13 cách nấu hạt sen chữa mất ngủ mà không phải ai cũng biết
Hạt sen không chỉ là một nguyên liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe mà còn được biết đến với công dụng chữa mất ngủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng hạt sen chữa mất ngủ như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu đúng hơn về cách trị mất ngủ bằng hạt sen.
Hạt sen là gì?
Hạt sen, có tên khoa học Nelumbinis semen, là loại hạt từ cây sen. Cây sen là loại thực vật thủy sinh, thuộc họ Nelumbonaceae. Hạt sen được dùng rộng rãi trong ẩm thực và dược liệu ở nhiều nước như Thái Lan, Nepal, Ấn Độ, Việt Nam,… Trong Y học cổ truyền Việt Nam, tất cả các bộ phận của cây sen đều được sử dụng làm thuốc.
Hạt sen là loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất dinh dưỡng. Các hoạt chất trong hạt sen có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư, bảo vệ gan, chống viêm, hạ đường huyết,…
Hạt sen được sử dụng nhiều trong thực phẩm và y học
Hạt sen chữa mất ngủ như thế nào?
Trong Đông y, hạt sen còn được gọi là liên nhục, có tính bình, vị ngọt và thường được dùng để bồi bổ cơ thể, dưỡng tâm, ích thận, an thần và chữa mất ngủ. Một số bài thuốc Đông y chữa mất ngủ thường kê hạt sen hoặc tim sen khô nhằm tăng độ hiệu quả chữa trị triệu chứng.
Trong một số nghiên cứu khác, hạt sen chứa các chất chống oxy hóa, magie và tryptophan. Hoạt chất tryptophan là loại axit amin có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp hormone giấc ngủ như serotonin và melatonin. Từ đó, cải thiện tình trạng mất ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.
Cách nấu hạt sen chữa mất ngủ
Hạt sen có mùi thơm, vị ngọt bùi và dễ ăn nên thường được sử dụng để chế biến trong nhiều món ăn từ ngọt đến mặn. Các món ăn an thần dễ ngủ này giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và tình trạng mất ngủ hiệu quả. Dưới đây là một số cách nấu hạt sen chữa mất ngủ mà bạn có thể tham khảo:
1. Chè hạt sen
Chè hạt sen là món ăn tráng miệng có mùi thơm nhẹ và giúp kích thích vị giác của người bệnh bị mất ngủ do kén ăn.
Chuẩn bị nguyên liệu: 200gr hạt sen, đường phèn.
Cách thực hiện:
- Cho hạt sen vào nước nấu trên lửa nhỏ cho đến khi chín mềm.
- Cho đường vào khuấy nhẹ đến khi tan hết thì tắt bếp.
Cách dùng: Ăn chè sen khoảng 2 lần trong tuần để cải thiện tình trạng mất ngủ.
Cách nấu chè hạt sen chữa mất ngủ vô cùng đơn giản
2. Chè hạt sen long nhãn
Theo Đông y, long nhãn có vị ngọt, tính bình, ấm, không chứa độc, có tác dụng bồi ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần. Món chè long nhãn cùng với hạt sen có tác dụng chữa mất ngủ, khí huyết bất túc, hồi hộp, suy giảm trí nhớ và bồi bổ cơ thể.
Chuẩn bị nguyên liệu: 100gr hạt sen, long nhãn, đường phèn.
Cách thực hiện:
- Ninh nhừ hạt sen với một chút nước, sau đó cho thêm long nhãn vào nấu thêm khoảng 15 phút.
- Cho thêm đường, khuấy nhẹ cho tan hết rồi tắt bếp.
Cách dùng: Nên dùng khi còn ấm.
3. Chè hạt sen táo đỏ
Theo Đông y, táo đỏ có vị ngọt, tính âm, có tác dụng bình vị khí, ích khí, cường lực, dưỡng huyết và an thần. Còn theo y học hiện đại, táo đỏ chứa nhiều vitamin C, các chất chống oxy hóa có tác dụng loại bỏ gốc tự do, cải thiện sức khỏe tim mạch, làm dịu hệ thần kinh và giúp não bộ được thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Dưới đây là cách nấu hạt sen chữa mất ngủ với táo đỏ:
Chuẩn bị nguyên liệu: 100gr hạt sen, long nhãn, táo đỏ và đường phèn.
Cách thực hiện:
- Ngâm hạt sen để làm mềm, loại bỏ tim sen vì có thể gây đắng.
- Cho hạt sen, táo đỏ và long nhãn vào nồi. Cho thêm nước để ninh nhừ cho đến khi hạt sen bở ra.
- Cho thêm đường và nấu cho đến khi đường tan thì tắt bếp.
Món chè hạt sen táo đỏ hỗ trợ chữa mất ngủ
4. Canh sườn hầm hạt sen
Ngoài các món ngọt, bạn cũng có thể chế biến hạt sen thành món ăn mặn để ăn hàng ngày. Hạt sen hầm thịt giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Chuẩn bị nguyên liệu: 200gr sườn heo, hạt sen, gia vị.
Cách thực hiện:
- Hạt sen loại bỏ tim, rửa sạch và ngâm mềm với nước.
- Sườn heo chặt thành từng miếng nhỏ, trụng sợ với nước sôi, rửa sạch để ráo nước.
- Cho sườn vào nồi nấu khoảng 30 phút, sau đó cho hạt sen vào hầm cho đến khi cả hai nguyên liệu chín mềm.
- Nêm gia vị vừa ăn, tắt bếp.
5. Trứng gà hạt sen
Trứng gà được coi là siêu thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất có hàm lượng cao và dễ hấp thu, tốt cho sức khỏe. Kết hợp trứng gà với hạt sen vừa giúp hỗ trợ trị mất ngủ vừa giúp bồ bổi sức khỏe.
Chuẩn bị nguyên liệu: 30gr hạt sen, trứng gà, rượu, đường.
Cách thực hiện:
- Nấu hạt sen chín nhừ, thêm trứng gà và rượu vào khuấy đều.
- Cho thêm đường sao cho vừa miệng, khuấy tan hoàn toàn và tắt bếp.
Cách dùng: Ăn trước khi ngủ lúc còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trứng gà có thể kết hợp với hạt sen để chế biến thành món ăn chữa mất ngủ
6. Cháo hạt sen
Thêm một món ăn đơn giản có thể bổ sung hàng ngày mà cơ thể vẫn có thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất có trong hạt sen. Món cháo sen phù hợp với người bị rối loạn tiêu hóa hoặc suy nhược cơ thể.
Chuẩn bị nguyên liệu: 250gr hạt sen tươi, 200gr thịt nạc băm, 140gr gạo tẻ, 65gr gạo nếp, hành tím, hành lá và dầu ăn.
Cách thực hiện:
- Sơ chế các nguyên liệu. Xay nhỏ thịt heo, cắt nhỏ hành và bỏ phần tim sen.
- Cho 1 lít nước, ½ thìa muối và hạt sen vào nồi ninh cho đến khi hạt sen mềm.
- Cho gạo tẻ và gạo nếp vào ninh đến khi gạo chín nhừ.
- Phi thịt heo cùng với hành tim cho thơm. Sau đó cho vào nồi cháo.
- Nên nếm gia vị và đun thêm 5 phút. Tắt bếp và bỏ thêm hành lá để thưởng thức.
Bài thuốc dùng hạt sen chữa mất ngủ
Ngoài các cách chế biến hạt sen thành các món ăn, các bài thuốc cổ truyền sử dụng hạt sen cũng mang đến nhiều hiệu quả và thích hợp với người lớn tuổi bị mất ngủ, suy nhược cơ thể, căng thẳng, mệt mỏi, ăn không ngon. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
Bài thuốc 1
Một số dược liệu như táo nhân, phụ thần, cam thảo đất,… thường được dùng trong y học cổ truyền, có tác dụng an thần và cải thiện sức khỏe tổng thể. Sắc thành thuốc và uống hàng ngày giúp người bệnh dễ vào giấc hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu: Đẳng sâm, hoàng kỳ, táo nhân, phục thần, hạt sen, trần bì, cam thảo đất,… Liều lượng theo kê đơn của thầy thuốc.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị dược liệu.
- Cho vào ấm, đổ nước vào 6 – 7 bát nước.
- Đun trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn khoảng 3 bát nước thì dừng.
Cách dùng: Dùng hết trong ngày.
Bài thuốc 2
Bạn có thể dùng tim sen khô hãm với nước nóng để uống hàng ngày.
Chuẩn bị nguyên liệu: Tim sen khô, nước nướng.
Cách thực hiện:
- Tráng qua tim sen với nước nóng.
- Cho nước nóng mới vào hãm thành trà.
Cách dùng: Uống hàng ngày. Lưu ý, công thức này không phù hợp với người không thích vị đắng.
Trà tim sen khô có công dụng hỗ trợ cải thiện mất ngủ
Bài thuốc 3
Bạn có thể tham khảo công thức trị mất ngủ bằng hạt sen với các dược liệu dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu: 30gr bách hợp, 15gr hạt sen, 12gr mạch môn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi, đổ nước sạch vào sắc trên lửa nhỏ 1 – 2 tiếng để các dưỡng chất ra hết.
- Chắt lấy phần nước để uống, bỏ bã. Có thể cho thêm đường để dễ uống hơn.
Cách dùng: Uống sau bữa ăn.
Bài thuốc 4
Công thức kết hợp hạt sen chữa mất ngủ với ngân nhĩ và đại táo giúp người bệnh an thần, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu: Ngân nhĩ, đại táo, hạt sen.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nguyên liệu.
- Sắc lấy nước để uống.
Cách dùng: Uống hết trong ngày. Nên uống khi còn ấm.
Bài thuốc 5
Bài thuốc dạng viên hoàn với thành phần hoài sơn, sâm bố và hạt sen trị mất ngủ. Dưới đây là công thức tham khảo:
Chuẩn bị nguyên liệu: Hoài sơn, hạt sen, sâm bố.
Cách thực hiện:
- Đem nguyên liệu tán thành bột.
- Cho mật ong vào trộn đều, nặn thành viên hoàn.
Cách dùng: Mỗi ngày uống khoảng 20 – 30gr thuốc.
Bài thuốc hạt sen chữa mất ngủ cùng với sâm bố và hoài sơn.
Bài thuốc 6
Một bài thuốc hạt sen chữa mất ngủ dạng viên hoàn khác được nhiều người sử dụng bạn có thể tham khảo là hạt sen kết hợp với thảo quyết minh, sao đen.
Chuẩn bị nguyên liệu: Thảo quyết minh, sao đen, hạt sen. Mỗi vị dược liệu 40gr.
Cách thực hiện:
- Đem các thảo dược tán thành bột mịn.
- Thêm hồ để nặn thành viên.
Cách dùng: Mỗi ngày sử dụng khoảng 20gr, chia làm 2 lần để cải thiện chứng mất ngủ.
Bài thuốc 7
Bài thuốc hạt sen chữa mất ngủ mà bạn có thể tham khảo thực hiện theo công thức sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: Đậu đen, lá dâu, thục địa, hạt sen, vỏ cây núc nác.
Cách thực hiện:
- Sao chín các thảo dược.
- Giã nhuyễn, cho thêm đường để nặn thành viên.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng khoảng 20gr, chia làm 2 lần.
Lưu ý khi dùng hạt sen trị mất ngủ
Khi sử dụng hạt sen trị mất ngủ, bạn cần chú ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tốt:
- Nên sử dụng hạt sen tươi để nguyên vẹn dưỡng chất và hương vị thơm ngon, tươi mát. Bạn có thể dùng hạt sen khô nếu không mua được loại tươi, nên chọn mua ở những nơi bán uy tín để đảm bảo an toàn và chất lượng.
- Nếu phát hiện hạt sen bị nhiễm nấm mốc, bạn không nên sử dụng, vì lúc này hạt sen thường chứa nhiều độc tố gây hại đến sức khỏe.
- Kiên trì sử dụng vì hiệu quả chữa mất ngủ bằng hạt sen cần mất vài tuần mới cảm nhận được.
- Nếu tình trạng mất ngủ không cải thiện sau khoảng một tháng dùng hạt sen, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp. Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính, cần nhiều thời gian để điều trị hơn.
- Đối với người có tiền sử bệnh tim, huyết áp thấp cần thận trọng khi sử dụng hạt sen. Trong lúc sử dụng, nếu huyết áp giảm đột ngột hoặc tim đập nhanh, bạn cần ngưng sử dụng hạt sen ngay.
- Kết hợp bổ sung các tinh chất thiên nhiên như Blueberry và Ginkgo Biloba có tác dụng hoạt huyết, trung hòa gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não. Nhờ đó, giúp cải thiện tình trạng mất ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Tác dụng khác của hạt sen với sức khỏe
Hạt sen thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe với nhiều lợi ích. Ngoài khả năng cải thiện tình trạng mất ngủ, hạt sen còn có những tác dụng khác như:
- Chống oxy hóa: Hạt sen chứa nhiều chất oxy hóa, có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây hại và ngăn ngừa phản ứng stress oxy hóa như axit galic, axit chlorogen, epicatechin. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng, chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng ở nhiều khía cạnh của sức khỏe và bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư và tiểu đường loại 2. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong hạt sen cũng hỗ trợ giảm viêm cho những tình trạng như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, bệnh vẩy nến và bệnh viêm ruột.
- Cân bằng đường huyết: Một vài nghiên cứu cho thấy hạt sen có tác dụng hỗ trợ quản lý lượng đường trong máu. Một nghiên cứu trên chuột bị tiểu đường được bổ sung chiết xuất từ hạt sen cho kết quả, chỉ số đường huyết được cải thiện và ghi nhận có sự gia tăng một số enzyme chống oxy hóa khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ mới thực hiện trên động vật với chiết xuất hạt sen đậm đặc. Do đó, cần nhiều nguyên cứu chứng minh chính xác ảnh hưởng của hạt sen đến lượng đường trong máu con người khi sử dụng với liều lượng thông thường.
- Chống lão hóa: Hạt sen được chứng minh có các đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ do chứa các chất axit amin có khả năng chống lão hóa như glutamine, cystine, arginine và methionine. Cụ thể, glutathione được dùng để sản xuất proline, loại axit amin có trong collagen nhằm tăng độ đàn hồi cho da. Methionine và arginine cũng tham gia vào quá trình sản xuất creatine, một hợp chất khác đã được chứng minh là có tác dụng chống lão hóa. Từ đó, cải thiện sức khỏe làn da và làm chậm các dấu hiệu lão hóa.
- Hỗ trợ giảm cân: Bổ sung hạt sen vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp tăng cường khả năng hấp thu protein và chất xơ, hai thành phần quan trọng trong quá trình giảm cân. Đặc biệt, protein được chứng minh có tác dụng làm giảm cảm giác thèm ăn và điều chỉnh sự thèm ăn. Trong khi đó, chất xơ được tiêu hóa chậm, giúp cảm thấy no lâu hơn. Một vài nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, chất xơ có thể liên quan đến việc giảm mỡ bụng. Tuy vậy, cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tác dụng giảm cân của hạt sen.
- Điều hòa huyết áp: Hạt sen chứa nhiều khoáng chất như magie, kali, natri có tác dụng cân bằng huyết áp ở chỉ số cân bằng. Thêm vào đó, hạt sen có khá nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh tăng huyết áp nhẹ đến trung bình và cũng ngăn ngừa hoạt động tiền tăng huyết áp.
Các cách chữa mất ngủ tại nhà phổ biến khác
Bên cạnh sử dụng hạt sen trị mất ngủ, bạn cũng có thể kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hoặc thực hiện các phương pháp chữa mất ngủ tại nhà khác. Một số cách hỗ trợ giảm tình trạng mất ngủ:
- Tạo môi trường ngủ thoải mái, phòng tối, yên tĩnh và mát mẻ.
- Xây dựng thói quen ngủ và thức dậy trong cùng một khung giờ mỗi ngày.
- Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
- Tránh ngủ trưa quá nhiều hoặc ngủ quá muộn.
- Không sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ hoặc sau chiều tối.
- Tập thể dục thường xuyên nhưng tránh tập quá gần giờ đi ngủ.
- Thực hành các biện pháp thư giãn đầu óc như đọc sách, tắm với nước ấm, nghe nhạc nhẹ, tập yoga, thiền định, ngâm chân hoặc massage.
- Tránh ăn quá no trước khi đi ngủ. Uống đủ nước mỗi ngày.
- Có thể uống một số loại trà hỗ trợ giấc ngủ như trà hoa cúc, tra tam thất,…
Câu hỏi liên quan
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan về cách chữa mất ngủ bằng hạt sen:
1. Hạt sen có thực sự hiệu quả trong việc chữa mất ngủ?
Hạt sen từ lâu đã được dùng như một bài thuốc chữa mất ngủ và bồi bổ sức khỏe cho người bị suy nhược, mệt mỏi hoặc nóng trong dẫn đến mất ngủ. Tuy nhiên, hạt sen chỉ có tác dụng chữa mất ngủ với các trường hợp mới khởi phát, mất ngủ cấp tính. Với người bị mất ngủ nặng, mất ngủ mãn tính hoặc do bệnh lý, hạt sen thường không mang lại hiệu quả.
2. Sử dụng hạt sen chữa mất ngủ có tác dụng phụ gì không?
Hạt sen là loại dược liệu lành tính với hầu hết mọi người, tuy nhiên vẫn có một số tác dụng phụ nếu bạn sử dụng sai cách:
- Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa: Sử dụng quá nhiều hạt sen có thể làm tắt đường tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy hơi, táo bón,…
- Mất cân bằng điện giải: Hạt sen chứa nhiều chất xơ, nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tràn dịch tiểu và gây mất cân bằng điện giải.
- Gây dị ứng: Một số người bị dị ứng với hạt sen có thể xuất hiện những dấu hiệu như phát ban, khó thở, sưng môi, ngứa ngáy, buồn nôn,…
3. Liều lượng sử dụng hạt sen chữa mất ngủ?
Hiện tại chưa có một liều lượng chính xác dùng hạt sen chữa mất ngủ mà tùy thuộc vào những yếu tố dưới đây:
- Mức độ mất ngủ.
- Cách sử dụng hạt sen để chế biến.
- Thể trạng cụ thể.
- Nguyên nhân gây nên mất ngủ.
Để biết được liều lượng hạt sen có thể dùng hàng ngày, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y.
Nhiều người dùng hạt sen chữa mất ngủ và nhận thấy hiệu quả rõ rệt sau vài tuần. Theo đó, bạn có thể dùng hạt sen để chế biến thành các món ăn hấp dẫn bồi bổ cơ thể hoặc sắc thuốc để uống hàng ngày. Ngoài ra, bạn nên kết hợp luyện tập thể thao, xây dựng thói quen ngủ và bổ sung thêm các tinh chất thiên có tác dụng đẩy lùi các gốc tự do, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu tình trạng mất ngủ không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp.