ngủ do huyết áp cao có thể dùng lá dầu tắm để phục hồi thể trạng, giảm các triệu chứng mệt mỏi do đau đầu, bồn chồn, chóng mặt. Bài thuốc này còn hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ sâu và nhanh hơn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá dâu tằm, ngâm trong nước muối để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Sơ chế cá diếc, rửa sạch.
- Luộc chín cá diếc, gỡ lấy phần thịt cá và mang nấu canh với lá dâu tằm, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.
- Ăn canh cá diếc lá dâu tằm nóng cùng cơm, mỗi tuần ăn khoảng 2 – 3 lần.
Cách dùng lá dâu tằm trị mất ngủ trước kỳ kinh nguyệt
Đông y dùng lá dâu tằm chữa chứng mất ngủ trong kỳ kinh nguyệt. Bài thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng cáu gắt, bốc hỏa, mệt mỏi do sự thay đổi của hormone trong thời kỳ hành kinh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm mỗi loại nguyên liệu sau: lá dâu tằm già, lược gãy, nệm rách, tóc rối
- Rửa sạch tất cả các vị thuốc để ráo nước, sau đó mang tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ.
- Trộn các vị thuốc lại với nhau và bảo quản trong lọ thủy tinh.
- Mỗi lần uống lấy 12 gam bột pha cùng nước nóng.
- Kiên trì sử dụng 1 lần/ ngày trong vài ngày.
Những lưu ý khi sử dụng lá dâu tằm trị mất ngủ
Sử dụng lá dâu tằm chữa mất ngủ để nhận được hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Lá dâu tằm chữa mất ngủ chống chỉ định với phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người mắc bệnh liên quan đến đường tiết niệu.
- Lá dâu tằm có đặc tính hàn nên người bị lạnh bụng, tiêu chảy cần hạn chế sử dụng.
- Sử dụng lá dâu tằm với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng gây hại gan, thận.
- Chữa mất ngủ bằng lá dâu tằm cần duy trì sử dụng.
- Chữa mất ngủ bằng lá dâu tằm chỉ phù hợp với mất ngủ nhẹ, không có nguyên nhân từ các bệnh mãn tính.
- Sử dụng lá dâu tươi sạch, không bị phun thuốc trừ sâu hoặc mua tại địa chỉ uy tín.
- Nên nấu nước lá dâu bằng nồi đất hoặc sứ có tráng men, tránh dùng nồi kim loại vì có thể làm biến đổi chất gây ra độc tố.
- Không tự ý sử dụng lá dâu tằm cho người đang sử dụng thuốc chữa bệnh, đặc biệt là loại thuốc chứa insulin và thuốc hạ đường huyết.
- Ngưng sử dụng khi có các triệu chứng bất thường như tiêu chảy, phát ban, ngứa ngáy, buồn nôn và những triệu chứng dị ứng.
- Theo dõi hiệu quả sử dụng lá dâu tằm trị mất ngủ sau 1 – 2 tuần. Nếu triệu chứng mất ngủ không thuyên giảm, cần thăm khám bác sĩ.
Các tác dụng khác của lá dâu tằm đối với sức khỏe
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, lá dâu tằm còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như:
- Hạ đường huyết trong máu: Trong lá dâu tằm có chứa một số hợp chất hạ đường huyết, chống lại bệnh đái tháo đường. Cụ thể là hợp chất deoxynojirimycin (DNJ) có tác dụng ngăn chặn hấp thu đường bột – một chất làm tăng huyết áp. Đồng thời, hợp chất này còn giúp giảm lượng đường cao trong máu và insulin – một hormone điều chỉnh lượng đường trong máu.
- Hạ lipid máu: Hoạt chất flavonoid có trong lá dâu tằm có tác dụng giảm độ nhớt của máu, tăng cường mao mạch, cải thiện tình trạng tăng lipid máu giúp ngăn ngừa đột quỵ. Ngoài ra, lá dâu tằm còn chứa DNJ, quercetin và kaempferol ảnh hưởng đến sự gia tăng quá trình oxy hóa của axit béo tự do và lipid.
- Chống béo phì: Chiết xuất từ lá dâu tằm có khả năng hỗ trợ giảm chất béo trung tính (triglyceride) trong máu, giảm số lượng tế bào mỡ, số lượng và kích thước của các giọt lipid trong tế bào. Ngoài ra, dùng lá dâu tằm trong thời gian dài sẽ làm tăng mức độ adiponectin trong tuần hoàn – đây là một cytokine chống lại mỡ, giúp giảm béo phì, giảm các tế bào mỡ trưởng thành.
- Chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư: Lá dâu tằm chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra, vì vậy có tiềm năng trong việc phòng ngừa ung thư. Một nghiên cứu đã chứng minh sử dụng lá dâu tằm có tác dụng làm tăng biểu hiện của superoxide dismutase (SOD) và làm giảm stress oxy hóa của gan.
- Chống xơ vữa động mạch: Các hoạt chất flavonoid và polyphenol có trong lá dâu tằm có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám giàu cholesterol trong động mạch (còn gọi là xơ vữa động mạch).
- Bảo vệ tim mạch: Chiết xuất từ lá dâu tằm còn có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm nồng độ cholesterol và huyết áp. Theo nghiên cứu đối với 23 người có lượng cholesterol cao sử dụng viên thuốc lá dâu tằm. Kết quả sau 12 tuần, lượng cholesterol LDL (có hại) giảm 5,6% trong khi cholesterol HDL (có lợi) tăng 19,7%.
Lá dâu tằm góp phần giảm béo phì, giảm các tế bào mỡ trưởng thành.
Biện pháp chữa mất ngủ khác
Ngoài việc sử dụng lá dâu tằm, bạn có thể áp dụng thêm một số biện pháp chữa bệnh mất ngủ khác như:
- Tăng cường tiếp xúc ánh sáng vào ban ngày: Ánh sáng tự nhiên giúp điều chỉnh nhịp sinh học, tăng cường năng lượng vào ban ngày và cải thiện chất lượng giấc ngủ ban đêm.
- Cân bằng nhịp sinh học: Ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần, giúp điều chỉnh nhịp sinh học và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Giảm thời gian ngủ trưa: Ngủ trưa quá 45 phút có thể khiến bạn khó ngủ vào ban đêm. Nên ngủ trưa ngắn và đúng giờ.
- Hạn chế tối đa ánh sáng xanh vào ban đêm: Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, tivi sẽ gây ức chế sản xuất melatonin – hormone quan trọng giúp dễ ngủ. Vì thế, bạn cần tắt thiết bị điện tử ít nhất 1 tiếng trước khi ngủ.
- Tránh dùng caffeine vào buổi tối: Cafein là chất kích thích khiến bạn khó ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Hạn chế sử dụng cà phê, trà, nước ngọt có gas,… vào buổi chiều và tối.
- Tránh xa rượu bia: Rượu bia khiến bạn dễ ngủ ban đầu nhưng lại làm giảm chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là giai đoạn ngủ sâu.
- Không gian ngủ thoải mái: Phòng ngủ nên tối, yên tĩnh, thoáng mát và có nhiệt độ phù hợp. Sử dụng chăn ga mềm mại sẽ tạo cho bạn cảm giác dễ chịu, ngủ ngon hơn.
- Tránh ăn tối muộn: Nên ăn tối ít nhất 2 – 3 tiếng trước khi ngủ để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn. Ăn tối muộn có thể gây khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Thư giãn trước khi ngủ: Dành thời gian thư giãn trước khi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc nhẹ, tắm nước ấm,… giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Tập luyện thể dục thường xuyên: Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, nên tránh tập luyện quá sát giờ ngủ.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các tinh chất từ thiên nhiên như tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba hỗ trợ chống gốc tự do, tăng cường lưu thông máu và dưỡng chất lên não, cải thiện mất ngủ an toàn, hiệu quả từ gốc.
Đọc sách giúp thư giãn tinh thần là cách cải thiện chất lượng giấc ngủ
Hiệu quả của lá dâu tằm chữa mất ngủ đã được kiểm chứng hàng nghìn năm qua trong Đông y và y học cổ truyền Việt Nam. Y học ngày nay cũng ghi nhận một số hoạt chất của lá dâu tằm đối với một số khía cạnh sức khỏe như tim mạch, gan, thần kinh và chứng rối loạn giấc ngủ. Mặc dù vậy, tất cả các thảo dược chỉ nên dùng dưới vai trò hỗ trợ điều trị, chúng không nên dùng làm liệu pháp điều trị chính, nhất là đối với chứng mất ngủ mãn tính.