3 cách chữa mất ngủ bằng dầu gió đơn giản dễ thực hiện được cho là hiệu quả
Dầu gió là sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe rất thông dụng trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Chiết xuất từ tinh dầu tự nhiên, the mát và có hương thơm đặc trưng, dầu gió giúp thông mũi, giảm đau, có khả năng hỗ trợ điều trị mất ngủ. Cùng tìm hiểu 3 cách chữa mất ngủ bằng dầu gió đơn giản, dễ thực hiện ngay sau đây.
Tác dụng của dầu gió
Dầu gió là một dạng tinh dầu được chiết xuất từ thực vật thiên nhiên như lá cây bạc hà, khuynh diệp, quế, hương nhu, tràm, long não, nụ hoa đinh hương. Dầu gió được sử dụng để xoa ngoài da, mùi hương rất đặc trưng, nhẹ nhàng và the mát. Sản phẩm này được sử dụng rất phổ biến trong Y học dân tộc và chăm sóc sức khỏe hiện đại vì nó giúp giảm đau đầu, giảm ho, đau cơ, đau bụng, sổ mũi, cảm sốt.
Sau đây là một số tác dụng phổ biến của dầu gió:
- Giảm đau, nhức mỏi khớp, cơ bắp: Dầu gió có tác dụng làm ấm da, tăng cường lưu thông máu, từ đó giúp giảm đau nhức cơ bắp, xương khớp. Khi cảm thấy nhức mỏi khớp, đau cơ bắp, đau dây thần kinh thì hãy thoa một ít dầu gió lên vùng đau sẽ giúp bạn thư giãn và dễ chịu hơn.
- Cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng: Hương thơm the mát, dịu nhẹ và đặc trưng của dầu gió có khả năng kích thích các giác quan, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu, thư giãn tinh thần, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Trước khi đi ngủ, bạn có thể thoa một ít dầu gió lên thái dương hoặc lòng bàn chân. Cách này có thể hỗ trợ cải thiện, nâng cao chất lượng giấc ngủ giúp bạn ngủ sâu và ngon hơn.
- Kháng viêm, giảm sưng: Dầu gió chứa các tinh dầu thảo dược có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau hiệu quả. Trường hợp nếu bị côn trùng đốt, bong gân hoặc các vết thương nhỏ, thoa dầu gió lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp giảm sưng, ngứa và làm dịu vết thương.
- Xua đuổi côn trùng: Mùi hương đặc trưng của dầu gió có tác dụng xua đuổi côn trùng. Bạn có thể nhỏ vài giọt dầu gió vào những nơi có nhiều muỗi hoặc côn trùng khác để xua đuổi chúng đi.
Dầu gió có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau đầu, nhức mỏi khớp, giảm sưng – Ảnh: Internet.
Dầu gió có chữa mất ngủ được không?
Thành phần chính của dầu gió bao gồm các tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên như bạc hà, khuynh diệp, tràm, quế. Đặc biệt, hoạt chất menthol và methyl salicylate trong tinh dầu bạc hà có tác dụng làm giãn nở các mạch da, tạo cảm giác mát lạnh và giảm đau nhức nhẹ ở cơ xương, khớp và gân.
Khi thoa dầu gió lên thái dương, lòng bàn chân và rốn thì mùi hương the mát đặc trưng của tinh dầu sẽ tác động lên hệ thần kinh. Nhờ đó giúp giảm căng thẳng cơ bắp và tinh thần, đem lại cảm giác sảng khoái, dễ chịu, dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của việc sử dụng dầu gió chữa mất ngủ, nhưng việc sử dụng dầu gió để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ vẫn được nhiều người áp dụng và cảm thấy có thể ngủ ngon hơn.
Hướng dẫn cách chữa mất ngủ bằng dầu gió
Cùng ECO Pharma tìm hiểu 3 cách chữa mất ngủ bằng dầu gió đơn giản và hiệu quả tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
Xoa bóp lòng bàn chân bằng dầu gió trước khi đi ngủ
Lòng bàn chân là bộ phận chứa rất nhiều mao mạch và dây thần kinh liên kết chặt chẽ với nội tạng bên trong cơ thể con người . Do đó, việc sử dụng dầu nóng như dầu gió xoa bóp có tác dụng làm ấm lòng bàn chân khi trời trở lạnh, thư giãn cơ bắp, an thần, cải thiện tuần hoàn máu và tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Sau đây là hướng dẫn thực hiện cách chữa mất ngủ bằng dầu gió.
Bước 1: Chuẩn bị dầu gió
Chọn loại dầu gió được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên phù hợp với sở thích và làn da của bạn.
Bước 2: Làm sạch chân
Trước khi bắt đầu xoa bóp lòng bàn chân bằng dầu gió bạn cần phải làm sạch chân bằng nước ấm hoặc xà phòng dịu nhẹ. Sau đó, sử dụng khăn khô lau sạch lòng bàn chân.
Bước 3: Tiến hành massage
Nhỏ vài giọt dầu gió lên tay và xoa đều vào lòng bàn chân, kết hợp với các động tác massage nhẹ nhàng như xoa tròn, vuốt, bóp lòng bàn chân khoảng 15 phút trước khi đi ngủ. Trong quá trình massage bạn hãy hít thở sâu và thả lỏng cơ thể, tập trung xoa bóp vào các huyệt đạo để tăng cường lưu thông khí huyết.
Bước 4: Kết thúc
Xoa bóp lòng bàn chân xong bạn hãy sử dụng khăn sạch để lau phần dầu gió còn thừa trên chân để tránh bị trơn trượt khi di chuyển.
Thực hiện xoa bóp lòng bàn chân bằng dầu gió trước khi ngủ.
Thoa dầu gió lên rốn trước khi đi ngủ
Lỗ rốn là bộ phận rất nhạy cảm, vị trí nối liền 12 tĩnh mạch và chịu những tác động trực tiếp của các yếu tố bên ngoài lên cơ quan lục phủ ngũ tạng, da thịt gân cốt. Vì thế, nếu không được chăm sóc, vệ sinh, bảo vệ rốn cẩn thận và thay đổi thói quen ăn uống thì sẽ gây hại cho các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể.
Theo Y học cổ truyền, thoa dầu gió lên rốn trước khi ngủ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Các thành phần trong dầu gió như tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, hương nhu, tràm thường có tác dụng làm ấm cơ thể, kích thích các huyệt đạo, giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng thần kinh và dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu.
Ngoài ra, thoa dầu gió vào rốn còn giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, giữ ấm cơ thể và phòng ngừa các bệnh ho, sổ mũi, cảm cúm và nghẹt mũi.
Cách chữa mất ngủ bằng dầu gió lên rốn thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Chọn loại dầu gió phù hợp với làn da và sở thích của bạn. Các loại dầu gừng, bạc hà, hương thảo thường được sử dụng phổ biến.
Bước 2: Làm sạch lỗ rốn
Tắm rửa sạch sẽ và lau khô vùng rốn bằng khăn ấm để lỗ chân lông được giãn nở, giúp dầu gió thẩm thấu vào bên trong tốt hơn.
Bước 3: Thoa dầu và massage
Nhỏ một lượng nhỏ dầu gió lên lòng bàn tay, xoa đều lên vùng rốn. Kết hợp sử dụng các đầu ngón tay hoặc lòng bàn tay massage nhẹ nhàng từ rốn xuống bụng dưới theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ trong khoảng 5 phút – 10 phút.
Bước 4: Thư giãn và nghỉ ngơi
Thoa dầu và massage lỗ rốn xong thì bạn hãy nằm nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút – 30 phút để dầu gió thẩm thấu vào da, tác động đến cơ thể và phát huy tác dụng tốt nhất.
Thoa dầu gió lên rốn trước khi đi ngủ hỗ trợ trị mất ngủ hiệu quả.
Xoa dầu gió vào thái dương
Thoa dầu gió vào thái dương là cách giúp giảm đau đầu nhanh chóng và hiệu quả được nhiều người áp dụng từ xưa đến nay. Thành phần tinh dầu bạc hà và tinh dầu tràm trong dầu gió có tác dụng làm mát, giảm sưng và giảm đau. Khi thoa lên thái dương, tinh dầu sẽ thẩm thấu qua da, tác động lên các dây thần kinh và mạch máu, giúp giảm đau nhức và mang lại cảm giác thư giãn.
Cách thực hiện trị mất ngủ bằng dầu gió như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Chọn loại dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu tràm. Đồng thời, bạn cần phải xác định chính xác vị trí của thái dương trước khi bắt đầu thực hiện, thái dương là phần xương lõm ở hai bên đầu, ngay trên tai.
Bước 2: Thoa dầu và massage
Đầu tiên bạn hãy nhỏ vài giọt dầu gió vào đầu ngón tay, sau đó xoa hai đầu ngón tay vào nhau để làm ấm dầu. Dùng hai đầu ngón tay đặt vào thái dương và kết hợp massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để lưu thông khí huyết, an thần, giảm đau đầu.
Bước 3: Thư giãn và nghỉ ngơi
Sau khi xoa dầu gió vào phần thái dương, bạn hãy nhắm mắt lại, hít thở sâu và thư giãn trong khoảng từ 10 phút – 15 phút.
Xoa dầu gió vào thái dương là cách chữa mất ngủ bằng dầu gió được nhiều người áp dụng.
Những tác dụng khác của dầu gió đối với sức khỏe
Bên cạnh tác dụng chữa mất ngủ, giảm sưng, giảm đau nhức mỏi thì dầu gió còn được sử dụng để chữa những chứng bệnh thông thường như:
- Giảm ho, thông mũi, sổ mũi: Tinh dầu bạc hà và tràm trong dầu gió có tác dụng làm thông đường hô hấp, giảm nghẹt mũi và long đờm. Khi cảm thấy khó thở, sổ mũi hoặc ho, bạn có thể thoa một lượng nhỏ dầu gió lên ngực và cổ. Lưu ý tránh tiếp xúc với mắt và mũi.
- Chữa cảm lạnh, cảm cúm: Dầu gió giúp làm ấm cơ thể, giảm đau nhức và thông mũi, hỗ trợ điều trị các triệu chứng của cảm lạnh và cúm.
- Nhức đầu: Các loại tinh dầu thảo mộc tự nhiên trong dầu gió có tác dụng làm mát và giảm đau, hiệu quả trong việc giảm đau đầu căng thẳng hoặc đau đầu do thay đổi thời tiết.
- Giảm buồn nôn: Mùi thơm the mát của dầu gió giúp làm dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn và chóng mặt khi bị say xe. Bạn có thể hít nhẹ mùi dầu gió hoặc thoa một lượng nhỏ vào cổ tay, rốn, nhân trung hoặc thái dương để giảm buồn nôn.
- Giữ ấm cơ thể: Dầu gió giúp làm ấm cơ thể rất tốt đặc biệt trong những ngày thời tiết lạnh. Thoa dầu lên lòng bàn chân, cổ và ngực để giữ ấm cơ thể, tăng lưu thông máu.
- Đau bụng do đầy hơi, khó tiêu, lạnh bụng: Thành phần methyl salicylate trong dầu gió có tác dụng giảm đau và chống viêm. Khi bị đau bụng do đầy hơi, khó tiêu hoặc lạnh bụng, bạn có thể massage nhẹ nhàng vùng bụng với dầu gió để giảm đau và tăng cường tiêu hóa.
- Phòng tránh đột quỵ nhiệt: Những ngày trời lạnh trước khi ra ngoài bạn có thể thoa một ít dầu gió lên phần nhân trung để làm ấm cơ thể, giúp phòng tránh sốc nhiệt do quá lạnh.
- Giảm cân: Thoa dầu gió vào lỗ rốn sẽ giúp tống hơi lạnh và ẩm ra khỏi cơ thể, điều hòa khí huyết và thúc đẩy trao đổi chất, hỗ trợ các cơ quan trong dạ dày hoạt động ổn định.
Dùng dầu gió nhiều có tốt không?
Mặc dù dầu gió mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Kích ứng da: Metyl salicylat có thể gây kích ứng da, ngứa, rát, nổi mụn nước hoặc thậm chí gây bỏng rộp da, rối loạn thân nhiệt nếu sử dụng quá nhiều hoặc thoa trên diện tích da lớn.
- Tổn thương hệ hô hấp: Tinh dầu thảo dược trong dầu gió giúp thông mũi nhưng nếu sử dụng quá liều sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi, họng, gây ho, khó thở và tổn thương đường hô hấp.
- Nguy cơ ngộ độc: Hấp thu eucalyptol và camphor có trong dầu gió quá nhiều qua phần da bị trầy xước hoặc vô tình nuốt phải khoảng 1 gram dầu gió sẽ gây ngộ độc, khó thở, co giật, hôn mê và thậm chí tử vong.
Dùng dầu gió nhiều sẽ gây kích ứng da, tăng nguy cơ ngộ độc.
Những lưu ý khi dùng dầu gió chữa mất ngủ
Khi sử dụng dầu gió chữa mất ngủ bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Không sử dụng dầu gió cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
- Phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mãn tính nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Ưu tiên lựa chọn loại dầu gió có thành phần tự nhiên, chứa tinh dầu thảo dược như bạc hà, tràm, cam thảo, hương thảo, hoa oải hương hoặc các loại tinh dầu có tác dụng thư giãn. Những loại dầu gió này có mùi hương dễ chịu, giúp bạn cảm thấy thoải mái và thư thái. Tránh chọn loại dầu có mùi quá nồng hoặc gây kích ứng.
- Một ngày không được sử dụng dầu gió nhiều hơn 4 lần, sau khi bôi dầu gió phải rửa tay thật sạch để tránh dính vào da mặt, mắt gây kích ứng.
- Không nên thoa quá nhiều dầu gió lên da, chỉ cần một lượng nhỏ vừa đủ, kết hợp massage nhẹ nhàng lên thái dương, vùng cổ hoặc lòng bàn chân.
- Dầu gió gây cay mắt và kích ứng niêm mạc do đó cần tránh tiếp xúc với mắt, mũi miệng, vết thương hở.
- Để không bị dị ứng hoặc kích ứng bạn hãy thử sử dụng dầu nhỏ trên một phần da nhỏ trước khi sử dụng.
- Thoa dầu gió trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để cơ thể có thời gian hấp thụ và thư giãn.
- Dầu gió có thể gây rát da, kích ứng da nếu sử dụng quá nhiều.
- Nếu cảm thấy khó thở hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác, hãy ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ.
- Dầu gió chữa mất ngủ chỉ hiệu quả đối với những trường hợp mất ngủ cấp tính, do đó nếu mất ngủ do tâm lý, các vấn đề về sức khỏe hoặc bệnh lý khác thì bạn hãy đi đến bệnh viện thăm khám, điều trị kịp thời.
- Sử dụng dầu gió chỉ nên được coi là phương pháp hỗ trợ thêm giúp bạn ngủ ngon hơn.
Mỗi ngày chỉ nên bôi dầu gió từ 3 lần – 4 lần, sau khi thoa phải rửa tay sạch với nước.
Một số mẹo khác cải thiện mất ngủ
Ngoài chữa mất ngủ bằng dầu gió, bạn cũng có thể tham khảo áp dụng một số mẹo cải thiện tình trạng mất ngủ sau đây:
- Tạo môi trường ngủ lý tưởng: Phòng ngủ tối, yên tĩnh, sạch sẽ và ngăn nắp, sử dụng rèm cửa màu tối để chặn ánh sáng từ bên ngoài. Lựa chọn đệm, gối và chăn mềm mại, thoải mái, nâng đỡ cơ thể để có giấc ngủ sâu hơn.
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một khung giờ mỗi ngày. Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ ít nhất khoảng 1 giờ – 2 giờ. Không ăn quá no, uống caffeine và rượu hoặc tập thể dục quá sát với giờ đi ngủ.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp cơ thể sản xuất endorphin – hormone giúp giảm stress, lo âu, tạo cảm giác thư giãn và cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng hơn.
- Thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho giấc ngủ: Bổ sung thực phẩm giàu tryptophan (thịt gà tây, sữa, phô mai, trứng, các loại hạt, cá hồi, đậu), thực phẩm giàu carbohydrate phức hợp (yến mạch, bánh mì nguyên cám, gạo lứt, bắp), thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (chuối, bơ, các loại hạt, rau lá xanh) sẽ giúp cơ thể sản xuất serotonin, tiền chất của melatonin – hormone giúp điều hòa giấc ngủ.
- Thư giãn, giảm căng thẳng trước khi đi ngủ: Tắm nước ấm, nghe nhạc không lời hoặc những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, đọc sách, ngồi thiền, tập yoga sẽ giúp giảm căng thẳng và lo âu, giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
- Xông tinh dầu trong phòng ngủ: Hương thơm từ các loại tinh dầu như oải hương, hoa nhài, cam ngọt có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu, thư giãn tinh thần.
- Uống trà thảo dược: Các loại trà thảo dược như trà tâm sen, trà cúc la mã, trà lạc tiên, trà hoa hòe có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường giấc ngủ sâu.
Chữa mất ngủ bằng dầu gió là phương pháp hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ đơn giản, dễ thực hiện được nhiều người áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả, bạn nên kết hợp với việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, giảm căng thẳng và tạo một môi trường ngủ lý tưởng.