Kỷ niệm 55 năm thành lập Khoa Bộ Môn Thần Kinh – Học Viện Quân Y 103 vào các ngày 30/3/2015 – 31/3/2015

ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN VÀ ACID FOLIC

HUYẾT TƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO

BS.CKI. Nguyễn Văn Tuấn*                      

* Khoa Đột quỵ – Bệnh viện 103

Tóm tắt

Khái quát và mục tiêu: Tăng nồng độ homocystein máu là yếu tố nguy cơ (YTNC) mới của đột quỵ não. Tuy nhiên ảnh hưởng của tình trạng giảm acid folic với homocystein và đột quỵ nhồi máu não (ĐQNMN) thì chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam. Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ homocystein với acid folic huyết tương trên bệnh nhân ĐQNMN.

Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng trên 50 bệnh nhân ĐQNMN, tuổi trung bình của nhóm ĐQN là 64,06 ± 12,40; tỷ lệ nam/nữ = 1,45. Nhóm chứng có 54 ca.

Kết quả: Nồng độ homocystein trung bình là 20,44 ± 11,15µmol/l, cao hơn nhóm chứng (13,99 ± 4,81µmol/l), với p<0,001. Nồng độ acid folic trung bình là 8,38 ± 3,78ng/l, thấp hơn nhóm chứng (11,46 ± 5,49ng/l) với p<0,001. Tăng nồng độ homocystein huyết tương >15µmol/l là nguy cơ gây ĐQNMN với OR = 3,65 và (95% CI: 1,63 – 8,19), p<0,01. Giảm nồng độ acid folic huyết tương < 9,2 nmol/l là nguy cơ gây ĐQNMN với OR = 2,55 và (95% CI: 1,16 – 5,62), p<0,05. Có sự tương quan nghịch mức độ yếu giữa nồng độ homocystein với nồng độ acid folic theo phương trình:Y = 27,109 – 0,795 X; với r = -0,282 và P < 0,05.

Kết luận: Có mối liên quan giữa giảm nồng độ acid folic với tăng nồng độ homocystein máu trên bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não.

Từ khóa: Đột quỵ nhồi máu não, homocystein, acid folic.

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Homocystein được Butz và Vigneaud mô tả lần đầu tiên  năm 1932. Năm 1969, McCully đã mô tả bệnh lý mạch máu trong những bệnh nhân này, bao gồm sự gia tăng nhanh cơ trơn, tiến triển của hẹp động mạch cảnh, và sự biến đổi của cầm máu. Sau đó các nghiên cứu đã chứng minh có sự kết hợp phổ biến giữa tăng homocystein máu trung bình với bệnh mạch máu. Homocystein được xác định là YTNC mới của bệnh tim mạch và đột quỵ não. Trong máu homocystein tự oxy hóa tạo thành những sản phẩm có tính oxy hóa mạnh như hydrogen peroxid và superoxid. Các sản phẩm có tính oxy hóa mạnh gây rối loạn chức năng nội mạc mạch máu, kích thích sự tăng sinh của tế bào cơ trơn mạch máu, thúc đẩy peroxid hóa lipid và oxy hóa cholesretol-LDL[3],[8],[12].

Trong chu trình chuyển hóa homocystein, vai trò của vitamin B12 , vitamin B6. và acid folic là coenzym để xúc tác các enzym tham gia vào chuỗi phản ứng hóa dáng homocystein thành cystein (vitamin B6) hoặc thành methionin (vitamin B12. và acid folic). Tăng nồng độ homocystein máu có thể do khiếm khuyết về mặt di truyền: thiếu men CBS, thiếu hụt đồng hợp tử N5, N10 MTHFR, thiếu methionin synthase hoặc rối loạn chuyển hoá vitamin B12; hoặc do thiếu dinh dưỡng (một hoặc cả ba vitamin B12 , vitamin Bvà acid folic). Đây là nhóm nguyên nhân hay gặp chiếm tới 2/3 số trường hợp. Ngoài ra tăng homocystein có thể gặp trong suy thận, suy gan, suy tuyến giáp, ung thư; dùng một số thuốc chống động kinh…[3].

Screenshot 2015-03-31 09.43.45

Sơ đồ chuyển hóa homocystein ở gan

Tại Việt Nam ít có nghiên cứu về nồng độ homocystein và mối liên quan với 3 vitamin nhóm B trên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Đánh giá nồng độ homocystein và acid folic huyết tương của hai nhóm nghiên cứu. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ homocystein với acid folic huyết tương trên bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1.1. Đối tượng nghiên cứu

1.1.1. Nhóm bệnh:50 bệnh nhân lần đầu tiên bị ĐQNMN, mắc bệnh trong  2 tuần đầu của bệnh. Điều trị nội trú tại các khoa Đột quỵ não – Bệnh viện 103, từ 8/2013 đến 4/2014.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:

Lâm sàng theo tiêu chuẩn lâm sàng của Tổ Chức Y tế Thế Giới (TCYTTG,1989) [2]. Cận lâm sàng dựa vào hình ảnh CLVT có hình ảnh NMN.

Tiêu chuẩn loại trừ. Bệnh lý gây tăng nồng độ homocystein máu như ung thư, bệnh vẩy nến nặng, suy giáp, suy gan, ghép tạng, suy thận mạn. Bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, thiểu năng động mạch vành, tắc động mạch ngoại vi, phình bóc tách động mạch. Các bệnh lý gây ĐQNMN: hẹp van hai lá, bệnh lý tim bẩm sinh, nhồi máu do phình động mạch não. Huyết khối tĩnh mạch sâu, bệnh moyamoya, bệnh takayasu, bệnh loạn sản xơ cơ, nhồi máu não do co thắt mạch. Đang sử dụng một số thuốc chống động kinh (phenytoin, carbamazepin); chống ung thư. 

1.1.2. Nhóm chứng:  Gồm 54 đối tượng chọn ngẫu nhiên khỏe mạnh, hoặc bị tăng huyết áp, đái tháo đường chưa có biến chứng tim mạch. Bệnh nhân điều trị tại khoa Tim mạch, khoa Thần kinh – Bệnh viện 103. Tiến hành trong cùng thời gian với nhóm bệnh, sau khi đã hiệu chỉnh về tuổi, giới, tăng huyết áp, đái tháo đường.

1.2. Phương pháp nghiên cứu

Dùng phương pháp nghiên cứu phân tích bệnh-chứng và mô tả cắt ngang. Thống kê và phân tích số liệu trên phần mềm thống kê SPSS. 18.0; Epi Info 3.2.4 và Epical 2000.

Phương pháp định lượng nồng độ homocystein máu:

Định lượng nồng độ homocystein máu lúc đói theo kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang phân cực (FPIA = Fluorescence Polarization Immunoassay) với bộ kít IMx Homocystein của hãng Abbott. Chạy trên máy AU 400 – Beckman Coulter – Olympus của Nhật Bản năm 2007, tại Khoa Sinh hoá – Bệnh viện 103. Kết quả: Nồng độ homocystein trung bình được xác định 8,2 µmol/L với một chuỗi sắp xếp từ 3,7 đến 13,9 µmol/L [1].

Dựa trên nồng độ homocystein máu lúc đói, Khang và cs. phân chia tình trạng tăng homocystein máu thành ba mức độ: Mức độ tăng vừa 16 -30 µmol/L, mức độ tăng trung gian 31- 100 µmol/L, mức độ tăng cao >100 µmol/L [1],[3].

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

            2.1. Đặc điểm chung

            2.1.1 Đặc điểm phân bố về tuổi

Biểu đồ 2.1: So sánh nhóm tuổi của hai nhóm nghiên cứu

Screenshot 2015-03-31 10.00.32

Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 64,06 ± 12,40. Không có khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng về  nhóm tuổi. Nhóm tuổi trên 50 chiếm đa số với 87,1%.

2.1.2. Đặc điểm phân bố về giới tính

Bảng 2.1: Đặc điểm về giới tính

Giới, BMI Nhóm NC Nhóm chứng Cộng P
Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %
Nam 32 59,2 15 30 47 P<0,01
Nữ 22 40,8 35 70 57
Tổng 54 100 50 100 104

Nhận xét: Nhóm nghiên cứu gặp tỷ lệ nam/nữ là 1,45 và nhóm chúng tỷ lệ nam/nữ là 0,42, sự khác nhau về giới tính giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê.

2.2. Đặc điểm phân bố các YTNC của nhóm chứng và nhóm nghiên cứu.

Biểu đồ 2.2: So sánh các yếu tố nguy cơ giữa hai nhóm

Screenshot 2015-03-31 10.09.23

Nhận xét: Tỷ lệ gặp các YTNC ở cả hai nhóm là tương đương nhau. Nhóm nghiên cứu thì tăng huyết áp là YTNC hay gặp nhất chiếm 51,8%, tiếp theo là cholesterol (35,1%) và giảm HDL-cholesterol (30,8%).

2.3. Nồng độ homocystein và acid folic huyết tương.

2.3.1.      Nồng độ homocystein huyết tương theo tuổi

Bảng 2.2: Bảng nồng độ homocystein huyết tương theo nhóm tuổi

Phân nhóm tuổi Nhóm NC

(+ 1SD)Nhóm chứng

(+ 1SD)Chỉ số PTuổi TB(n=54)

20,44 ±11,15(n=50)

13,99±4,81P< 0,001< 50 tuổi(n=7)

19,38 ±5,62(n=7)

11,98±5,85P< 0,0550 – 70(n=29)

16,90 ±5,89(n=33)

14,16 ±4,42P<0,05>70 tuổi(n=18)

26,54±16,06(n=10)

14,48 ± 5,46P<0,05PP<0,05P<0,05

Nhận xét: Nồng độ homocystein trung bình của nhóm nghiên cứu cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê, và có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi với p<0,05.

2.3.2. Nồng độ homocystein theo giới tính

                Bảng 2.3: Nồng độ homocystein theo giới tính

Giới Nhóm NC

(+ 1SD)Nhóm chứng

(+ 1SD)PNam(n=32)

20,63 ± 11,33(n=15)

14,74 ± 5,88P >0,05Nữ(n=22)

20,15 ± 11,05(n=35)

13,68 ± 4,33P <0,01pP >0,05P >0,05

Nhận xét: Nhóm nghiên cứu thì nồng độ homocystein cao hơn nhóm chứng, tuy nhiên chỉ ở nữ thì khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

2.3.3. Nồng độ acid folic huyết tương theo nhóm tuổi

Bảng2.4: Bảng nồng độ acid folic huyết tương theo tuổi

Phân nhóm tuổi Nhóm NC

(+ 1SD)Nhóm chứng

(+ 1SD)Chỉ số PTuổi TB(n=54)

8,38 ±3,78(n=50)

11,46±5,49P <0,001

< 50 tuổiN = 7

8,40 ±3,10N = 7

12,32 ±6,40P >0,0550 – 70N = 29

8,92 ±4,51N=33

10,65 ± 5,52P >0,05>70N=18

7,50 ±2,53N=10

13,53 ± 5,56P <0,001PP>0,05p>0,05

Nhận xét: Nồng độ acid folic ở nhóm nghiên cứu là 8,38 ±3,78, thấp hơn so với nhóm chứng (11,46±5,49), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

2.3.4. Nồng độ acid folic huyết tương theo giới tính

Bảng 2.5: Nồng độ acid folic theo giới tính

Giới Nhóm NC

(+ 1SD)Nhóm chứng

(+ 1SD)PNam(n=32)

7,22 ± 2,69(n=15)

10,21 ±6,71P <0,05Nữ(n=22)

9,91 ± 4,62(n=35)

11,99 ±4,89P >0,05PP<0,05P>0,05

Nhận xét: Nồng độ acid folic ở nam giới trong nhóm nghiên cứu thấp hơn nữ giới có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

2.4. Đánh giá nguy cơ đột quỵ của tăng nồng độ homocystein và giảm nồng độ acid folic huyết tương

Bảng 2.6: Tỷ xuất chênh (OR) với điểm cắt homocystein >15µmol/l.

Mức homocystein Nhóm NC

(N=54)Nhóm chứng

(N=50)PORChi-square95% CI>15µmol/l.3768,51836,0P=0,00263,659,051,63-8,19≤ 15µmol/l.1731,53264,0

Nhận xét: Với nồng độ homocystein  >15µmol/l, thì  OR = 3,65 với [95% CI; (1,63 – 8,19)], có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Bảng 2.7: OR với điểm cắt acid folic < 9,2 ng/ml và <6,8ng/ml.

Mức

acid folicNhóm NC

(N=54)Nhóm chứng

(N=50)PORChi-square95% CI<9,2 ng/ml.3463,02040,00,0312,554,601,16-5,62≥ 9,2 ng/ml.2037,03060,0< 6,8 ng/ml2037,0918,00,0302,683,781,08 – 6,65≥ 6,8 ng/ml3463,04182,0

Nhận xét: Acid folic huyết tương < 9,2 nmol/l, thì  OR = 2,55 với [95% CI; (1,16 – 5,62)], có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

2.5. Mối liên quan giữa nồng độ homocystein với acid folic huyết tương

Phương trình tương quan tuyến tính giữa sự biến đổi nồng độ homocystein theo sự thay đổi nồng độ acid folic như sau: Y = 27,109 – 0,795 X

Có sự tương quan nghịch mức độ yếu có ý nghĩa thống kê giữa tăng nồng độ homocystein với giảm nồng độ acid folic huyết tương, (P < 0,05 và hệ số tương quan r = -0,282).

BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

– Phân bố bệnh nhân theo tuổi:  Tuổi trung bình của nhóm ĐQN là 64,06 ± 12,4; sự phân bố về tuổi giữa nhóm chứng và nhóm nghiên cứu (60,84 ± 10,6) khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Nhóm tuổi từ 50 đến 70 chiếm tỷ lệ cao nhất (53,7%) và tuổi trên 50 chiếm đa số với 87,1%. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả khác, đó là tuổi ĐQN cao thường trên 60 tuổi. Tác giả Nguyễn Văn Thông nghiên cứu trên 374 bệnh nhân NMN thấy tuổi trung bình là 66,9 ±11,44 [5]. Theo Nguyễn Minh Hiện và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 1026 ca đột quỵ nhồi máu não thì tuổi trung bình là 67,2 ± 12,6 và nhóm tuổi trên 50 là chủ yếu 90,9% [6].

– Phân bố bệnh nhân theo giới tính: Trong nhóm nghiên cứu tỷ lệ nam/nữ = 1,45. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây là ĐQN hay gặp ở nam giới hơn nữ giới. Theo Nguyễn Minh Hiện (2010) nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân NMN thì tỷ lệ là 1,31[6] . Theo Nguyễn Văn Thông thì tỷ lệ nam/nữ là 1,55/1 [5]. Do đặc điểm tâm sinh lý, các thói quen không tốt như hút thuốc lá, rượu bia, những áp lực công việc… làm gia tăng tỷ lệ tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, vữa xơ động mạch… đó là những YTNC của đột quỵ não, do vậy nam hay bị đột quỵ nhiều hơn nữ giới.

3.2. Nồng độ homocystein và acid folic huyết tương của nhóm đột quỵ và nhóm chứng

3.2.1. Nồng độ homocystein theo tuổi và giới: 

Nồng độ homocystein trung bình ở nhóm nghiên cứu là 20,44 ±11,15, cao hơn hẳn nhóm chứng (13,99±4,81) với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Các nhóm tuổi khác nhau thì nồng độ homocystein đều tăng cao hơn so với nhóm chứng với p<0,05. Nồng độ homocystein ở bệnh nhân đột quỵ tăng theo nhóm tuổi, đặc biệt nhóm tuổi trên 70 có nồng độ trung bình cao nhất (26,54±16,06). Nồng độ homocystein ở nam giới 20,63 ± 11,33 và nữ giới là 20,15 ± 11,05, sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Với nữ giới bị đột quỵ thì nồng độ homocystein cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Theo Nguyễn Đức Hoàng (2005), nghiên cứu trên 108 bệnh nhân ĐQN tai Huế cho thấy: Nồng độ homocystein máu tăng dần theo tuổi ở cả hai giới, có sự khác biệt giữa hai giới (p<0,05) ở nhóm tuổi 51-70. Nồng độ homocystein máu trung bình ở nhóm bệnh nhân ĐQN (17,27+7,48) mmol/L cao hơn nhóm chứng (10,79+2,73) mmol/L (p<0,001). Nồng độ Homocystein máu ở nhóm bệnh nhân nhồi máu não (17,98+8,83)mmol/L cao hơn nhóm chảy máu não (16,58+5,91) mmol/L (p>0,05)[3]. Theo Cao Phi Phong (2005) nghiên cứu trên 220 bệnh nhân đột quỵ NMN tại Thành phố Hồ Chí Minh, tuổi trung bình 60,71±11,9 và 230 ca chứng. Kết quả thấy mức homocystein trung bình trong nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (13,28±5,59 so với 9,67±3,07 với p<0,01) [4]. Nghiên cứu của J Perry, H Refsum và cộng sự (1995), thực hiện tại Anh với nhóm bệnh nhân đột quỵ NMN là 107 với đặc điểm tuổi trung bình 54,0 ±5,0. Nồng độ homocystein trung bình 13,7 cao hơn so với nhóm chứng 11,9 với p<0,05 [10]. Theo Moghaddasi và CS (2010) nghiên cứu trên 80 BN đột quỵ NMN và 60 chứng ở Iran, kết quả: nồng độ homocystein nhóm ĐQN là 21,1 ± 9,8 μmol/l, nhóm chứng là 13,5 ± 3,2 μmol/l [7].

Như vậy nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả trên là nhóm bệnh nhân ĐQN thì nồng độ homocystein cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên ở các nghiên cứu khác nhau thì nồng độ homocystein trung bình thì khác nhau. Sự khác biệt ở đây có thể do đặc điểm dịch tễ ở các vùng và các nước khác nhau, do độ tuổi của các nghiên cứu khác nhau và do tiêu chuẩn của các phòng thí nghiệm khác nhau.

3.2.2. Nồng độ acid folic phân bố theo tuổi và giới

Nồng độ acid folic trung bình ở nhóm NC (8,38 ±3,78) thấp hơn nhóm chứng (11,46±5,49) có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Không thấy có sự khác biệt theo phân nhóm tuổi ở từng nhóm nghiên cứu và nhóm chứng. Nhưng ở nhóm tuổi trên 70 thì nồng độ acid folic ở nhóm đột quỵ thấp hơn hẳn nhóm chứng (7,50 ±2,53 so với 13,53 ± 5,56) có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (bảng 3.11). Nồng độ acid folic ở nam giới (7,22 ± 2,69),thấp hơn nữ giới (9,91 ± 4,62) ở trong cùng nhóm bệnh nhân bị ĐQN và thấp hơn ở nhóm không bị đột quỵ  (10,21 ±6,71), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (bảng 2.4). Vậy nồng độ acid folic ở nam thấp hơn nữ liệu có liên quan với tỷ lệ đột quỵ ở nam cao hơn nữ, chúng ta cần có những nghiên cứu riêng về vấn đề này.

Moghaddasi và CS (2010) nghiên cứu trên 80 BN đột quỵ NMN ở Iran cho thấy: nồng độ acid folic nhóm ĐQN là 6,8 ± 4,5 ngl/ml, thấp hơn nhiều so với nhóm chứng (12,2 ± 3,0 ng/ml) [7]. Như vậy nồng độ acid folic ở nhóm bệnh giảm rất rõ rệt so với nhóm chứng, mặc dù ở những nước rất xa nhau, khác nhau văn hóa và thói quen sinh hoạt.

3.3. Đánh giá nguy cơ đột quỵ của tăng nồng độ homocystein và giảm nồng độ acid folic huyết tương

Nồng độ homocystein huyết tương >15µmol/l thì ở nhóm NC có 68,5% số người bệnh có phơi nhiễm, cao hơn nhóm chứng (36,0%),  sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 và tỷ suất chênh OR = 3,65 với khoảng tin cậy [95% [CI], 1,63 – 8,19]. Theo Nguyễn Đức Hoàng (2005), tỷ suất chênh homocystein máu ở bệnh nhân ĐQN tăng dần theo tứ phân vị của nhóm chứng. Nồng độ homocystein máu càng tăng tỷ suất chênh nguy cơ ĐQN càng cao (p<0,001). Chọn điểm cắt tăng homocystein >15 μmol/l thì OR = 11,8 với p<0,001 [3].Theo Cao Phi Phong (2005), tỷ suất chênh homocystein >15 μmol/l là 5,29 (95% CI; 2,40-11,64; p<0,001). Tác giả kết luận tăng homocystein mức độ vừa là YTNC độc lập của đột quy NMN [4]. Như vậy kết quả của chúng tôi gần tương đương với hai nghiên cứu trên, và phù hợp với y văn rằng tăng homocystein máu là YTNC độc lập của đột quỵ não.

Mức giảm acid folic huyết tương dưới 9,2 nmol/l, thì nhóm NC gặp tỷ lệ giảm acid folic là 63,0%  cao hơn nhóm chứng (40%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và tỷ suất chênh OR = 2,55 với [95% [CI], 1,16 – 5,62] (bảng 3.13 và 3.14). Với điểm cắt acid folic <6,8ng/ml thì tỷ suất chênh OR= 2,68 với [95% (CI): 1,08-6,65]; có giá trị thống kê với p<0,001. Theo nghiên cứu của Wayne H.Giles và cộng sự (1995) khi nghiên cứu thuần tập trên 2167 người Mỹ tình nguyện có nồng độ acid folic ≤ 9,2nmol/l, theo dõi trong 13 năm xem tỷ lệ xuất hiện đột quỵ thiếu máu là bao nhiêu. Nghiên cứu kết luận rằng nồng độ acid folic ≤ 9,2nmol/l có thể là nguy cơ của đột quỵ NMN (nguy cơ tương đối [RR], 1,37; 95% CI; 0,82-2,29), đặc biệt người da đen (RR là 3,6 với  95% CI; 1,02 – 12,71) [12]. Nghiên cứu của Ka He và cộng sự (Mỹ – 2004), tác giả nghiên cứu mối liên hệ giữa acid folic, vitamin B6 và vitamin B12 với nguy cơ đột quỵ ở nam giới. Sau 14 năm theo dõi, kết quả cho thấy tăng nồng độ acid folic có liên quan với giảm nguy cơ ĐQNMN ở nam giới (RR là 0,7 với khoảng tin cậy 95% CL, 0,52-0,96 và p<0,05) [8]. Theo Lu-chen Weng và CS (2008), nghiên cứu thuần tập ở Đài Loan về nguy cơ ĐQNMN có liên quan với tình trạng acid folic và chế độ ăn uống không. Sau 10,6 năm theo dõi kết quả cho thấy chế độ ăn giảm acid folic có liên quan với nguy cơ đột quỵ NMN (HR=1,82; 95% CL: 1,2-2,76) [13]. Theo Jyrki K. Virtanena và CS (2005), nghiên cứu thuần tập đánh giá về nồng độ acid folic và homocystein máu và nguy cơ đột quỵ ở Phần Lan, theo dõi trong 9,6 năm. Kết quả cho thấy tăng nồng độ homocystein huyết thanh có liên quan với nguy cơ tăng tất cả các thể đột quỵ và đột quỵ NMN ở đàn ông trung niên Phần Lan, đồng thời nồng độ acid folic cao có tác dụng bảo vệ chống lại đột quỵ não [11].

Thật vậy, nghiên cứu của chúng tôi và của các tác giả nước ngoài đều cho thấy giảm nồng độ acid folic có liên quan rõ rệt đến nguy cơ ĐQNMN. Không những vậy, tỷ lệ gặp giảm acid folic và tăng homocystein rất cao (63,0% và 68,5%), cao hơn tỷ lệ gặp các YTNC cổ điển đã được biết rất rõ là tăng huyết áp (51,8%), tăng cholesterol (35,1%), giảm HDL-cholesterol (30,8%), tăng LDL-cholesterol (23,0%), tăng triglyceride (22%) và đái tháo đường 11,1% (biểu đồ: 2.2).

3.4. Sự liên quan giữa nồng độ homocystein với acid folic.

Phương trình tương quan tuyến tính giữa sự biến đổi nồng độ homocystein theo sự thay đổi nồng độ acid folic như sau:Y = 27,109 – 0,795 X. Có sự tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ homocystein với nồng độ acid folic huyết tương (hệ số Pearson với P < 0,05). Hệ số tương quan r = -0,282; đây là tương quan nghịch mức độ yếu. Nghĩa là khi nồng độ acid folic huyết thanh giảm thì có thể gây nên tăng nồng độ homocystein huyết tương. Sở dĩ có sự tương quan yếu vì tăng nồng độ homocystein phụ thuộc vào năm nhóm nguyên nhân  [3]. Mặt khác trong chuyển hóa homocystein có sự tham gia của vai trò vitamin B12, vitamin b6 và acid folic, nên chỉ thiếu nguyên acid folic mà các vitamin b12, vitamin b6 vẫn đảm bảo thì nồng độ homocystein cũng ít bị thay đổi.

Theo Lu-chen Weng và CS (2008), nghiên cứu thuần tập ở Đài Loan về nguy cơ ĐQNMN. Kết quả thấy có mối liên quan giữa nồng độ acid folic và homocystein là có ý nghĩa thống kê với r= -0,2 và p< 0,0001 [13]. Theo Ling Hao và cộng sự (2006), nghiên cứu đánh giá về tình trạng tăng homocystein ở người lớn liên quan với tình trạng giảm acid folic, vitamin B12 và Vitamin B6 trên người Trung Quốc. Tăng homocystein máu có liên quan với giảm nồng độ acid folic <6,8 nmol/l là 12%, nếu kết hợp giảm cả acid folic và Vitamin B12 thì tăng homocystein >16μmol/l là 9% [9].

Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả khác trong khu vực. Đó là có sự tương quan nghịch mức độ vừa giữa giảm acid folic gây tăng nồng độ homocystein máu. Mặt khác nếu uống bổ xung acid folic thì làm giảm nồng độ homocystein máu và giảm được nguy cơ đột quỵ não.

 

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 54 bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não và 50 chứng. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

– Tuổi trung bình của nhóm ĐQN là 64,06 ± 12,40; tỷ lệ nam/nữ = 1,45.

– Nồng độ homocystein trung bình ở nhóm nghiên cứu là 20,44 ±11,15, cao hơn nhóm chứng (13,99±4,81), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

– Nồng độ acid folic trung bình ở nhóm nghiên cứu là 8,38 ±3,78, thấp hơn nhóm chứng (11,46±5,49) có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Nồng độ acid folic ở nam giới (7,22 ± 2,69),thấp hơn nữ giới (9,91 ± 4,62), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

– Tăng nồng độ homocystein huyết tương >15µmol/l là nguy cơ gây ĐQNMN với OR = 3,65 và (95% CI; 1,63 – 8,19), p<0,01.

– Giảm nồng độ acid folic huyết tương < 9,2 nmol/l là nguy cơ gây ĐQNMN với OR = 2,55 và (95% CI: 1,16 – 5,62), p<0,05. Nồng độ acid folic <6,8ng/ml thì OR= 2,68 và (95% CI: 1,27-2,24), p<0,05.

– Có sự tương quan nghịch mức độ yếu giữa sự biến đổi nồng độ homocystein theo sự thay đổi nồng độ acid folic:Y = 27,109 – 0,795 X; với P < 0,05 vàr = -0,282.

Assess levels of plasma homocysteine ​​and folate

in patients with ischemic stroke

Abstract

Background and purpose: Increased blood homocysteine ​​concentrations is a new risk factor of stroke. However, how the effect of folate cause to reduce homocysteine concentrations ​​and related with ischemic stroke when study so rare in Vietnam. Objective: Finding out the relationship between plasma homocysteine concentrations ​​with folate in patients ischemic stroke.

Methods: Case-control study of 50 patients with ischemic stroke, the average age of the group cases was 64.06 ± 12.40; ratio of male / female = 1.45. The control group had 54 cases.

Results:The average concentration of homocysteine ​​was 20.44 ± 11.15µmol/l, higher than the control group (13.99 ± 4.81µmol/l), with p <0.001. The average concentration of folate was 8.38 ± 3.78ng/l, lower than the control group (11.46 ± 5.49ng/l) with p <0.001. Increased plasma homocysteine ​​ concentrations >15μmol / l were the risk factor of ischemic

 

stroke with OR = 3.65 (95% CI: 1.63 to 8.19), p <0.01. Reduced plasma folate concentrations <9.2 nmol / l were the risk factor of ischemic stroke with OR = 2.55 (95% CI: 1.16 to 5.62), p <0.05. There was a weak negative correlation between the level of homocysteine ​​with folate plasma concentrations according to the equation: Y = 27.109-.795X; with r = -0.282 and P <0.05.

Conclusions: Reduced levels of folic acid are associated with increased blood levels of homocysteine ​​in patients with ischemic stroke.

Keyword: Ischemic stroke, homocysteine, folate..

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

  1. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương (2013), “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng”, Nhà xuất bản Y học, tr 314-315.
  2. Nguyễn Văn Chương (2005), Thực hành lâm sàng thần kinh học, tập 3, Nhà xuất bản Y học, tr 7-73.
  3. Nguyễn Đức Hoàng (2005), “Nghiên cứu nồng độ homocysteine máu, yếu tố nguy cơ mới của tai biến mạch máu não tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, luận văn tiến sỹ Y học.
  4. Cao Phi Phong (2005), “ Mối quan hệ giữa tăng homocysteine huyết tương và nhồi máu não”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 9, phụ bản của số 1, tr 127-132.
  5. Nguyễn Văn Thông (2010), “Đánh giá hiệu quả điều trị 1162 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não tại Trung tâm đột quỵ – Bệnh viện Quân đội 108. Tạp chí Y dược học lâm sàng 108 , tập 5 số đặc biệt tháng 10/2010, tr 13-24.
  6. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Minh Hiện, Phạm Thị Thanh Hòa (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh CT sọ não trên bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não”. Tạp chí Y dược học lâm sàng, Bệnh viện TW Quân đội 108, số đặc biệt tháng 10/2010, tr162-169.
  7. +++Moghaddasi M1, Mamarabadi M, Mirzadeh S, Freydoonnejad AA, Razjouyan H (2010). Homocysteine, vitamin B12 and folate levels in Iranian patients with ischemic stroke. Neurol Res. 2010 Nov;32(9):953-6. doi: 10.1179/016164110X12644252260475. Epub 2010 Apr 30.
  8. He K1Merchant ARimm EBRosner BAStampfer MJWillett WCAscherio A (2004). Folate, vitamin B6, and B12 intakes in relation to risk of stroke among men. Stroke. 2004 Jan;35(1):169-74. Epub 2003 Dec 11.
  9. Ling Hao, Jing Ma, Jianghui Zhu, Meir J. Stampfer, Yihua TianWalter C. Willett, and Zhu Li. High Prevalence of Hyperhomocysteinemia in Chinese Adults Is Associated with Low Folate, Vitamin B-12, and Vitamin B-6 Status. Revision accepted: November 26, 2006. © 2007 American Society for Nutrition.
  10. Perry IJ, Refsum H, Morris RW, Ebrahim SB, Ueland PM, Shaper AG. Prospective study of serum total homocysteine concentration and risk of stroke in middle-aged British men.  Lancet.1995;346:1395-1398. PubMed.
  11. Jyrki K. Virtanena, Sari Voutilainena, Pertti Happonenb, Georg Alfthanc, Jari Kaikkonend, Jaakko Mursua, Tiina H. Rissanena,George A. Kaplane, Maarit J. Korhonenb, Juhani Siveniusf, Jukka T. Salonena,d (2005). Serum homocysteine, folate and risk of stroke: Kuopio Ischaemic Heart Disease Risk Factor (KIHD) Study.
  12. Wayne H. Giles, MD, MS; Steven J. Kittner, MD, MPH; Robert F. Anda, MD, MS; Janet B. Croft, PhD; Michele L. Casper, PhD (1995). Serum Folate and Risk for Ischemic Stroke. First National Health and Nutrition Examination Survey Epidemiologic Follow-up Study. Copyright © 1995 by American Heart Association.
  13. Weng LC1Yeh WTBai CHChen HJChuang SYChang HYLin BFChen KJPan WH (2008). Is ischemic stroke risk related to folate status or other nutrients correlated with folate intake? Stroke. 2008 Dec;39(12):3152-8. doi: 10.1161/STROKEAHA.108.524934. Epub 2008 Nov 6.